Xây dựng chiến lược, quy hoạch đối với hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu LVHC.922 (Trang 28 - 31)

Trong hệ thống công cụ quản lý, kế hoạch là một cơng cụ chủ yếu và đóng vai trị quan trọng, bởi nó hỗ trợ cho tổ chức sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hạn chế và đối phó với tính khơng chắc chắn của mơi trường [25, tr.350].

Chiến lược HĐXB là một loại kế hoạch đặc biệt quan trọng và có quy mơ lớn, xác định các mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản và dài hạn của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Đó là việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển HĐXB dựa trên phân tích cơ hội, thách thức từ mơi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất bản. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển HĐXB phải phù hợp với định hướng của Đảng đối với hoạt động này, phản ánh ý đồ, mục tiêu của Nhà nước và kế hoạch hành động dài hạn để đạt mục tiêu của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Nếu chiến lược là vạch ra các đường nét hướng đạo cho sự phát triển trong thời gian dài thì quy hoạch thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến

lược theo khơng gian và thời gian nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cao và phát triển bền vững. Trên thực tế, quy hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược cả về mục tiêu và giải pháp. Quy hoạch cũng như chiến lược, xét cho cùng vẫn là định hướng, là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự phát triển và tổ chức không gian kinh tế xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý, bền vững kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái… [50,tr.350]. Chiến lược, quy hoạch phát triển HĐXB phải bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển HĐXB trong cả nước bảo đảm sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng giữa các khâu xuất bản, giữa các loại sách, mảng sách trong quan hệ với kinh tế, chính trị và các hoạt động văn hóa khác, theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước hiện nay, tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan xuất bản thực hiện chiến lược đó. Thơng qua chiến lược này, Nhà nước hoạch định HĐXB qua việc xây dựng chiến lược thông tin quốc gia và quy hoạch phát triển xuất bản dựa trên những quan điểm cơ bản như: phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật, phát triển đi đôi với quản lý tốt, gắn sự phát triển với những thành tựu mới của công nghệ tin học, thông tin, viễn thông, giảm dần sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra, “Xác định rõ phạm vi và nội dung QLNN về kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển; Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập mơi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội… Về cơ bản, Nhà nước cụ thể hóa cơng tác hoạch định để định hướng và phát triển hoạt động xuất bản. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của QLNN vì Nhà nước là người đại diện cho lợi ích cơng cộng của xã hội, của tồn thể nhân dân và dân tộc. Tác động của QLNN là tác động ở tầm vĩ mô, trên phạm vi tồn xã hội. Chỉ có Nhà nước mới nắm được tình hình chung về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước, nắm được nhu cầu và tiềm năng phát triển

của các lĩnh vực. Do vậy, xây dựng phát triển chiến lược toàn bộ sự HĐXB để đảm bảo sự phát triển cân đối, nhịp nhàng của nó với kinh tế, chính trị và các lĩnh vực văn hóa khác là trách nhiệm và nội dung của quản lý nhà nước.

Chiến lược phát triển HĐXB được xác định thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành. Quy hoạch phát triển HĐXB gồm: các dự án xây dựng cơ cấu tổ chức tổng thể của ngành (chủ yếu là lực lượng xuất bản chuyên nghiệp); dự án phát triển cơ cấu các loại sách nhằm đáp ứng các yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Tổ chức mạng lưới xuất bản phải đảm bảo sự phát triển cân đối giữa xuất bản, in, phát hành, giữa HĐXB với trình độ phát triển kinh tế và văn hóa, giữa các vùng miền của đất nước, giữa phục vụ nhiệm vụ chính trị với việc xây dựng phát triển nền văn hóa dân tộc… Dự án phát triển các cơ cấu loại sách phải xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển văn hóa tinh thần của Đảng, đảm bảo cho HĐXB phát triển đúng định hướng trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế - văn hóa. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới xuất bản hợp lý còn phải bảo đảm tránh được sự trùng chéo giữa Trung ương và địa phương, sự mất cân đối giữa các khu vực, trong hoạt động xuất bản. Ngồi ra, chiến lược phát triển HĐXB cịn bao hàm cả việc xây dựng và chỉ đạo quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về xuất bản.

- Mục tiêu của HĐXB: Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với HĐXB, cần xác định mục tiêu chiến lược của HĐXB là gì? Xác định mục tiêu chính là để trả lời câu hỏi “hoạt động xuất bản sẽ phát triển như thế nào?”, đây là việc xác định cụ thể điểm mốc cần đạt tới trong từng khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu chiến lược của HĐXB phải phản ánh được các bước phát triển của HĐXB. Mục đích của việc xác định mục tiêu là chuyển hóa các kế hoạch chiến lược phát triển HĐXB thành các kết quả mong muốn của HĐXB có thể định lượng, đo lường được.

- Các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Chiến lược, quy hoạch phát triển HĐXB phải đề ra các giải pháp dài hạn để thực hiện mục tiêu đã xác định. Giải

pháp phải nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể và hành động thiết thực để thực hiện chiến lược, khi nào và ai là người chịu trách nhiệm thực hiện. Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực thi chiến lược cần có tính khả thi trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn lực

Một phần của tài liệu LVHC.922 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w