Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học (Trang 35)

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm dùng trong nghiên cứu. Phần này dựa trên mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu trước và qua việc phỏng vấn một số em học sinh lớp 12 của 6 trường.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng cho phép lượng hóa và đo lường những thông tin thu thập bằng những con số cụ thể. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu đề xuất có thể điều chỉnh để đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức, cũng như việc tiến hành xây dựng bảng câu hỏi và thang đo phù hợp với nghiên cứu chính thức.

3.2.2.1.Kích thước mẫu

Trong nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 250. Nguồn dữ liệu của luận văn: sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành chọn mẫu thuận tiện và phỏng vấn học sinh lớp 12 theo bảng câu hỏi đã soạn để thu nhập số liệu. Mẫu chọn là các học sinh lớp 12 đang học tập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Dữ liệu thứ cấp: Dựa vào các dữ liệu của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố (số liệu từ luận văn thạc sĩ trong nước, từ tạp chí nước ngồi, tạp chí trong nước), từ các nghiên cứu này là cơ sở để tác giả phân tích đánh giá sự tác động của các nhân tố độc lập đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

3.2.2.2.Phân bố mẫu nghiên cứu

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện tại có 54 trường đại học. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị, thành phố. Do đặc thù của tỉnh Kiên Giang có các huyện vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo và được chia theo 3 cụm gồm Cụm U Minh Thượng (gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng), Cụm Tây sông Hậu (gồm TP Rạch Giá, Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng) và Cụm Biên giới hải đảo (gồm huyện Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc). Tác giả chọn mỗi cụm 01 trường THPT để điều tra, riêng Cụm Tây sơng Hậu có Tp

Rạch Giá nên chọn 02 trường THPT. Cụ thể các trường và mẫu được phân bổ như sau:

Bảng 3.1: Phân bố mẫu khảo sát

STT Tên trường Số lượng học

sinh lớp 12 Cỡ mẫu lấy Ghi chú

1 THPT Nguyễn Trung Trực 382 76 Cụm Tây

Sông Hậu

2 THPT Châu Thành 284 57

3 THPT Vĩnh Thuận 371 74 Cụm U Minh

Thượng

4 THPT Kiên Lương 208 43 Cụm Biên

giới, hải đạo

Tổng 1245 250

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.2.3.Xây dựng thang đo

Từ cơ sở dữ liệu chương 2 và hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ta thấy có rất nhiều biến tác động đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tác giả thiết kế thang đo Likert5 điểm như sau:

Bảng 3.2:Bảng thang đo Likert5 Học sinh hồn tồn khơng đồng ý Học sinh khơng đồng ý

Trung hịa Học sinh đồng ý

Học sinh hồn tồn

đồng ý

1 2 3 4 5

Theo mơ hình và nghiên cứu sơ bộ thì có 5 nhân tố tác động đến nhân tố ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12. Ta có 5 nhân tố này được đo lường bởi 20 biến và nhân tố ý định chọn trường đại học được đo lường bởi 4 biến.

Thang đo yếu tố năng lực và tài chính: ký hiệu NLTC, biểu thị mức độ ảnh hưởng của năng lực và tài chính cá nhân đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT, bao gồm 5 biến quan sát:

Bảng 3.3: Thang đo Năng lực và tài chính (Ký hiệu NLTC)

NLTC NĂNG LỰC VÀ TÀI CHÍNH NGUỒN

NLTC1 Học phí của nhà trường phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Nguyễn Phương Tồn (2011)

NLTC2 Trường có vị trí thuận lợi cho việc đi lại và học tập.

Nguyễn Phương Tồn (2011)

NLTC3 Trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực (khả năng).

Trần Văn Q, Cao Hào Thi (2009)

NLTC4 Trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với sở thích bản thân.

Nguyễn Phương Tồn (2011)

NLTC5 Trường có bậc, hệ đào tạo phù hợp với

bản thân. Bổ sung

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo Tư vấn tuyển sinh ảnh hưởng đến việc chọn trường: ký

hiệu TVTS, biểu thị mức độ ảnh hưởng của truyền thông tiếp thị của trường đại học đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT, bao gồm 4 biến quan sát:

Bảng 3.4: Thang đo Truyền thông của trường đại học (Ký hiệu TTDH)

TVTS TƯ VẤN TUYỂN SINH NGUỒN

TVTS1 Đã được tham quan trực tiếp tại trường. Nguyễn Minh Hà (2011)

TVTS2

Thông tin về trường từ các hoạt động hướng nghiệp và tư vấn tại trường THPT cụ thể và rõ ràng.

Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

TVTS3 Thông tin về trường trên các phương tiện

truyền thông cụ thể, rõ ràng. Nguyễn Minh Hà (2011)

TVTS4 Bạn dễ dàng truy cập thông tin tuyển sinh

qua Website của trường. Bổ sung

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo yếu tố Định hướng chọn trường: ký hiệu DHCT, biểu

thị mức độ ảnh hưởng của mọi người xung quanh như gia đình, thầy cơ, chuyên gia tư vấn, bạn bè đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT, bao gồm 5 biến quan sát :

Bảng 3.5: Thang đo Định hướng chọn trường (Ký hiệu DHCT)

DHCT ĐỊNH HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG NGUỒN

DHCT1 Do người thân trong gia đình định hướng. Bổ sung

DHCT2 Thầy cô giáo ở trường THPT khuyên bảo. Nguyễn Minh Hà (2011)

DHCT3 Theo ý kiến anh, chị em trong gia đình. Nguyễn Phương Tồn (2011)

DHCT4 Theo ý kiến bạn bè. Nguyễn Phương Toàn (2011)

DHCT5 Chọn trường đại học theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn.

