Sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ

Một phần của tài liệu tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 53 - 58)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ

Trong Quốc âm thi tập, những bức tranh sinh động, sống động, nhiều chiều vẻ và những trạng huống tình cảm, những nỗi niềm riêng tư được bộc lộ một phần nhờ vào hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ sử dụng khá nhiều nhằm giúp biểu đạt hình tượng, ý tứ thơ một cách sâu xa và đẹp đẽ hơn.

Trong tác phẩm, biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm tạo ra những hình tượng và biểu đạt cảm xúc đa chiều. Bởi ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiệu thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hình tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dành cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 A. Một số hình tượng thơ, cảm xúc ẩn trong thơ trong Quốc âm thi tập được tạo ra nhờ biện pháp ẩn dụ như:

- Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi. (120/ 5- 6) Ở câu thơ trên "hoa" được dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp, đối lập với

"cỏ" ví hạng người thấp hèn trong cuộc đời éo le đầy nghịch cảnh. Và biểu tượng

"hoa" thường được dùng để ví với vẻ đẹp của người con gái trong thơ nói chung và trong Quốc âm thi tập nói riêng. Trong Quốc âm thi tập có những câu thơ như:

- Vườn hoa khóc tiếc mặt phi tử

Đìa cỏ tươi nhưng lòng tiểu nhân. (195/5- 6)

- Đông phong từ hẹn tin xuân đến

Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi. (196/ 3- 4) Nguyễn Trãi nhắc đến hoa nhưng không phải nói về hoa, nhắc đển cỏ nhưng không nói về cỏ. Hình ảnh những bông hoa mang vẻ đẹp lung linh, khoe sắc cũng chính là hình ảnh những cô gái đẹp đẽ, xinh tươi. Và trong mối tương quan khách quan của hiện thực hoa luôn héo và cỏ thường xanh, Nguyễn Trãi muốn nói đến cái đẹp, cái thanh tao thì thường hay bị vùi dập. Cho nên nhiều khi Nguyễn Trãi cũng dùng hình tượng "hoa" để nhắn giùm lời thủ thỉ:

Chớ phụ xuân này chớ phụ hoa

Hoa có ý thì xuân có ý. (229/2- 3) Hay để diễn tả cảnh ngộ và số phận của những người con gái đẹp, Nguyễn Trãi ẩn mình trong những câu thơ viết về hoa Trường An :

Ấy chẳng Tây Thi thời Thái Chân, Trời cho tốt lạ mười phân.

Ngày chày điểm đã phong quần đỏ,

Giữa từ mùa một thức xuân . (34/ 5- 6) Với phép tu từ ẩn dụ, Nguyễn Trãi không chỉ thành công trong việc xây dựng hình tượng và biểu đạt tâm tư, tình cảm mà còn hàm chứa trong đó sức mạnh biểu cảm sâu sắc. Và thành công hơn hết là việc Nguyễn Trãi đưa vào những thi liệu lấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 từ đời thường mà ai cũng biết qua đó đã tạo ra những hình ảnh thơ dễ hiểu, dễ cảm cho bạn đọc. Đây cũng là một trong những đóng góp không nhỏ của Nguyễn Trãi trong việc đưa điệu hồn dân tộc vào trong thơ.

Bên cạnh biện pháp tu từ ẩn dụ, Nguyễn Trãi còn sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Với việc sử dụng biện pháp này không chỉ góp phần giúp cho Nguyễn Trãi có thêm "công cụ" để tạo ra những hình tượng thơ đa dạng, mới mẻ, tươi đẹp mà cũng rất đa thanh.

Hoán dụ là một phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó. Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, hoán dụ xuất hiện khá nhiều và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Và trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là một phương thức phục vụ đắc lực cho sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt trong ca dao hoán dụ được sử dụng rất nhiều. Trên cơ sở này, chúng tôi nhận thấy rất nhiều câu thơ trong Quốc âm thi tập

có hình ảnh được chuyển tải dựa trên phương thức hoán dụ. Chẳng hạn chỉ riêng cách gọi tên một đối tượng nào đó mà Nguyễn Trãi có những cách gọi khác nhau như: người tri âm, kẻ công danh, kẻ chê, kẻ khen, người quân tử, kẻ tiểu nhân, thằng hề, kẻ cấy cày, người khốn, đứa ngư tiều, nhi tôn, kẻ công danh, người cố cựu, kẻ say, người ngay.... Chẳng hạn như trong một số câu thơ:

- Mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân. (102/ 4)

- Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày. (146/ 4)

Những từ này xuất hiện trong Quốc âm rất nhiều và xuất hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể những từ này đem lại những giá trị biểu đạt lâm thời trong lời nói. Mỗi một từ xuất hiện đều gợi ra những phương diện cảm nhận khác nhau. Những cảm nhận đó nhiều chiều hơn, cảm xúc hơn. Nhiều cách gọi khác nhau với nhiều đối tượng được khu biệt bởi những đặc điểm riêng biệt. Chẳng hạn: với những người láng giềng ở bên cạnh nhà là nông dân, Nguyễn Trãi không gọi trực tiếp là người nông dân mà có khi gọi là

bạn cấy cày, có khi gọi là kẻ nhọc chân tay... Hay khi gọi tên những con người khác nhau trong xã hội mà có thể gặp thì Nguyễn Trãi có rất nhiều cách gọi khác nhau như: đứa dại, người khôn, người ngay, quân tử, tiểu nhân,....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 Bên cạnh việc sử dụng hoán dụ để gọi tên định danh người thì Nguyễn Trãi còn sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để diễn tả tâm tư tình cảm của mình bằng cách lấy một bộ phận để chỉ cái toàn thể như, đầu xanh để chỉ người trẻ, đầu bạc để chỉ người già, lòng thanh để nói lên một tấm lòng trong sáng, thân nhàn nói lên cảnh sống ẩn dật, nhàn cư... hay bằng cách liên hệ giữa số ít và số nhiều, Nguyễn Trãi đã tạo nên những câu thơ thể hiện rất rõ nét và đặc thù dấu ấn cá nhân như:

