thông quan từ thực tiễn áp dụng ở Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Về việc thực hiện Luật Hải quan có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 năm 2015
Pháp luật về KTSTQ điều chỉnh các nội dung chính như: quy định chung về kiểm tra sau thông quan; các trường hợp kiểm tra sau thông quan; kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan; kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan; Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong
kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan; Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thơng quan.
Bên cạnh đó, pháp luật về kiểm tra sau thông quan được thể hiện một số nội dung tại pháp luật về thuế và các pháp luật khác có liên quan như pháp luật thương mại, pháp luật tài chính - ngân hàng, pháp luật về xử lý vi phạm, pháp luật khiếu nại, pháp luật tố tụng hành chính, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự....
2.3.2. Pháp luật về kiểm tra sau thơng quan từ 2015 đến 2020
Các văn bản pháp luật hải quan về kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn này gồm:
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ
01/01/2015, luật quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thay thế các Nghị định: số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; số87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế; số 06/2003/NĐ-CP ngày
22 tháng 01 năm 2003 quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập
định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời, nghị định này bãi bỏ Khoản 2 Điều 4, Điều 6, Điều 7, Khoản 5 Điều 25, Điều 50 Nghị định số 83/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; bãi bỏ Quyết định số 65/2004/QĐ- TTg ngày 19 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chun trách phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thơng quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thơng tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015. Riêng điểm đ.2 khoản 1, điểm
đ khoản 4 Điều 42; khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 133; Điều 135 Thơng tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế có hiệu lực (từ ngày 01/01/2015). Cách xác định tiền chậm nộp đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/01/2015 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này. Thông tư này bãi bỏ: Thông tư số 94/2014/TT-BTC ngày 17/7/2014 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng; Thông tư số 22/2014/TT-BTC
ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Thông tư số 128/2013/TT-BTC
ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Thơng tư 39/2015/TT-BTC ngày 1/4/2015 quy định về trị giá hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; gồm 3 chương, 3 mục và 27 Điều, đã thay thế các văn bản: Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010, Thông tư số 29/2014/TT-BTC ngày 26/2/2014, Quyết định số 30/2008/QĐ- BTC ngày 21/5/2008, Thông tư số 182/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012, Quyết định số 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008. Một số điểm mới chính của Thơng tư như sau:
- Sửa đổi quy định về phương pháp phân bổ các khoản điều chỉnh
cộng, điều chỉnh trừ: Thông tư 205/2010/TT-BTC trước đây mới chỉ quy định phương pháp phân bổ cho phí vận tải, phí bảo hiểm và khoản trợ giúp theo thứ tự ưu tiên, trong trường hợp các khoản điều chỉnh tính chung cho các mặt hàng. Hiện nay, Thơng tư 39/2015/TT-BTC đã quy định phân bổ cho các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ trong trường hợp các khoản điều chỉnh khơng tách riêng cho từng mặt hàng mà tính chung cho nhiều mặt hàng và người khai hải quan được lựa chọn phương pháp phân bổ phù hợp (trị giá, số lượng, trọng lượng hoặc thể tích).
- Sửa đổi quy định hàng hóa đã sử dụng tại Việt Nam chuyển đổi mục
đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng khơng chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế: Tại Thơng tư 205/2010/TT-BTC tất cả hàng hóa đều xác định trị giá tính thuế theo giá trị cịn lại. Tuy nhiên, Thơng tư 39/2015/TT-BTC chỉ áp dụng quy định này cho hàng hóa là ơ tơ, xe máy đã sử dụng tại Việt Nam chuyển đổi mục đích sử dụng, cịn các hàng hóa khác
chuyển đổi mục đích sử dụng thì trị giá hải quan là giá thực tế phải thanh toán được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này.
- Sửa đổi quy định hàng hố nhập khẩu khơng có hợp đồng mua bán
hàng hóa hoặc khơng có hóa đơn thương mại theo hướng khơng chia nhỏ như quy định tại Thông tư 205 mà quy định thống nhất theo nguyên tắc người khai hải quan tự kê khai trị giá hải quan, trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo khơng phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan.
- Sửa đổi mẫu tờ khai trị giá từ 6 mẫu xuống còn 2 mẫu (mẫu 1 áp
dụng cho phương pháp trị giá giao dịch, mẫu 2 áp dụng cho 5 phương pháp xác định trị giá còn lại) và đối tượng khai báo tờ khai trị giá theo hướng hàng hóa nhập khẩu là đối tượng phải khai tờ khai trị giá, loại trừ một số trường hợp không phải khai báo tờ khai trị giá:
+ Hàng hóa thuộc đối tượng khơng chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
+ Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai đủ thơng tin trị giá trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống thơng quan điện tử VNACCS và Hệ thống tự động tính trị giá hải quan;
+ Hàng hóa nhập khẩu khơng có hợp đồng mua bán hoặc khơng có
hóa đơn thương mại.
Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 về việc ban hành quy
trình kiểm tra sau thơng quan. Quy trình này quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc từ thu thập thông tin, xác định đối
tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các cơng việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, cơng chức/nhóm cơng chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Nguyên tắc áp dụng:
Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra sau thông quan.
Các đơn vị khi thực hiện kiểm tra sau thơng quan có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thông tin với các đơn vị trong ngành hải quan, đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lắp, không gây phiền hà cho người khai hải quan. Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định.
Lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm tra có trách nhiệm: bảo mật thơng tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan/Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông/Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan/Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
Thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công việc chủ động thường xuyên hàng ngày của cơng chức/nhóm cơng chức được giao thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thông quan để đảm bảo phân tích theo dõi, đánh giá phân loại người khai hải quan có hồ sơ đã được thơng quan tại Chi cục (đối với Chi cục Hải quan), người khai hải quan nằm trong địa bàn quản lý (đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan).
Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan; tại khâu sau thơng quan, nghị định này bổ sung quy định mới, đơn giản thủ tục hành chính, khi miễn kiểm tra sau thơng quan tại trụ sở cơ quan hải quan đối với DN ưu tiên. Quy định này, khắc phục được tình trạng DN ưu tiên cũng bị kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan (theo NĐ 08) đối với các tờ khai hải quan trong thời gian 60 ngày, dẫn đến trường hợp có DN một năm bị kiểm tra sau thông quan nhiều lần và liên tục.
Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Sửa đổi, bổ sung một số
điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thơng tư này gồm 5 Điều (Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư 38/2015/TT-BTC; Điều 2 các nội dung bãi bỏ; Điều 3 Điều khoản chuyển tiếp; Điều 4 Trách nhiệm tổ chức thực hiện; Điều 5 Hiệu lực thi hành) và 5 Phụ lục có nhiều nội dung mới được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cũng như để phù hợp với sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan cũng như xử lý các vướng mắc, bất cập khi thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 về quản lý rủi ro trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, góp phần hồn thiện các quy định pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng thời nâng cao kiểm soát tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu. Thông tư bao gồm 5 chương, 34 điều quy định cụ thể các nội dung về: Thu thập, xử lý, quản lý thông tin quản lý rủi ro; Đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai
hải quan, phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Thông tư 25/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung Quy tắc
xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Những quy định của pháp luật về kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn này đã khắc phục được những điểm hạn chế, vướng mắc trong thời kỳ trước như giải quyết được một số nội dung mâu thuẫn giữa Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế trong thời gian từ 2006 đến 2014; đã đảm bảo sự minh bạch khi luật hóa quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại văn bản Luật. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, của cơng chức hải quan trong q trình thực hiện kiểm tra sau thơng quan.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, do kiểm tra sau thơng quan là lĩnh vực mới, nên q trình xây dựng luật vẫn cịn có một số vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng. Một số quy định pháp luật chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kiểm tra sau thông quan; thiếu vắng một số quy định thiết yếu cho việc thiết lập quan hệ kiểm tra sau thông quan và xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan hiện đại; vẫn cịn sự khơng thống nhất giữa Luật Hải quan và Luật quản lý thuế về trình tự thủ tục kiểm tra sau thông quan.
Trải qua 20 năm phát triển, tương ứng với các lần sửa đổi bổ sung của Luật Hải quan, nội dung pháp luật về KTSTQ được điều chỉnh theo hướng phù hợp với quy định pháp lý quốc tế, thống nhất đồng bộ với Luật trong nước và phù hợp với thực tiễn tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và yêu cầu cải cách của nền hành chính quốc gia, minh bạch về quyền lợi, trách
nhiệm của các bên tham gia trong quan hệ pháp luật về KTSTQ để đảm bảo việc thực thi và kiểm sốt trong q trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, pháp luật về KTSTQ hiện hành còn bộc lộ khá nhiều hạn chế cần được hoàn thiện. Mặt khác, bản thân sự vận động, phát triển của giao dịch thương mại quốc tế, yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại cũng luôn đặt ra cho pháp luật KTSTQ sự vận động để đảm bảo tính phù hợp. Việc nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về KTSTQ qua các giai đoạn phát triển là rất cần thiết cho quá trình xây dựng và định hướng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ thời gian tới.
2.3.3. Thành công của pháp luật về kiểm tra sau thông quan từ thực tiễn tại cục hải quan Thừa Thiên Huế tại cục hải quan Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, pháp luật về KTSTQ hiện hành thể hiện sự phù hợp điều