Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực việc làm cho công chức cấp xã huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 47)

1.3. Vai trò, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làmviệc củacông

1.3.2.Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc

- Nền công vụ của Việt Nam dựa trên cơ sở nghề nghiệp suốt đời, nên khi được vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước, công chức sẽ được hưởng lương hết cả cuộc đời. Việc này khiến họ yên tâm và tự mãn vì biết tương lai của mình sẽ ln ổn định nếu được vào biên chế. Mặc dù hiện nay khơng ít người yếu kém về chun mơn, khơng có đủ trình độ, năng lực và khơng hồn thành nhiệm vụ, nhưng không mấy người bị đuổi việc; chỉ trong trường hợp họ vi phạm pháp luật tới mức bị Tịa án kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì hình thức kỷ luật cao nhất đối với công chức cũng chỉ là buộc thôi việc.

Công chức được tăng lương theo niên hạn và theo thâm niên cơng tác sẽ được thi nâng ngạch, bậc. Khi khơng thích cơng việc đang làm, mà tìm được cơng việc tốt hơn, họ có thể xin chuyển cơng tác sang cơ quan, đơn vị khác mà vẫn hưởng nguyên các chế độ chính sách, tiền lương và điều quan trọng là khơng ít người được thụ hưởng "khoản phụ cấp" đáng kể. Vì có cơng

việc ổn định và thu nhập ổn định, nên phần lớn công chức chỉ làm việc theo tinh thần hồn thành cơng việc được giao. Họ khơng có động lực nỗ lực hơn trong công tác, bởi làm nhiều sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Chính vì vậy, cơng chức chọn phương án an tồn là chỉ làm theo quy định, quy trình một cách máy móc mà khơng làm theo sự lựa chọn để công việc đạt hiệu quả tối ưu.

- Công chức cấp xã hầu hết là dân bản địa, cư trú, sinh sống tại địa phương. Phần lớn họ đều có mối quan hệ dịng tộc và gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hố, tình cảm ...

Trong đời sống hàng ngày, quan hệ họ hàng, làng bản có khi cịn sâu nặng hơn quan hệ đồng chí, đồng nghiệp. Trong bản thân con người mỗi công chức cấp xã các yếu tố: người dân, người cùng họ cùng làng, người đại diện cộng đồng và người đại diện Nhà nước vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân- cộng đồng- Nhà nước.

- Công chức cấp xã khơng thốt ly hẳn sản xuất, kinh doanh. Phần lớn công chức cấp xã vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất kinh doanh gắn với ruộng, vườn, trang trại, ngành nghề thủ cơng nghiệp, dịch vụ... cùng với gia đình. Trong nhiều trường hợp nguồn thu nhập chính của họ khơng phải tiền lương, phụ cấp được Nhà nước đãi ngộ mà chủ yếu từ kết quả sản xuất kinh doanh của bản thân và gia đình. Điều này làm cho cơng chức khơng hồn tồn tồn tâm vào cơng việc, đặc biệt là khi bước vào thời vụ sản xuất, kinh doanh. Có trường hợp công chức sử dụng thời gian, tài sản của Nhà nước để phục vụ cho mục đích cá nhân.

b. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc: - Các yếu tố về cá nhân

+ Nhu cầu và lợi ích cá nhân: Nhu cầu của mỗi cá nhân không giống nhau và mỗi cá nhân đều có rất nhiều nhu cầu. Các nhu cầu này rất đa dạng và

thay đổi liên tục theo thời gian. Con người có thể cùng lúc có nhiều nhu cầu khác nhau và khơng phải chỉ khi nào thỏa mãn được các nhu cầu bậc thấp con người mới nẩy sinh nhu cầu ở bậc cao hơn.

Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người, mà nhu cầu là yếu tố quan trọng nhất tạo ra động lực. Nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng có nhu cầu thì khơng có lợi ích hay lợi ích là biểu hiện hình thức của nhu cầu. Khi có sự thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần tức là con người đã nhận được lợi ích từ vật chất và tinh thần thì khi đó động lực tạo ra càng lớn.

Năng lực cá nhân tác động đến động lực làm việc theo 2 hướng nó có thể làm gia tăng hoặc làm giảm đi động lực làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức. Nếu năng lực của công chức cao hơn nhiều so với địi hỏi cơng việc họ nắm giữ sẽ dẫn tới việc cơng chức nhanh chóng rơi vào trạng thái nhàm chán và thiếu động lực làm việc. Điều này cũng xảy ra tương tự như khi năng lực của công chức thấp hơn u cầu của cơng việc. Vì thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết nên họ thường xun gặp khó khăn trong cơng việc. Tình trạng này lặp đi, lặp lại hàng ngày làm cho người lao động rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản khơng cịn động lực làm việc nữa.

