Quá trình xây dựng và phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn ở thành phố quảng ngãi (Trang 29 - 31)

7. Kết cầu của luận văn

1.1. Khái quát pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanhtra cấp huyện

1.1.4. Quá trình xây dựng và phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Sau đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và việc thành lập cơ quan thanh tra ở Trung ương, các liên khu, khu, thành phố và tỉnh.

Sau khi đất nước hồn tồn thống nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01-CP, ngày 02/01/1977 quy định về tổ chức và hoạt động của Ủy ban thanh tra Chính phủ, trong đó xác định các cơ quan thanh tra chuyên trách của Nhà nước có "Uỷ ban thanh tra huyện và tương đương" [6]. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập cơ quan Thanh tra ở cấp huyện và đến cuối năm 1977, cơ quan thanh tra ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trên cả nước đã được thành lập. Tuy nhiên, Chính phủ chưa quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan Thanh tra cấp huyện mà giao nhiệm vụ nay cho "Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra Chính phủ ra các văn bản quy

16

định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và lề lối làm việc, các mối quan hệ công tác cho các tổ chức thanh tra ở các ngành, các cấp" [6].

Ngày 01/4/1990, Pháp lệnh Thanh tra - một văn bản mang tính pháp lý cao được công bố. Pháp lệnh Thanh tra đã quy định về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra nhà nước, trong đó có Thanh tra cấp huyện. Và đến thời điểm này, đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp lý và xác định rõ vị trí của cơng tác thanh tra nói chung và Thanh tra cấp huyện nói riêng trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, qua 14 năm thực hiện Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; "các quy định của Pháp lệnh không đáp ứng và chưa điều chỉnh hết những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra, yêu cầu của công tác quản lý. Tổ chức các cơ quan thanh tra cấp và ngành chưa hợp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa đầy đủ" [43, tr.6], cần phải được điều chỉnh, việc xây dựng Luật Thanh tra là một đòi hỏi khách quan và cần thiết. Ngày 26/5/2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Thanh tra 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2004, đây là văn bản pháp luật lớn nhất, quy mô nhất từ trước đến nay điều chỉnh một cách toàn diện về tổ chức, hoạt động Thanh tra nhà nước, trong đó có Thanh tra cấp huyện.

Và để tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, phù hợp với yêu cầu QLNN trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Thanh tra 2010 vào ngày 15/11/2010 và có hiệu lực

17

từ ngày 01/7/2011; đây là văn bản pháp luật hiện hành quy định về tổ chức, hoạt động Thanh tra nhà nước, trong đó có Thanh tra cấp huyện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn ở thành phố quảng ngãi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w