Pháp luật của Hàn Quốc về kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm tra sau thông quan từ thực tiễn cục hải quan thừa thiên huế (Trang 36 - 43)

1.3. Hệ thống về kiểm tra sau thông quan, pháp luật về kiểm tra sau thông

1.3.2. Pháp luật của Hàn Quốc về kiểm tra sau thông quan

Pháp luật kiểm tra sau thông quan là đặc trưng của Hải quan Hàn Quốc-một hệ thống hải quan hiện đại,vừa đảm bảo thông quan nhanh, đồng thời đảm bảo thu thuế chính xác. Pháp luật kiểm tra sau thơng quan được thực hiện trên các quy định về kiểm tốn hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của trị giá khai báo và khai báo thuế do người nộp thuế tự tính và khai báo với cơ quan hải quan,với những nội dung cụ thể sau:

Quy định về thời điểm kiểm toán: Việc kiểm tốn hải quan có thể được

tiến hành trước khi hàng hóa được thơng quan (kiểm tốn trước - pre-audit) hoặc sau khi hàng hóa được thơng quan (kiểm tốn sau - post - audit hoặc kiểm tra sau thông quan -post-clearanceaudit).

Kiểm toán trước được thực hiện vào thời điểm khai báo, nhằm xác

định tính chính xác của trị giá có thể được tính thuế và khai báo thuế do người nộp thuế tự tính. Các vấn đề cần được kiểm tra trong khâu kiểm tốn trước này là phân loại hàng hóa, thuế suất, trị giá tính thuế, thuế nội địa, hồn thuế. Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tốn trước được xác định là hàng được miễn thuế hoặc được thanh toán từng phần theo quy định của pháp luật Hải quan Hàn Quốc, hoặc hàng hóa có độ rủi ro cao như hàng hóa chậm nộp thuế, hàng hóa của chủ hàng có mức độ tuân thủ pháp luật kém, hàng hóa có bằng chứng nghi ngờ và xác định rằng việc kiểm tốn sau có thể khơng đủ hữu hiệu có ngun nhân từ ảnh hưởng của biến động giá cả quốc tế được thả nổi.

Kiểm toán sau được Hải quan Hàn Quốc áp dụng từ tháng 7 năm

1996, nhằm đối phó với tình trạng kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng vơ cùng nhanh chóng, đồng thời nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống thông quan.

Quy định về các trường hợp kiểm tra sau thông quan: Trên cơ sở quy

định về thời điểm tiến hành kiểm toán trước và kiểm toán sau nêu trên, pháp luật kiểm tra sau thông quan của Hải quan Hàn Quốc quy định3 trường hợp kiểm tra sau thông quan,gồm:

Kiểm tra ngay cùng thời điểm thơng quan (hay cịn gọi là kiểm tra theo từng trường hợp cụ thể-auditbycase). Trong trường hợp này, kiểm tra

sau thông quan được tiến hành ngay lập tức hoặc sau từ 1 đến 2 ngày làm việc, nếu cơ quan Hải quan có cơ sở nghi ngờ và thấy cần thiết phải tiến hành kiểm toán về thuế. Thời hạn hiệu lực của kiểm tra theo trường hợp cụ thể là 90 ngày kể từ khi chấp nhận khai báo. Việc lựa chọn đối tượng được thực hiện tự động thông qua hệ thống quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan. Nhân viên kiểm tốn cũng có trách nhiệm rà sốt kết quả và cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Loại kiểm toán này chủ yếu thực hiện trên giấy tờ, chứng từ có sẵn, và thực hiện tại cơ quan Hải quan cũng như điểm làm thủ tục hải quan (kiểm tra tại bàn -paper-based audit).

Kiểm tra theo kế hoạch (Plannedaudit): được Hải quan Hàn Quốc áp dụng từ năm 2000. Mục đích là kiểm tra các giao dịch về các hàng hóa đặc biệt, ví dụ như hàng hóa có độ rủi ro cao, hoặc các sản phẩm nơng nghiệp và ngư nghiệp, nhằm ngăn chặn thất thốt về thuế. Để phân tích và xử lý thơng tin có hiệu quả, cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã thiết lập Cơ sở dữ liệu Hải quan (Customs Data Warehouse) và Quy trình phân tích xử lý trực tuyến (On Line Analytical Processing), cho phép phân tích tích hợp dữ liệu thơng quan Hải quan với các dữ liệu bên ngồi khác. Thơng qua q trình phân tích và xử lý thơng tin này để lựa chọn đối tượng có khả năng rủi ro về trốn thuế cao. Trường hợp phát hiện lỗi nghiêm trọng trong q trình kiểm tốn, vụ việc sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Kiểm tra tổng thể (Comprehensive audit). Theo hai hình thức kiểm tra sau thơng quan trên, mức độ hiệu quả còn thấp và mức độ tuân thủ của các đơn vị kinh doanh cũng chưa cao, đồng thời trách nhiệm chứng minh và chi phí có liên quan cho việc kiểm tốn của đối tượng kiểm tra sau thơng quan là rất lớn. Vì vậy, hệ thống kiểm tra tổng thể được thiết lập nhằm giảm

trách nhiệm chứng minh và tăng cường tính hiệu quả của tồn hệ thống kiểm tra sau thơng quan.

