7. Kết cầu của luận văn
1.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức và
1.3.3. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
"Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định" [36]. Theo đó, cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra là hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra. Đó là tổng hợp các quy tắc, quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về tổ chức và hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra không chỉ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của pháp luật về thanh tra mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự hồn thiện pháp luật trên tất cả các lĩnh vực khác, vì nội dung và đối tượng của hoạt động thanh tra là "việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân" [36].
33
Điều đó u cầu chính các chủ thể tiến hành thanh tra phải có tập hợp những kiến thức cơ bản về hệ thống các quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của cuộc thanh tra bởi việc xác định tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động của các đối tượng thanh tra dựa trên các quy định pháp luật thực định mà đòi hỏi người tiến hành thanh tra phải nắm vững và vận dụng. Đồng thời, hoạt động thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của những quy định pháp luật về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, bởi các cơ quan thanh tra nếu được luật hóa bằng các quy định hợp pháp, hợp lý khi đó các chủ thể tiến hành thanh tra sẽ được tạo điều kiện độc lập về mặt thẩm quyền, điều đó tác động đến hiệu quả của hoạt động thanh tra. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và thống nhất sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động thanh tra được diễn ra theo một trật tự hợp lý, giúp cho các cơ quan quản lý có cơ sở xác định rõ mức độ vi phạm và là căn cứ khi xử lý.
1.3.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trị của cán bộ, cơng chức. Người khẳng định: "Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi... Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức cơng việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích" [22, tr.636-637]. Người coi cán bộ, cơng chức là cái gốc của mọi công việc. "Gốc" là từ đó sinh ra. Cây thì phải có gốc, gốc có vững thì cây mới bền. Người khẳng định: "Mn việc thành cơng hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" [22, tr.280].
Từ đó có thể khẳng định, bất kỳ một hoạt động nào trong hoạt động QLNN nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức là một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt
34
động đó. Trong hoạt động thanh tra yêu cầu người cán bộ làm công tác thanh tra phải có đầy đủ năng lực, chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức; phải giữ vững được bản lĩnh chính trị, tâm lý, vị thế của người tiến hành hoạt động thanh tra và giữ trọn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ.
1.3.5. Sự tác động của nền kinh tế thị trường
Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), đã khẳng định tính đúng đắn, phù hợp của việc
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc, cán cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mơ và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện" [17, tr.59]; "hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngồi tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của Đất nước" [17, tr.62]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, tiêu cực như: "Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập; năng lực xây dựng thể chế cịn hạn chế, chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp" [17, tr.80]; việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, làm phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội mà pháp luật chưa điều chỉnh; cùng với đó, là sự gia tăng những hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng; sự tha hóa, biến chất của một
35
bộ phận cán bộ, đảng viên... Từ thực tiễn đặt ra, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa...; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của nhà nước và của cán bộ, công chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí... [18], là những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030. Và để thực hiện được các định hướng đó, cần phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị, trong đó có hoạt động thanh tra trong việc phát hiện những bất cập, hạn chế nảy sinh trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để kịp thời tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật xảy ra trên các lĩnh vực trong hoạt động QLNN...
36
Tiểu kết Chương 1
Nội dung Chương I đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện; nội dung pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật và việc thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện.
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung hoạt động, trình tự hoạt động và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra cấp huyện. Nội dung quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện đã được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đó là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Thanh tra cấp huyện để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để đạt được mục đích pháp luật quy định, hệ thống các cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra cấp huyện nói riêng cần được tổ chức chặt chẽ và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
37
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra cấp huyện
2.1.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức Thanh tra cấp huyện
Từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra 2010 đều có một chương riêng để quy định về tổ chức Thanh tra cấp huyện, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, Chánh Thanh tra cấp huyện. Luật Thanh tra 2010 có 3 điều (từ Điều 26 đến Điều 28) quy định về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện.
Căn cứ Luật Thanh tra 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, trong đó có các điều, khoản quy định về cơ cấu tổ chức, quy định thêm về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra và Chánh Thanh tra cấp huyện. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 để hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó hướng dẫn, xác định cụ thể hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra cấp huyện, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, sắp xếp tổ chức bộ máy Thanh tra cấp huyện.
