1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đưa người lao động
1.3.4. Đối tượng thụ hưởng chính sách
Đối tượng thụ hưởng chính sách ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách. Khi đối tượng thụ hưởng chính sách có hiểu biết về pháp luật, chính sách thì cơng tác thực hiện sẽ dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho q trình thực thi chính sách; ngược lại nếu khơng có sự hợp tác của đối tượng cũng như trình độ nắm bắt văn bản pháp luật và chính sách của đối tượng cịn hạn chế sẽ gây khó khăn cho cơng tác triển khai, phổ biến, thực thi chính sách, chính sách khó có thể đạt được mục tiêu. Nhìn chung, NLĐ có nhiều đặc điểm khác nhau, trình độ khác nhau địi hỏi cơng tác quản lý cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp tùy vào từng đối tượng vì vậy phải tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của họ.
Nhận thức của NLĐ: Nhận thức của NLĐ đi làm việc ở nước ngồi có
ảnh hưởng nhất định đến kết quả thực thi chính sách. Nếu NLĐ khơng nhận 31
thức được tầm quan trọng của việc làm đối với bản thân, họ sẽ không quan tâm và chủ động tham gia thụ hưởng chính sách. Và khi đối tượng thụ hưởng chính sách khơng tham gia chính sách thì chính sách đó chắc chắn khơng đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, việc xây dựng và thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng cần sự phối hợp của NLĐ. Nếu NLĐ khơng có mong muốn đi làm việc ở nước ngồi, tự thỏa mãn với thu nhập, cơng việc hiện có thì chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi khơng có
ý nghĩa với họ.
Khả năng tiếp cận chính sách của NLĐ: Phần lớn NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài xuất thân từ các vùng nông thôn, miền núi, khu vực có trình độ dân trí thấp, vì vậy khả năng tiếp cận với chính sách cũng thấp hơn so với NLĐ thuộc ở khu vực thành thị, nơi có mặt bằng trình độ dân trí cao hơn. Do đó, kiến thức, kĩ năng, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội nông thôn là các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi. Ngồi ra, trình độ chun mơn và tay nghề của NLĐ cũng có ảnh hưởng lớn tới kết quả thực thi chính sách. Cùng là đối tượng thụ hưởng chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi, nhưng nếu như NLĐ có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sẽ dễ dàng được lựa chọn tuyển dụng hơn; trong khi đó, NLĐ chưa qua đào tạo sẽ rất khó tận dụng được các ưu đãi chính sách dành cho họ.
1.3.5. Nguồn lực cho cơng tác thực thi chính sách
1.3.5.1. Nguồn lực tài chính
Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất có yếu tố quyết định đến hiệu quả thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi. Để triển khai chính sách một cách đồng bộ và có hiệu quả, địi hỏi các cơ quan, ban, ngành cần chuẩn bị đầy đủ nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính để thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm: Quỹ Quốc gia về
32
việc làm, nguồn vốn giải quyết việc làm địa phương ủy thác qua NHCSXH; kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;… Nếu Chính phủ và các địa phương có đủ tiềm lực về tài chính, chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sẽ được thực hiện đầy đủ, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu năng lực tài chính hạn hẹp, chính sách sẽ bị co nhỏ lại, đối tượng thụ hưởng chính sách bị thu hẹp hoặc lợi ích từ chính sách phải giảm bớt. Như vậy, hiệu quả thực thi chính sách sẽ thấp và không đạt được như mục tiêu đã đề ra khi hoạch định chính sách.
1.3.5.2. Nguồn nhân lực
Bên cạnh yếu tố về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực để thực thi chính sách cũng là yếu tố rất quan trọng và khơng thể thiếu trong thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi. Con người đóng vai trị trung tâm trong thực thi chính sách, ngồi cán bộ, cơng chức thì việc phối hợp với các lực lượng khác, đặc biệt các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội là những nhân tố góp phần quan trọng vào thành quả của thực thi chính sách. Thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sẽ thuận lợi hơn, đạt được mục tiêu đề ra khi nhận được sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội bởi vì nguồn lực của Nhà nước hạn chế trong khi đối tượng lao động cần việc làm trong xã hội rất lớn. Để đạt được các mục tiêu chính sách, địi hỏi chính quyền các cấp phải chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nếu nguồn nhân lực để thực thi chính sách thiếu và mỏng, khơng thể đảm bảo rằng chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sẽ được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng. Bên cạnh đó, nếu nguồn nhân lực thực thi chính sách khơng có trình độ chun mơn phù hợp, khơng được đào tạo, tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ thực thi chính sách, hiệu quả triển khai thực thi chính sách sẽ khơng cao.
33
Như vậy, có thể thấy rằng thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi khơng đơn giản bởi vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có bản chất của vấn đề chính sách, hệ thống pháp luật chính sách, nguồn lực, đối tượng hưởng thụ chính sách, chủ thể thực thi chính sách. Những nhân tố này có thể làm cho q trình thực thi chính sách thuận lợi hoặc cũng có thể khơng thực hiện được như mong muốn. Do đó khi thực thi chính sách cần quan tâm đến các yếu tố này để đảm bảo chính sách đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.3.6. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước
Đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt, chịu sự tác động trực tiếp bởi tình hình kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước. Nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của nhiều mặt đời sống xã hội như sự bùng nổ của khoa học cơng nghệ, số hóa được ưu tiên, xu thế tồn cầu hóa, xung đột dân tộc, tơn giáo, chiến tranh biên giới… Những biến động này cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc
ở nước ngồi, địi hỏi việc ban hành và thực thi chính sách phải được triển khai một cách phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, đặc biệt là tại những nước tiếp nhận lao động Việt Nam.
