Sử dụng các kiểu câu cảm thán, câu nghi vấn

Một phần của tài liệu tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Sử dụng các kiểu câu cảm thán, câu nghi vấn

Bên cạnh việc đưa vào một số lượng lớn các từ láy và tạo ra các cụm từ cân đối hài hòa, một trong những đặc điểm trong sử dụng cú pháp là sử dụng các câu trong Quốc âm thị tập. Hầu hết các bài thơ Nôm Nguyễn Trãi là lời tâm sự chân thành bộc lộ ra một cách thoải mái, hồn nhiên. Cho nên có rất nhiều những câu nói lên tâm sự, suy tư. Đó là lí do chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những câu cảm thán và câu nghi vấn có mặt trong Quốc âm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

a. Sử dụng câu cảm thán

Trong tiếng Việt, câu phân loại theo mục đích nói được chia thành bốn loại: câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu mệnh lệnh. Theo đó thì câu cảm thán là những câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định trong những tính chất khác nhau, thái độ đánh giá, trạng thái tinh thần khác thường của người đối với sự vật hoặc sự vật mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ.

Trên cơ sở lí thuyết trên, chúng tôi nhận thấy trong Quốc âm thi tập có rất nhiều câu phù hợp với lý thuyết trên. Chủ yếu chúng tôi nhận biết được dựa trên những dấu hiệu hình thức của câu cảm thán. Chẳng hạn như:

Bể hiểm nhân gian ai kẻ biết

Ghê thay thế nước vị qua mềm. (115/ 7- 8) Đây là câu cảm thán có tiểu từ "thay" được cấu tạo theo lối, vị từ đứng trước danh từ chủ thể. Lối kết cấu này nhằm nhấn mạnh đến thái độ mỉa mai, như một lời khẳng định.

Ngoài ra có rất nhiều câu cảm thán được câu tạo bởi kế cấu, tiểu từ "thay"

đứng sau một vị từ như:

- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết

Bui một lòng người cực hiểm thay. (26/7- 8)

- Kỳ ký no thai đà có đấy

Kẻ nhìn cho biết lại khôn thay. (112/78) Kết cấu này mang giá trị biểu đạt là lời khẳng định với thái đội mỉa mai, xác định.

Cũng theo lý thuyết ngôn ngữ học thì những tiểu từ tình thái (đặc biệt là những tiểu từ tình thái cuối câu) là những từ tuy không có nghĩa từ vựng nhưng lại có nghĩa ngữ pháp rất quan trọng. Nó là một trong những điều kiện để phát ngôn trở thành câu và biểu thị thái độ đi kèm. Vì vậy, chúng tôi xác định những câu thơ trong

Quốc âm thi tập chứa tiểu từ tình thái và đại từ nhân xưng đều được coi là câu cảm thán. Chẳng hạn như:

- Ta còn lẳng đẳng làm chi nữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

- Lan, huệ chẳng thơm thì chớ

Nỡ chi lại phải chốn tanh tao. (167/ 7- 8) Bên cạnh những kết cấu câu cảm thán có thể nhận bết được thì có những câu trung gian. Nghĩa là có thể xác định câu đó là câu tường thuật hàm chỉ sự chú ý hay có thể xác định là câu cảm thán. Bởi để xác định được mức độ tình cảm, tâm trạng để xác định có phải là câu cảm thán hay không là điều rất khó. Ở luận văn này chúng tôi chỉ chú ý đến những câu có dấu hiệu hình thức khá xác định để chỉ ra một trong những đặc điểm cú pháp trong Quốc âm thi tập là sử dụng câu cảm thán.

b. Sử dụng câu nghi vấn

Qua khảo sát Quốc âm thi tập, chúng tôi thấy Nguyễn Trãi sử dụng những câu nghi vấn. Theo lý thuyết thì những câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Theo đó thì có một số dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn như,sử dụng các đại từ nghi vấn, kết từ hay (với ý nghĩa lựa chọn), các phụ từ nghi vấn, các tiểu từ chuyên dụng. Theo thống kê sơ bộ thì trong Quốc âm thi tập có 96 câu được xác định là câu nghi vấn. Những câu nghi vấn có đại từ nghi vấn trong Quốc âm thi tập

như:

- Thân nhàn dầu tới dầu lui

Thua được bằng cờ ai kẻ đòi. (13/1- 2)

- Quê chợ bao nhiêu khách để xe. (73/ 2) Mỗi đại từ nghi vấn trên đều được sử dụng với nội dung hỏi khá rõ, kèm theo những sắc thái tế nhị và hướng tới một đối tượng, một đích cụ thể. Tuy nhiên đối với những trường hợp có hai khả năng xảy ra và cần đưa ra quyết định lựa chọn thì sử dụng câu nghi vấn với kết cấu "hay". Trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy có một số câu được tổ chức theo cấu trúc này như:

- Ai ai đà biết được hay chưa. (179/ 2)

- Ướm xem dầu nguyệt tiểu hay đài. (194/ 8) Mở rộng kết cấu câu nghi vấn sử dụng từ "hay" thì có rất nhiều câu nghi vấn được kết cấu "hay chăng" dùng để hỏi đoán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 - Thiên hạ đổi được hay chăng. (16/ 8)

- Nghìn vàng ước đổi được hay chăng (77/ 8) Ngoài ra trong Quốc âm có nhiều câu nghi vấn được tạo ra bằng việc sử dụng các tiểu từ chuyên dụng , chi (gì), ấy chớ. Chẳng hạn:

- Tổn hại tinh thần sự ích chi (190/ 6)

Phu phụ đạo thường chăng được chớ. (190/ 7) Có thể thấy những câu nghi vấn trong Quốc âm thi tập thường không đòi hỏi câu trả lời. Nhiều khi hỏi về cả những điều đã biết và có lẽ nhằm để thu hút sự quan tâm và làm cho thế văn trở nên linh hoạt, hoạt bát hơn.

Với mỗi kết cấu nghi vấn đều mang lại những giá trị nội dung khác nhau và sắc thái khác nhau. Việc sử dụng những kết cấu nghi vấn khác nhau đã giúp Nguyễn Trãi diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng một cách rõ nét. Với tâm trạng băn khoăn, mâu thuẫn, giằng xé không nguôi giữa việc xuất thế và nhập thế thì những câu nghi vấn và cảm thán đã phát huy hiệu lực cao.

Như vậy, với việc sử dụng những câu cảm thán với nhiều kiểu kết hợp khác nhau đã giúp Nguyễn Trãi diễn tả được nhiều trạng thái tâm lý, tình cảm, những suy tư của tác giả. Đồng thời với việc sử dụng những cấu trúc cảm thán và nghi vấn có sự góp mặt của các kết cấu gần với lời nói thường đã tạo ra nhưng câu thơ hết sức dễ hiểu, gần gũi không câu kì, kiểu cách.

Một phần của tài liệu tính khẩu ngữ trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)