Khái niệm công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Tạo động lực việc làm cho công chức cấp xã huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

1.1. Các khái niệm liên quan đến tạo động lực làmviệc công chức cấp xã

1.1.3.Khái niệm công chức cấp xã

Từ khái niệm về động lực làm việc của người lao động nói chung và từ khái niệm, vai trị của cơng chức cấp xã, có thể đưa ra khái niệm động lực làm việc của công chức cấp xã như sau:

Động lực làm việc của công chức cấp xã là những nhân tố bên trong của bản thân người công chức chịu sự tác động của các yếu tố vật chất và tinh thần thúc đẩy, kích thích cơng chức tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Theo khoản 2, Điều 1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức năm 2019: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội

nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.

Theo khoản 3, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và khoản 2, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động khơng chun trách ở cấp xã thì cơng chức cấp xã gồm 7 chức danh như sau:

- Trưởng Công an;

- Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phòng - thống kê;

- Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

- Tài chính - kế tốn; - Tư pháp - hộ tịch; - Văn hóa - xã hội.

Tại Điều 2. Nghị định 34/2019 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

- Loại 1: tối đa 23 người; - Loại 2: tối đa 21 người; - Loại 3: tối đa 19 người.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản

1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Cơng an xã là cơng an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.”

Như vậy: Công chức cấp xã là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của UBND cấp xã theo quy định để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương, các khoản thu nhập từ ngân sách Nhà nước, số lượng công chức do UBND cấp tỉnh quyết định phân loại.

Một phần của tài liệu Tạo động lực việc làm cho công chức cấp xã huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)