Nguyễn Phương Toàn (2011)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo yếu tố Cơ hội trúng tuyển: ký hiệu CHTT, biểu thị mức

độ ảnh hưởng của cơ hội trúng tuyển đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12, bao gồm 4 biến quan sát:

Bảng 3.6: Thang đo Cơ hội trúng tuyển (Ký hiệu CHTT)

CHTT CƠ HỘI TRÚNG TUYỂN NGUỒN

CHTT1 Tỷ lệ chọi của nhà trường phù hợp với khả

năng của bạn. Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

CHTT2

Có thể học cao đẳng, đại học bằng các chương trình đào tạo quốc tế chỉ thông qua việc xét tuyển.

Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

CHTT3 Điểm chuẩn tuyển sinh ngành học của trường

phù hợp với khả năng của bạn. Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

CHTT4 Trường có nhiều sự lựa chọn ngành học trong

việc xét tuyển. Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo yếu tố Cơ hội tương lai: ký hiệu CHTL, biểu thị mức độ

ảnh hưởng của cơ hội tương lai đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT, bao gồm 4 biến quan sát:

Bảng 3.7: Thang đo Cơ hội tương lai (Ký hiệu CHTL)

CHTL CƠ HỘI TƯƠNG LAI NGUỒN

CHTL1 Cơ hội tiếp cận, cọ sát với mơi trường thực tế

trong q trình học Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

CHTL2 Cơ hội tiếp cận các chính sách hỗ trợ và học

bổng trong tương lai Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

CHTL3 Cơ hội được trang bị kỹ năng đáp ứng nhu cầu

thực tế xã hội Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

CHTL4 Công việc sẽ cho thu nhập cao Bổ sung Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo yếu về Ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12:

ký hiệu YDCT, biểu thị về ý định chọn trường của học sinh THPT, bao gồm 4 biến quan sát.

Bảng 3.8: Thang đo Ý định chọn trường (Ký hiệu YDCT)

YDCT Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG NGUỒN

YDCT1 Bạn đã tìm hiểu trường đại học này rất kỹ. Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

YDCT2 Bạn đã so sánh trường đại học này với các

trường đại học khác rất cẩn thận. Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

YDCT3 Bạn nghĩ rằng trường đại học này phù hợp

với bạn hơn các trường đại học khác. Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)

YDCT4 Bạn cho rằng chọn trường này sẽ dễ tìm việc

làm sau khi ra trường. Bổ sung

3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

3.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Crobach’s Alpha

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:

Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.257, 258) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach alpha có giá trị từ 0,7 trở lên là sử dụng được. Về mặt lý thyết, Cronbach alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (0,95%) thì xuất hiện hiện tượng trùng lắp (đa cộng tuyến) trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.350-351).

Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các

thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.262).

Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cummulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thốt). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), các nhân tố có Engenvalue < 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Tuy nhiên, trị số Engenvalue và phương sai trích là bao nhiêu cịn phụ thuộc vào phương pháp trích và phép xoay nhân tố. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2009, tr.14), nếu sau phân tích EFA là phân tích hồi qui thì có thể sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax.

Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và ctg, Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0.75 (Nguyễn Trọng Hồi, 2009, tr.14). Ngồi ra, trường

hợp các biến có Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0.3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó cũng bị loại và các biến cịn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattern Matrix).

3.3.3. Phân tích hồi qui tuyến tính bội

Q trình phân tích hồi qui tuyến tính được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa biến các biến độc lập với nhau

và với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan. Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và độc lập với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nếu hệ số tương quan > 0,85 thì cần xem xét vai trò của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này có được giải thích bằng một biến khác).

Bước 2: Xây dựng và kiểm định mơ hình hồi qui

Y = β1X1+β2X2+ β3X3+ β4X4+...+ βkXk Được thực hiện thông qua các thủ tục:

Lựa chọn các biến đưa vào mơ hình hồi qui, sử dụng phương pháp Enter - SPSS 20.0 xử lý tất cả các biến đưa vào cùng một lượt).

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình bằng hệ số xác định R2 (R Square). Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào mơ hình, mặc dù khơng phải mơ hình càng có nhiều biến độc lập thì càng phù hợp với tập dữ liệu. Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có đặc điểm khơng phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mơ hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui bội.

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình để lựa chọn mơ hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (khơng có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập β1=β2=β3=βK= 0).

Nếu trị thống kê F có Sig rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mơ hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được.

Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi qui

Mơ hình hồi qui được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định.

Công cụ để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính là đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized Pridicted Value).

Cơng cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần số Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot.

Công cụ để kiểm tra giả định sai số của biến phụ thuộc có phương sai khơng đổi là đồ thị phân tán của phần dư và giá trị dự đốn hoặc kiểm định Spearman’s rho.

Cơng cụ được sử dụng để kiểm tra giả định khơng có tương quan giữa các phần dư là đại lượng thống kê D (Durbin - Watson), hoặc đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter).

Cơng cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.217, 218), qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa

cộng tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr.497), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 này,tác giả trình bày về phương pháp nghiên cứu luận văn. Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu sơ bộ và sau đó nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là sau khi đọc và tìm ra các yếu tố tác động đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ các mơ hình nghiên cứu tác giả xây dựng sơ bộ từ bảng câu hỏi. Tác giả tiến hành thiết kế thang đo, mẫu, đặt giả thiết nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn, thu nhập dữ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w