Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làmviệc củacông chức cấp xã,

Một phần của tài liệu Tạo động lực việc làm cho công chức cấp xã huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 51)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội của huyệnA Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

a. Vị trí địa lý: Huyện A Lưới cách Thành phố Huế 70 km về phía Tây. Địa giới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 00'57'' đến 16027’ 30'' vĩ độ Bắc và từ 1070 0' 3’ đến 1070 30' 30'' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (Quảng Trị); - Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đơng giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; - Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh thơng suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, Thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào.

b. Địa hình: A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600- 800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20- 250. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

c. Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa

mưa từ tháng 9 - 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào tháng 10-12, thường gây lũ quét, sạt lở, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khơ nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.

đ. Thủy văn: Có 5 con sơng lớn, trong đó có 2 sơng chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sơng chảy sang phía Việt Nam là sơng Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của sông Hương).

e. Đặc điểm về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 10,8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đến năm 2019 đạt 1.245 tỷ đồng. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,7%, giảm 13,4%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30,7%, giảm 5,8%; dịch vụ chiếm 30,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/người/năm, tăng 9,4 triệu đồng so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đạt 832 tỷ đồng/năm. Thu nhân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 140 tỷ đồng/năm.

Tổng diện tích gieo trồng bình qn hàng năm đạt 97,6%. Sản lượng lương thực có hạt bình qn hàng năm đạt 93,1%; Tổng đàn gia súc bình quân hàng năm đạt 90,2%. Tổng đàn gia cầm bình quân hàng năm đạt 110,6%; Chương trình trọng điểm xây dựng nơng thơn mới triển khai một cách đồng bộ. Đến nay, toàn huyện tăng 31 tiêu chí, đạt 71,3% so với bộ tiêu chí. Có 4 xã đạt chuẩn Nơng thơn mới.

g. Đặc điểm về văn hóa - xã hội

Dân số 52.507 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,53%. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, hàng năm tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng từ 1,5 đến 2%, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm 0,5 đến 01%; công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả cao. Tồn huyện có 31 Trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 62%. Công tác khám chữa bệnh BHYT được triển khai trên

tất cả các trạm y tế, xã trị trấn, có 17/21 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, nghệ thuật có chuyển biến tích cực, chất lượng. Phong trào “tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nâng lên. Số đơn vị thơn, tổ dân phố và gia đình đạt chuẩn văn hóa từ 83 đến 92%. Số đơn vị thơn, tổ dân phố 100% có nhà sinh hoạt cộng đồng. 18/18 xã, thị trấn có hệ thống loa truyền thanh khơng dây, 100 % số dân được xem truyền hình. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện nhất quán và đầy đủ. An ninh, quốc phòng được giữ vững và ổn định [7].

Huế 2.1.2. Khái quát về công chức cấp xã huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên a. Về đặc điểm

Công chức cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới đại đa số là dân cư bản địa, sinh sống tại địa phương, một số ở địa phương khác tới làm việc thơng qua q trình tuyển dụng. Do cùng sinh sống trong cùng một cộng đồng trong một thời gian dài nên phần lớn trong số họ có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Chính vì thế, trong bản thân mỗi người cơng chức cấp xã có các yếu tố: người dân, người cùng họ, cùng làng, người đại diện cộng đồng và người đại diện Nhà nước vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi phối hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân – cộng đồng – Nhà nước. Hầu hết công chức cấp xã vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất, kinh doanh gắn bó với ruộng vườn, trang trại, ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ … cùng với gia đình. Nguồn thu nhập của họ không chỉ từ lương, thưởng, phụ cấp mà cịn cả từ q trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều trường hợp, thu nhập chính là từ q trình sản xuất, kinh doanh.

Huyện A Lưới có 18 xã, thị trấn, điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn. Điều kiện, môi trường, trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí

hoạt động cho công chức cấp xã từng bước được khắc phục những khó khăn, địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn.

b. Về số lượng, cơ cấu

Năm 2016, các đơn vị hành chính cấp sơ sở của huyện A lưới, gồm có 20 xã và 01 thị trấn, với tổng số công chức trên địa bàn huyện là 252 người, một số chức danh vẫn chưa bố trí đủ số lượng cơng chức như: cơng an, chỉ huy trưởng, địa chính, văn phịng – thống kê.

Trong năm 2019, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bắt đầu được điều động cơng an chính quy về xã cơng tác. Thực Nghị quyết 834/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, Huyện A Lưới có 6 xã sáp nhập thành 3 xã, đó là:

- Xã A Đớt với xã Hương Lâm, nhập thành xã: Lâm Đớt;

- Xã Nhâm với xã Hồng Quảng, nhập thành xã: Quảng nhâm;

- Xã Hồng Trung với Bắc Sơn, nhập thành xã: Trung Sơn.

Như vậy, sau sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện A lưới cịn 17 xã và 01 trị trấn.

Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, tổng số công chức là 243 người, giảm 9 người so với năm 2016. Trong đó, nữ 73 người (chiếm 30,04%), dân tộc thiểu số 190 người (chiếm 78,18%), đảng viên 217 người (chiếm 89,30%). Hầu hết các đơn vị hành chính đã bố trí đủ cơng chức theo 07 vị trí chức danh như quy định, đồng thời 100% các xã và trị trấn đều được điêu động cơng an chính quy về cơng tác. Tuy nhiên, đối với 06 xã mới sáp nhập thành 03 xã, hiện tại dôi dư lên đến 42 công chức đã được sắp xếp vào các vị trí chức danh như Văn phịng –thống kê từ 6- 8 người, Địa chính từ 4-6 người, Tư pháp–Hộ tịch mỗi xã 4 người đảm nhiệm. Tuy nhiên, chưa được điêu động, luân chuyển đến đơn vị mới theo quy định (trước 30/7/2021).

Một phần của tài liệu Tạo động lực việc làm cho công chức cấp xã huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 51)