Với việc thực hiện kiểm tốn trước và kiểm toán sau, những quy định của pháp luật về kiểm tra sau thông quan của Hàn Quốc đã thể hiện những ưu việt khi đạt được mức giảm nhanh về thời gian thơng quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng như cho chính phủ. Gần 90% trong tổng số tờ khai nhập khẩu hàng năm đều trải qua công đoạn kiểm tra sau thông quan. Tuy nhiên, tỉ lệ kiểm tra cao có địi hỏi chi phí và nhân lực lớn tương ứng, thể hiện việc ứng dụng quản lý rủi ro chưa xứng tầm, nhưng cũng làm cho hệ thống thông quan trở nên an toàn hơn và đạt mức độ chặt chẽ cao hơn, đồng thời phát huy tác dụng ngăn ngừa khả năng gian lận, giúp người nhập khẩu tiến hành khai báo chính xác, cẩn thận hơn.

1.3.3. Một số gợi ý hồn thiện pháp luật sau thơng quan ở Việt Nam

Thứ nhất, kinh nghiệm xác định trong quy trình kiểm tra sau thông quan, khâu lập kế hoạch, lựa chọn đối tượng kiểm tra là khâu quan trọng nhấtvì là cơ sở để xác định đối tượng tiềm năng, định hướng mức độ hiệu quả cơng việc và bố trí nhân lực hợp lý, đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kiểm tra sau thông quan.

Thứ hai, kinh nghiệm về áp dụng kiểm tra sau thông quan ngay cùng thời điểm thông quan. Kinh nghiệm này của Hàn Quốc cũng cần được xem xét. Vì nó có giá trị tham khảo cao trong việc đem lại tính hiệu quả, liên tục của cơng tác kiểm tra hải quan ngay khi hàng hóa được thơng quan qua sự rà soát, phân loại từng trường hợp để tiến hành các hình thức kiểm tra.

Thứ ba, kinh nghiệm về quy định công cụ hỗ trợ thực thi, đây là một tham khảo có giá trị, đáng xem xét của pháp luật về kiểm tra sau thông

quan của hải quan Trung Quốc với quy định và thực hiện các công cụ hỗ trợ thực thi, cụ thể ở đây là mơ hình Cảnh sát Hải quan. Đồng thời mơ hình cơ sở dữ liệu tập trung là không thể thiếu trong quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt với sự trợ giúp của hệ thống tình báo hải quan.

Thứ tư, chuẩn mực về áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan. Quy định về ứng dụng tin học hóa ở mức độ cao, tiêu biểu là ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là điểm quan trọng nhất trong kiểm tra sau thơng quan. Thêm vào đó, hệ thống các cơng cụ phụ trợ như quản lý rủi ro, kiểm toán và kiểm sốt cũng được áp dụng một cách hết sức có hiệu quả, trên nền tảng một hệ thống quản lý tài chính minh bạch và hệ thống chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các hành vi không tuân thủ. Ứng dụng hệ thống quản lýrủi ro cũng được coi là tất yếu khách quan trong quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc và Hàn Quốc. Đối với pháp luật về kiểm tra sau thông quan Hàn Quốc, ứng dụng quản lý rủi ro còn được thể hiện ở tỉ lệ kiểm tra. Có thể nói tỉ lệ kiểm tra của Hàn Quốc là tương đối cao, thực sự chưa thích hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro. Ở góc độ nghiên cứu, đây nên được coi là một trong những khâu nghiệp vụ chưa hoàn hảo để các nước khác xem xét và rút kinh nghiệm.

Thứ năm, chuẩn mực về tiêu chuẩn của công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan. Theo chuẩn mực Hải quan Hàn Quốc và Hải quan Trung Quốc, nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan cần phải có những cơng chức hải quan có trình độ chun mơn cao thực hiện. Đó là những người có đủ kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ hải quan và các vấn đề về doanh nghiệp, thương mại quốc tế, kỹ thuật kế tốn, chuẩn mực kiểm tốn, máy

tính, ngoại ngữ... Do vậy, cần thiết phải có tiêu chuẩn nhất định đối với mọi nhân viên làm công tác kiểm tra sau thông quan và những tiêu chuẩn này cần được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật kiểm tra sau thông quan để đảm bảo việc triển khai thực hiện một cách quy chuẩn.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ khái niệm kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi đã được thông quan. Đây là biện pháp quản lý của hải quan hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế mà vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan vẫn được tiến hành chặt chẽ, đúng quy định. Đồng thời nêu các đặc điểm của kiểm tra sau thông quan. Cũng trong chương 1 luận văn nêu khái niệm pháp luật về kiểm tra sau thông quan, cuối cùng trong chương này, luận văn hệ thống về kiểm tra sau thông quan, pháp luật về kiểm tra sau thông quan của một số quốc gia và những gợi ý về hoàn thiện pháp luật kiểm tra sau thông quan của Việt Nam.

Chương 2:

PHÁP LUẬT KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TỪ THỰC TIỄN ÁP

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm tra sau thông quan từ thực tiễn cục hải quan thừa thiên huế (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w