Vê tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên được quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ và Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 08/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1,
38
Điều 16, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
2.1.2. Thực trạng pháp luật về hoạt động Thanh tra cấp huyện
Từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra 2010 khơng có một chương riêng quy định về hoạt động thanh tra Nhà nước nói chung và Thanh tra cấp huyện nói riêng. Tuy nhiên, từ những quy định về hoạt động thanh tra nằm ở các chương, mục khác nhau trong Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra 2010 đã quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong hoạt động thanh tra; quy trình thực hiện một cuộc thanh tra; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động thanh tra và trong việc thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra nói chung và Thanh tra cấp huyện nói riêng được hiệu lực, hiệu quả.
2.2. Về tổ chức bộ máy của Thanh tra thành phố Quảng Ngãi
2.2.1. Về vị trí, chức năng
Thanh tra thành phố Quảng Ngãi (gọi tắt là Thanh tra thành phố) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Quảng Ngãi (gọi tắt là UBND
thành phố); có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố QLNN về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tiến hành thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật. Thanh tra thành phố có con dấu riêng, chịu sự quản lý về tổ chức biên chế của UBND thành phố mà trực tiếp là Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi.
Từ năm 2019, thực hiện Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mơ hình thí điểm theo Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), trong đó có mơ hình hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra và thanh tra
39
cấp tỉnh, cấp huyện [5]; Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), thành phố Quảng Ngãi đã thực hiện Đề án hợp nhất Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy với Thanh tra thành phố thành Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra thành phố, trực thuộc Thành ủy Quảng Ngãi [2]. Ngồi vị trí, chức năng theo quy định của pháp luật Thanh tra nêu trên, Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra thành phố còn là cơ quan tham mưu, giúp Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Quảng Ngãi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng theo quy định của Đảng.
Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra thành phố có con dấu riêng, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.2. Về cơ cấu tổ chức
Trước khi thực hiện Đề án hợp nhất hai cơ quan, Thanh tra thành phố được phân bổ 07 biên chế. Tính đến thời điểm 30/11/2018, Thanh tra thành phố có đủ 07 biên chế, gồm: Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra, 02 Thanh tra viên và 02 công chức.
Chánh Thanh tra là Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ủy viên UBND thành phố và là người đứng đầu cơ quan Thanh tra; chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND thành phố và Thanh tra tỉnh về toàn bộ hoạt động của Thanh tra thành phố.
Các Phó Chánh Thanh tra cùng với Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về tồn bộ cơng việc và hoạt động của Thanh tra thành phố, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công, cụ thể:
40
01 Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi hoạt động thanh tra kinh tế -xã hội; chủ trì chỉ đạo việc chuẩn bị, tiến hành, dự thảo kết luận các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội.
01 Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham mưu công tác PCTN.
Các thanh tra viên, chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra, cụ thể: Thực hiện việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn thư; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia các đồn thanh tra; tham mưu cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm.
Về cơ cấu ngạch, gồm: 01 Thanh tra viên chính, 04 Thanh tra viên và 02 chuyên viên.
Về kinh phí hoạt động, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức biên chế của Thanh tra thành phố, hằng năm UBND thành phố đều phân bổ kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Thanh tra thành phố.
Bảng 2.1. Thống kê về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra thành
phố (tính đến 30/11/2018) Tổng Độ tuổi số biên chế Dưới được 40 giao tuổi 07 06 41
Năm 2019, thực hiện Đề án hợp nhất hai cơ quan, tổ chức bộ máy, biên chế Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra thành phố đến hết năm 2020 có 09 biên chế, gồm: 01 Thủ trưởng Cơ quan là Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy đồng thời là Chánh Thanh tra thành phố, 04 Phó Thủ trưởng Cơ quan và 04 cơng chức; sau năm 2020 có 09 biên chế, gồm: 01 Thủ trưởng Cơ quan là Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy đồng thời là Chánh Thanh tra thành phố, 02