7. Kết cấu của luận văn
3.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa
3.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người có cơng
chiến tranh để lại khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế để được khám chữa bệnh miễn phí khi ốm đau hoặc vết thương bị tái phát. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức bảo hiểm y tế chỉ ở mức 4.5% tiền lương tối thiếu chung là còn quá thấp, chưa đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho những đối tượng đó.
Việc chăm sóc đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên cần phải được quy định cụ thể những chế độ chăm sóc y tế đặc biệt đối với họ.
3.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người có cơng có cơng
Việc nâng cao nhận thức về chính sách là nội dung rất quan trọng trong q trình thực thi chính sách. Thơng qua giáo dục, thơng tin, tun truyền chính sách được thực hiện có hiệu quả sẽ làm cho các đối tượng chính sach cũng như các đối tượng liên quan chuyển biến về nhận thức, thay đổi về hành vi từ đó họ sẽ tham gia tích cực và đầy đủ vào q trình thực thi chính sách này. Điều này sẽ làm cho chính sách khơng bị hiểu nhầm, hiểu sai từ đó có thể hạn chế những sai lầm, khuyết điểm của các cấp chính quyền trong q trình thực hiện. Bên cạnh đó làm tốt cơng tác vận động tuyên truyền về chính sách sẽ làm cho các đối tượng của chính sách nhất là đối tượng thụ hưởng lợi ích của chính sách hiểu rõ hơn những lợi ích mà họ sẽ được hưởng cũng như những việc họ cần phải làm để trong thực thi chính sách từ đó hình thành lên ý thức tự giác để cơng chức hăng hái, chủ động, tích cực tham gia tham gia bồi dưỡng.
Vì thế, việc đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách đối với người có cơng với cách mạng làm việc làm thiết thực nhất, cần phải được chú
trọng thường xuyên. Công tác này không chỉ giúp cho cán bộ địa phương, người triển khai, thực hiện tốt chính sách ưu đãi mà cịn tạo điều kiện cho toàn dân, đặc biệt là những đối tượng chính sách hiểu hơn về những ưu đãi mà mình được hưởng, từ đó hiểu đúng, tuân thủ những quy định của pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng.
Thứ nhất: Phát huy vai trò của người đứng đầu trong thực thi chính
sách. Gắn quyền hạn với trách nhiệm, tăng cường cơng tác nêu gương của Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, xã, thị trấn, từ đó lan tỏa tinh thần đến tồn thể tổ chức, đơn vị.
Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, Bí thư, Chủ tịch UBND các xã thị trấn. Người đứng đầu cần gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực thi chính sách đối với người có cơng, chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động tri ân người có cơng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng tiến độ được giao.
Bên cạnh đó, cần thực hiện giao quyền gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trong thực thi chính sách, bảo đảm cơng tâm, khách quan, tránh trường hợp nể nang, ngại va chạm. Nếu để xảy ra sai phạm thì những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thứ hai: Đa dạng hóa các hình thức thơng tin, phổ biến, tun truyền về
thực thi chính sách, các cấp chính quyền của huyện Gia Lâm cần huy động và sử dụng nhiều kênh tuyên truyền khác nhau với những hình thức và cách thức khác nhau như: họp, truyền hình, phát thanh, báo chí, internet, tờ rơi, tuyên truyền lưu động, thông qua các hội diễn sân khấu, cuộc thi tìm hiểu... Đặc biệt cần phát huy vai trị của Cổng thơng tin điện tử. Nội dung tuyên truyền cần bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách nhất là những tấm gương điển hình.
Thực hiện phổ biến các quy định, văn bản về chính sách đối với người có cơng bằng nhiều hình thức.
Thứ ba: Tiến hành tuyên truyền thường xuyên, liên tục, tránh làm kiểu
“phong trào”, “đầu voi đuôi chuột”. Công tác tuyên truyền về là hoạt động lâu dài, thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng và cần được thực hiện một cách linh hoạt, khéo léo để phát huy tác dụng cao nhất.
3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách đối với người có cơng
Cải cách thủ tục hành chính được Đảng, Nhà nước xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và cũng là địi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có cơng với cách mạng dựa trên cơ sở Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chỉnh phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính; Quyết định số 1025/QĐ-LĐTBXH ngày 03/8/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc cơng bố bộ thủ tục hành chính lĩnh vực người có cơng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Để cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực người có cơng với cách mạng, cần tập trung vào những nội dung sau:
- Thay đổi nhận thức và nhận thức đúng tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính, bao gồm nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như nhận thức của người dân và người có cơng với cách mạng về công tác này.
- Cơ quan lao động thương binh xã hội phải coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Cần quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức tinh thần cốt lõi của cải cách thủ tục hành
chính đối với người có cơng với cách mạng, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, người có cơng với cách mạng và thân nhân của họ ngày một tốt hơn, chất lượng hệ thống thể chế ngày một cao hơn, nguồn lực xã hội phải được sử dụng có hiệu quả nhất. Cải cách thủ tục hành chính đối với người có cơng với cách mạng khơng phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà việc sửa đổi phải đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, người có cơng với cách mạng, lấy sự hài lịng của người dân và người có cơng với cách mạng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là thước đo cho kết quả cải cách thủ tục hành chính. Rà sốt, đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền bãi bỏ những thủ tục hành chính về người có cơng khơng cần thiết và khơng phù hợp, cơng khai hóa các quy định về chính sách đối với người có cơng với cách mạng để mọi người biết và thực hiện cho đúng.
- Về phía người dân, người có cơng với cách mạng, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, cần hiện thực hóa tinh thần "Chung tay cải cách thủ tục hành chính", đồng hành cùng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Đề xuất những sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đối với người có cơng với cách mạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người có cơng, góp phần quan trọng bảo đảm sự thành cơng cho nhiệm vụ đầy khó khăn nhưng rất ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Cải cách hành chính dựa trên nền tảng nghệ thơng tin vừa là việc làm trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm giải quyết tốt chính sách đối với người có cơng.
- Thơng qua cải cách thủ tục hành chính có thể xác định căn bản các cơng việc của cơ quan nhà nước với người có cơng, trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị qua đó xây dựng bộ máy phù hợp, lựa chọn đội ngũ cán bộ công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.