1.4. Kinh nghiệm về thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và giá trị tham khảo
1.4.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Năm 2019, tỉnh Nghệ An đã đưa 13.662 lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng. Với thành tích này, Nghệ An tiếp tục là tỉnh dẫn đầu cả nước về cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong
34
nhiều năm. Đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho NLĐ. Để đạt được kết quả như vậy, Nghệ An đã không ngừng thay đổi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Giúp người lao động nâng cao nhận thức, nắm chắc thông tin thị trường lao động nước ngồi, thơng tin về các doanh nghiệp đủ năng lực pháp lý để hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi và chủ động phịng tránh thiệt hại cho người lao động.
Thứ hai, phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố làm tốt vai
trò tham mưu với UBND cùng cấp triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để mọi đối tượng được thụ hưởng chính sách kịp thời và chính xác.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác cho NLĐ vay vốn cho người đi làm việc ở
nước ngồi. Ngân hàng CSXH, ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn chuẩn bị nguồn vốn, thông báo rộng rãi, phổ biến rõ các thủ tục để vay vốn ưu đãi đến NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ tư, các huyện miền núi như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong
phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài triển khai tuyển chọn lao động tại các huyện nghèo để đi làm việc ở nước ngoài, tạo điều kiện tốt nhất để lao động là người dân tộc thiểu số được tiếp cận và thụ hưởng chính sách.
35
Thứ năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh cải tiến nội dung,
phương thức đào tạo sát yêu cầu thị trường lao động, chú trọng dự báo các biến động của thị trường, những yêu cầu mới về trình độ NLĐ trong cuộc cách mạng 4.0 để đào tạo những ngành nghề trọng điểm, đúng nhu cầu của người sử dụng lao động.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là địa phương tiêu biểu về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2016-2020 là 8.798 lao động, chủ yếu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, tăng hơn 7,7 lần so với giai đoạn 2011- 2015. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được tỉnh Đồng Tháp triển khai như sau:
Thứ nhất, tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện
thơng tin đại chúng, phát huy tối đa vai trị của phát thanh cơ sở; nội dung tuyên truyền phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về điều kiện, tiêu chuẩn khi tham gia làm việc ở nước ngoài; tuyên truyền vận động người dân bằng hình ảnh người thật, việc thật để NLĐ nhận thức đầy đủ và mạnh dạn đăng ký đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, đơn vị cung ứng lao động,
doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đảm bảo NLĐ an tâm khi xuất cảnh, bảo vệ an tồn trong q trình làm việc ở nước ngoài và được hỗ trợ, giới thiệu việc làm sau khi về nước.
Thứ ba, các đơn vị cung ứng lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi phối hợp thực hiện tốt cơng tác đào tạo 36
nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi, góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ trốn khỏi nơi làm việc và cư trú bất hợp pháp.
Thứ tư, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng, tạo điều kiện cho NLĐ, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về kinh tế được đi làm việc ở nước ngồi để có thu nhập cao, vươn lên làm giàu, thốt nghèo bền vững.
Thứ năm, lựa chọn thị trường lao động có chất lượng, ký kết thỏa thuận
hợp tác với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc để tăng cơ hội đi làm việc ở nước ngoài cho NLĐ trong tỉnh.
Thứ sáu, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện
công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cấp tỉnh và cấp huyện để thường xuyên chỉ đạo, điều hành hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh.
Thứ bảy, quán triệt nhất quán trong nhận thức và đồng bộ trong quá
trình thực hiện từ tỉnh đến cơ sở trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo tỉnh thể hiện sự linh hoạt, từ việc đề ra chương trình cho đến tạo điều kiện để kịp thời giúp đỡ NLĐ được xuất cảnh, nhất là chính sách hỗ trợ lao động vay tín chấp từ 90-100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Dân số tỉnh Hải Dương đứng thứ 7 trong cả nước, trung bình mỗi năm Hải Dương giải quyết việc làm cho 35.000 lao động, trong đó có 4.300 người
37
đi làm việc ở nước ngoài. Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua. Hoạt động thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh Hải Dương được thể hiện ở các nội dung sau:
Một là, cũng như nhiều tỉnh, thành khác, tỉnh Hải Dương xác định rõ
công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thông qua công tác này nhằm tạo việc làm cho lao động, tăng thêm thu nhập góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng trong q trình thực thi chính sách mà tỉnh Hải Dương đã gặt hái được những thành tựu nổi bật trong công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hai là, trên cơ sở các chủ trương, chính sách về đưa NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài đã được Nhà nước ban hành, tỉnh Hải Dương đã cụ thể hóa các chính sách đó bằng những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các đối tượng chính sách có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, quá trình quản lý các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được diễn ra thuận lợi.
Ba là, chính sách đào tạo nghề cho NLĐ để đi làm việc ở nước ngoài.
Tỉnh đã thực thi chính sách hỗ trợ 100% học phí cho đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho các đối tượng chính sách và 50% học phí cho đối tượng khác với trình độ đào tạo nghề sơ cấp hoặc dưới 03 tháng.
Bốn là, công tác thanh tra, giám sát hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài cũng được tỉnh rất chú trọng, quan tâm. Xác định việc thanh tra, giám sát là một hoạt động có vai trị quan trọng trong q trình thực thi chính sách, vì vậy tỉnh cũng đã thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra,
38
giám sát hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như