- Quyết định số 476/QĐ chỉ: 01 Lê
1. Cấp lại giấy xác Không 07 ngày Không quy Nộp hồ sơ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 nhận đăng kýgiải quyết địnhtrực tiếpnăm 2012;
2.4. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 1 Nguyên nhân chủ quan
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công tác lý luận về xuất bản chưa theo kịp thực tiễn của HĐXB.
Cơng tác lý luận cịn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, như mối quan hệ giữa thực hiện chức năng tư tưởng với chức năng kinh doanh; tính đặc thù của HĐXB; cơ chế quản lý HĐXB; q trình chun nghiệp hóa HĐXB; hoạt động quảng bá sách và phát triển văn hóa đọc trong điều kiện hội nhập; các mơ hình hoạt động của NXB; vai trò, mức độ tham gia và cơ chế kiểm soát các thành phần kinh tế khác trong liên doanh, liên kết xuất bản; vấn đề cổ phần hóa và việc thực hiện chức năng tư tưởng - văn hóa của hệ thống phát hành sách nhà nước...
Thứ hai, nhận thức về vị trí, tính chất, mục đích của QLNN về HĐXB chưa
đúng và chưa thống nhất. Thách thức lớn nhất đối với QLNN về HĐXB nước ta chính là vừa thực hiện chức năng là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, vừa bảo đảm phát triển như một ngành kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Những khuyết điểm trong thời gian qua là hệ quả tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đồng thời thể hiện rất rõ sự lúng túng khi xử lý những quan hệ trên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Mặc dù Chỉ thị số 42-CT/TW và Luật Xuất bản đã xác định rất rõ tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản, tuy nhiên, một số cơ quan chỉ đạo, quản lý, đặc biệt là cơ quan chủ quản nhận thức chưa đúng mức về vị trí, vai trị của
QLNN về HĐXB, còn coi NXB như những cơ sở làm kinh tế đơn thuần, thiếu quan tâm đến chức năng giáo dục và hiệu quả chính trị, xã hội của hoạt động này. Cịn có tư tưởng cho rằng HĐXB thực chất là hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải tự trang trải mọi chi phí và phải có lãi. Một số cơ quan khác thì đề cao tính chất tư tưởng - văn hóa của HĐXB nhưng lại không đề xuất được hoặc không thuyết phục được các cơ quan chức năng ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ để bảo đảm tính chất tư tưởng - văn hóa thể hiện trong nội dung XBP.
Từ nhận thức khác nhau như trên nên các chính sách đối với HĐXB cũng chưa nhất quán từ trung ương đến địa phương. Có nhiều chính sách được kiến nghị sửa đổi nhưng nhiều năm vẫn không được xem xét, giải quyết.
Thứ ba, vấn đề sở hữu và tính chuyên nghiệp của các NXB. Xem xét từ góc
nhìn sở hữu thì 100% NXB hiện nay đều thuộc sở hữu nhà nước, hết nhiệm kỳ sẽ giao người khác nên tâm thế giữ gìn để “hạ cánh an tồn” hoặc ngược lại phải “tranh thủ để có vốn về sau”... đã tạo nên tình trạng thụ động hoặc coi nhẹ lợi ích chung hiện nay ở nhiều nơi, nhiều lúc. Tính chun nghiệp của các NXB cịn yếu, tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thiếu chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh còn tồn tại trong nhiều NXB.
Thứ tư, thiếu đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý, tham mưu có năng lực thực
tiễn và tầm nhìn chiến lược. Với vai trị là cơ quan chỉ đạo, quản lý HĐXB trong phạm vi ngành, Sở Thơng tin và Truyền thơng cịn thiếu cán bộ tham mưu có chất lượng cao, dẫn đến việc các cơ quan chỉ đạo, quản lý còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt, dự báo và xử lý kịp thời các vấn đề của HĐXB.
Đối với các cơ quan chủ quản xuất bản, vai trò quản lý cịn nhiều hạn chế, bng lỏng là do chưa có phân cơng, phân cấp cho đơn vị tham mưu; mặt khác, nếu có phân cấp thì cán bộ tham mưu lại thiếu nghiệp vụ và kinh nghiệm HĐXB, trong khi các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng quản lý này lại chưa được tổ chức thường xuyên để cập nhật tri thức quản lý phù hợp.