Cách so sánh ví von giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1. Cách so sánh ví von giàu hình ảnh

Để miêu tả sự vật, đời sống hàng ngày một cách sinh động, Nguyễn Trãi đã sử dụng cách nói hình ảnh, lối ví von so sánh cụ thể, sinh động và giản dị. Qua khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập, chúng tôi thống kê được 177 thơ được xây dựng nhờ cách ví von so sánh. Trong số 177 câu thơ thống kê được có 21 câu thơ có cấu trúc: B trong A như B. Chẳng hạn:

- Ngày tháng bằng thoi một phút cười. (22/2)

- Quan thanh bằng nước nhà bằng khách. (117/5) Với cách so sánh hai sự vật có mối tương liên với nhau, Nguyễn Trãi đã tạo ra những hình ảnh sinh động, hết sức dễ hiểu. Những sự vật được sử dụng để so sánh rất gần gũi với nhân dân. Hay nói cách khác, Nguyễn Trãi đã sử dụng những sự vật gần gũi và được nhân dân sử dụng trong giao tiếp đời sống hàng ngày như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 đá, là con thoi, nước...đã được đem ra so sánh, ngày tháng được ví như con thoi, sự nghèo ví nhiều bằng tóc, khí tiết được ví bằng đá... để đưa vào Quốc âm. Chính điều này đã làm cho lời thơ của Nguyễn Trãi có màu sắc riêng giảm bớt tính chất quan phương và phù hợp với cách cảm và nghĩ của người Việt.

Khi miêu tả thế giới thiên nhiên bao la, muôn vàn cảnh vật Nguyễn Trãi dành rất nhiều câu thơ nói về các loài hoa. Đó là hoa mai, một loài hoa trượng trưng cho cốt cách thanh khiết, có vẻ đẹp yêu kiều:

Trên cây khác ngỡ hồn Cô Dịch

Đáy nước ngờ là mặt Thái Phi. (214/3-4) Để nói lên cốt cách thanh khiết của hoa mai, Nguyễn Trãi đã ví hoa mai với thần nhân ở núi Cô Dịch - một vị thần da trắng như tuyết, yểu điệu như người con gái chưa chồng, không ăn năm loài thóc (ngũ cốc), chỉ hớp gió uống sương. Vả vẻ đẹp của hoa mai được ví với nét mặt yêu kiều đầy đặn của nàng Dương Quý Phi - vợ lẽ vua Đường Minh Hoàng nổi tiếng về nhan sắc. Nói về vẻ đẹp của hoa mai trong bài 215 Nguyễn Trãi còn ví vẻ đẹp của hoa mai với khuôn mặt của nàng Thọ Dương được hoa mai điểm sắc.

Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch

Quảng bóng in nên mặt Thọ Dương. (215/ 3-4) Vẻ đẹp của Dương Quý Phi không chỉ được dùng để so sánh nói lên vẻ đẹp của hoa mai mà khi nói về hoa Trường An - một loài hoa chưa rõ thuộc loại hoa nào Nguyễn Trãi cũng sánh vẻ đẹp của loài hoa này với Dương Quý Phi:

Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân. (246/ 1) Và những giọt sương đêm vương trên những cánh hoa khiến cho những bông hoa trở nên lung linh, huyền ảo và đẹp lạ lùng. Giọt sương như nước mắt của những bông hoa đang nhỏ lệ khi nhớ về nàng Thái Chân.

Vườn hoa khóc tiếc nàng Phi tử. (195/5) Câu thơ nhắc đến mối duyên tình sâu đậm của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Vì thương nhớ người phi tử yêu mà Đường Minh Hoàng rơi lệ khi nhìn hoa phù dung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 Hoa được nhắc đến trong Quốc âm thi tập không phải chỉ kiêu xa, lộng lẫy mà những bông hoa còn mang nặng nghĩa tình, mang nặng những tình cảm thiết tha. Những bông hoa như những cô gái mang vẻ đẹp bề ngoài và cả nội tâm. Có thể khẳng định, bằng thủ pháp so sánh ví von giàu cảm xúc, Nguyễn Trãi đã tạo ra thế tương liên giữa vẻ đẹp của các loài hoa và vẻ đẹp của con người. Đây là một quan điểm rất mới trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XV. Bởi vì văn học Việt Nam thế kỉ XV luôn lấy đề cao vẻ đẹp của tự nhiên, luôn lấy tự nhiên làm chuẩn mực, thước đo cho cái đẹp. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã bộc lộ quan điểm thẩm mĩ khác với các tác giả cùng thời. Nguyễn Trãi không lấy vẻ đẹp của tự nhiên làm chuẩn mực của con người mà lấy con người là trung tâm, làm chuẩn mực và là thước đo cho cái đẹp. Quan niệm thẩm mĩ này đã vượt lên thời đại của ông. Và phải sau mấy thế kỉ, quan niệm thẩm mĩ này mới được xem xét một cách ý thức và tìm được vị trí của mình. Sau gần 3 thế kỉ, Nguyễn Du với tác phẩm "Truyện Kiều" là người đánh dấu đậm nét quan niệm thẩm mĩ lấy con người là trung tâm là chuẩn mực của cái đẹp.Khi miêu tả vẻ đẹp của hai nàng Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:

"Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Có thể thấy cách ví von, so sánh trong Quốc âm thi tập rất hay, rất có hình ảnh và rất thấm thía. Lý giải điều này là do Nguyễn Trãi sử dụng những thi liệu là thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân gian. Dân gian thường dùng biện pháp tu từ so sánh một cách sáng tạo trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao như, mượn ý câu tục ngữ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".

Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên hình ảnh:

"Ở bầu thì dáng ắt nên tròn". (148/1)

Để nói tùy theo từng cảnh huống mà tiến thoái, xuất xử cho phù hợp. Hay mượn những câu tục ngữ, ca dao nói về tính chất nham hiểm của lòng người dưới chế độ phong kiến như:

- Sông sâu còn có kẻ dò

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. - Khẩu phật, tâm xà.

Nguyễn Trãi đã tạo ra những hình ảnh so sánh mà bất cứ lòng sông, lòng biển nào cũng không sánh kịp, không sâu bằng lòng người như:

- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

Lòng người quanh nữa nước non quanh. (136/ 3-4) Như vậy, việc sử dụng biện pháp so sánh ví von giàu hình ảnh trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã tạo ra bức tranh sinh động, sống động, nhiều chiều vẻ. Những hình ảnh sinh động được tạo ra trên cơ sở thi liệu là những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ đã thể hiện rõ ý thức trân trọng tiếng nói của tổ tiên và ý thức dân tộc và của bản thân tác giả.

Một phần của tài liệu tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)