Tình trạng kinh tế ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu làm việc của người lao động và vì vậy, nó ảnh hưởng lớn đến động cơ làm việc của họ. Với những người có điều kiện kinh tế tốt, các nhu cầu bậc cao trở nên nổi trội hơn. Ngược lại, với những người có điều kiện kinh tế khó khăn, cần quan tâm đến các nhu cầu của họ như tiền lương, an tồn cơng việc…

- Các yếu tố thuộc về công việc

Sự đa dạng của các kỹ năng sử dụng trong công việc: Sự đa dạng của công việc cho phép người lao động thực hiện những thao tác khác nhau, sử dụng một số quy trình và có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau. Những

cơng việc có mức độ đa dạng thường được xem là có tác dụng kích thích, bởi vì sử dụng hết mọi khả năng của người lao động. Tính ổn định và mức độ tự chủ khi thực hiện cơng việc: Cơng việc có tính ổn định và mức độ tự chủ cao sẽ tác động đến kinh nghiệm và khả năng làm việc của người lao động, người lao động yên tâm công tác và sẽ phát huy hết khả năng làm việc của mình. Mức độ rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc: Nhiệm vụ càng rõ ràng và gắn với trách nhiệm cá nhân, người lao động sẽ chủ động thực hiện công việc được giao.

- Các yếu tố thuộc về tổ chức

Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là tồn bộ các giá trị được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, đó là các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Phong cách lãnh đạo: Có 3 phong cách lãnh đạo (chuyên quyền, dân chủ và tự do). Người lãnh đạo cần lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với đặc điểm của tổ chức mình, với mơi trường làm việc để có thể phát huy cao nhất khả năng của bản thân nhà lãnh đạo cũng như khai thác năng lực, tiềm năng của nhân viên, lôi cuốn họ thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Hệ thống thông tin nội bộ: Hệ thống thông tin minh bạch là cơ sở đảm bảo rằng từng cá nhân trong tổ chức được trả lương tương xứng với đóng góp của mình, được đánh giá và đối sử công bằng… Hệ thống thông tin minh bạch làm cho người lao động có động lực cao khi làm việc.

Chính sách và thực tiễn quản lý nhân sự của tổ chức: Chính sách nhân sự thể hiện trên tất cả các mặt từ tuyển dụng, bố trí, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động cho đến bảo vệ lao động. Chính sách nhân

sự là nhằm đáp ứng lại các nhu cầu mục tiêu cá nhân của người lao động. Mà nhu cầu là yếu tố bên trong quan trọng nhất thức đẩy người lao động làm việc, cho nên việc thực hiện chính sách sẽ ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.

Môi trường và điều kiện lao động: Điều kiện lao động tại nơi làm việc bao gồm các yếu tố về môi trường lao động, như các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động tới trạng thái chức năng cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ ở hiện tại và trong tương lai. Nếu môi trường làm việc thuận lợi, phù hợp, các thành viên trong tổ chức sẽ cảm thấy thoải mái về tinh thần, giảm căng thẳng, có khả năng phục hồi làm việc cao … làm cho động lực làm việc tăng lên.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã nêu lên khá đầy đủ về cơ sở lý luận của tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã. Tác giả đã đưa ra khái niệm về động lực làm việc cũng như các biểu hiện của nó. Phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới động lực lực làm việc như các yếu tố thuộc về cá nhân, các yếu tố thuộc về công việc và các yếu tố thuộc về tổ chức. Tác giả đưa ra các học thuyết về tạo động lực làm việc: Học thuyết về kỳ vọng của Victor Vroom trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố: sự nỗ lực cá nhân - thành tích – kết quả (phần thưởng); Học thuyết về công bằng của J. Stacy. Adams, trên cơ sở nghiên cứu cảm nhận của mỗi người về cách họ được đối xử như thế nào so với người khác; Học thuyết về nhu cầu của A. Maslow vẫn được các nhà quản trị ứng dụng rộng rãi trong quản trị nguồn nhân lực. Học thuyết về hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow về nhu cầu và sự tự nhận thức về nhu cầu tự nhiên của con người đã đưa ra học thuyết phân cấp nhu cầu, cho

rằng mục tiêu, động lực thúc đẩy hoạt động của con người, Học thuyết về hai yếu tố của Fridetick Herzberg những yếu tố duy trì chỉ có tác dụng loại bỏ sự khơng hài lòng, bất mãn.

Qua nghiên cứu các học thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động, tác giả đã nêu lên khái niệm liên quan, nội dung, phương pháp, đặc điểm, vai trị của cơng chức cấp xã, các nhóm phương pháp tạo động lực cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc làm việc của công chức cấp xã. Những nội dung về lý luận và pháp lý liên quan đến công chức cấp xã và tạo động lực làm việc được đề cập trong Chương 1, là luận cứ khoa học để phân tích đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được đề cập trong Chương 2 cũng như phương hướng và giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong Chương 3 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của côngchức cấp xã, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Tạo động lực việc làm cho công chức cấp xã huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 47)