- Một thân lẩn quất đường khoa mục

Hai chữ mơ màng việc quốc gia. (8/ 3- 4) Như vậy, với biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, Nguyễn Trãi có khả năng diễn tả nhiều đối tượng hơn và thông qua đó thế giới trong thơ Nguyễn Trãi sinh động hơn, nhiều sắc vẻ hơn. Những đối tượng trong thơ Nguyễn Trãi hiện ra với nhiều sắc vẻ khác nhau và ngay cả những trạng huống, cung bậc tình cảm của riêng cá nhân tác giả cũng được thể hiện dưới nhiều chiều vẻ khác nhau. Phần lớn những đối tượng được ẩn đi hoặc gọi tên bằng một đặc trưng đặc thù là những đối tượng gần gũi với nhà thơ ở ẩn. Đó là những người nông dân, những người vợ hiền, những người cùng nghiệp văn chương... hay đó là những sự vật, đối tượng gần gũi với chính cuộc sống của Nguyễn Trãi. Điều này một mặt đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cao mặt khác đã cho thấy ý thức sử dụng ngôn từ dân gian, từ cuộc sống hàng ngày vào trong tác phẩm. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy ở trong Quốc âm nói đến người phụ nữ đẹp rất nhiều và đặc biệt là hình ảnh người vợ lần đầu tiên cũng được nhắc tới trong một tác phẩm có tầm vóc cao và của một tác giả có tầm ảnh hưởng lớn.

Tiểu kết

Qua khảo sát những đặc điểm mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm - Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận thấy: Nguyễn Trãi đã vận dụng những lời ăn tiếng nói hàng ngày (khẩu ngữ) vào trong sáng tác của mình phong phú, đa dạng, tạo nên một hệ thống, một chỉnh thể đa dạng. Từ việc lựa chọn những từ ngữ (phương diện từ vựng) cho đến những cách kết hợp (phương diện cú pháp) và biện pháp tu từ, Nguyễn Trãi đã cho thấy một sự dụng công lớn trong việc đưa khẩu ngữ vào trong thơ. Tất cả những phương diện được đưa vào trong Quốc âm đều có mối quan hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 tương hỗ với nhau và có sự phân công rõ ràng. Hiệu quả của sự dụng công này đã được khẳng định bởi sự thành công của Quốc âm thi tập về phương diện thể hiện nội dung - thể hiện những trạng huống tâm lí, tình cảm của cá nhân và đặc biệt là tạo nên sức sống lâu bền cho thơ Nôm.

Trong khi ngôn ngữ và chữ viết dân tộc chưa được sự quan tâm đúng mức của giai cấp phong kiến cầm quyền và nhất là ảnh hưởng của văn hóa Hán ngày càng nặng nề với nền văn học dân tộc. Văn học dân tộc hoàn toàn bọ coi rẻ những truyền thống và sáng tạo tinh thần của nhân dân, mà ngôn ngữ là tiêu biểu. Sự xuất hiện của Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập quả là một cống hiến vĩ đại của tác giả. Nguyễn Trãi đã đưa thơ bác học - một sinh hoạt nghệ thuật vốn còn xa lạ và mới mẻ với người bình dân - trở về gần gũi với họ hơn. Đúng như GS. Hoàng Tuệ nhận xét,

"Ở thế kỉ XV, điều mà Nguyễn Trãi đã xây dựng nên được niềm tin" về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

CHƢƠNG 3:

GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÕ CỦA TÍNH KHẨU NGỮ

TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI.

Quốc âm thi tập là tác phẩm viết bằng chữ Nôm đầu tiên trong lịch sử dân tộc và là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực xây dựng ngôn ngữ dân tộc. Theo Hoàng Tuệ với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã có những cống hiến ở, "bản lĩnh ngôn ngữ của Nguyễn Trãi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hiến lâu đời của dân tộc" [46, tr.817]. Đó là cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng chính thống phản động của giai cấp phong kiến thống trị và hệ tư tưởng phi chính thống của nhà nho đại diện cho các giá trị chân chính tốt đẹp của nhân dân, của dân tộc. Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt ở nhiều phương diện. Trước hết đó là,"bộ phận từ vựng (...) ở ngữ pháp tiếng Việt, đáng chú ý là sử dụng các hư từ, ngữ điệu..." [46, tr.819]. Và có thể nói với những cống hiến về mặt hình thức biểu hiện này đã góp phần tạo ra những hiệu quả nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ cao cho tác phẩm nói riêng và cho văn học giai đoạn này nói chung. Trên cơ sở đánh giá những giá trị hiệu quả thẩm mĩ trong việc thể hiện con người cá nhân nhà thơ và tạo ra sức sống lâu bền cho thơ Nôm Nguyễn Trãi, chúng tôi đi sâu lí giải nguồn gốc sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ đã làm nên thành công trên.

Một phần của tài liệu tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)