2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được
2.3.1.1. Công tác thu Quỹ bảo hiểm xã hội
Trong những năm qua, BHXH Việt Nam ln nỗ lực cố gắng hồn thành tốt công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH.
-BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp số
5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31/12/2014, hàng năm Tổng cục Thuế đã gửi dữ liệu danh sách đơn vị, danh sách lao động, cá nhân có thu nhập để BHXH Việt Nam kết xuất danh sách đơn vị, lao động chưa đóng để rà sốt, khai thác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.
- Luật BHXH năm 2014 đã quy định cơ quan BHXH có chức năng thanh tra chun ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN tạo cơng cụ pháp lý cho Ngành tổ chức thực hiện công tác thu, phát triển đối tượng một cách hiệu quả.
- Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã bổ sung hành vi gian lận BHXH, BHYT, BHTN, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN là tội phạm hình sự, là chế tài mạnh nhất đảm bảo tính răn đe, trừng phạt.
-Tồn Ngành đã ứng dụng CNTT tiên tiến để quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN tập trung, liên thơng tồn quốc; thường xun theo dõi tình hình biến động về đối tượng tham gia BHXH, BHTN để quản lý, điều hành. Hạn chế tình trạng trường hợp người đang tham gia BHXH tại doanh nghiệp này nhưng đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần tại doanh nghiệp khác trước đó.
- Chủ động, thường xuyên báo cáo và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp các Sở, ngành địa phương trong tổ chức thực hiện khai thác, phát triển đối tượng, người tham gia BHXH bắt buộc nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch từng năm, giai đoạn và mục tiêu theo lộ trình theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
- Tập trung tổ chức rà soát, điều tra dữ liệu NLĐ, cá nhân quyết toán thuế thu nhập cá nhân do cơ quan Thuế cung cấp, để thực hiện đồng bộ các giải pháp (gửi thông báo, tổ chức làm việc với đơn vị, thanh tra, xử lý, hoặc đề xuất xử lý vi phạm…) khai thác, phát triển triệt để đối tượng, người tham gia BHXH bắt buộc.
- Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, từ tháng 9/2018, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng Cơng ty Bưu điện Việt Nam thí điểm phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, vận động trực tiếp nông dân, người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, kết quả sau 03 tháng số người tham gia BHXH tự nguyện mới đạt trên 36.000 người. Sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm, năm 2019, năm 2020, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bưu điện tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp đến đối tượng tiềm năng để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và đã đạt được kết quả như đã nêu ở trên. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,3%, vượt xa mục tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW (đến năm 2021 đạt 1% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện).
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp, đa dạng, bằng nhiều hình thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, các lợi ích, ưu điểm, các hành vi
vi phạm, xử lý vi phạm, hậu quả của việc trốn đóng, chậm đóng BHXH đến doanh nghiệp, NLĐ và người dân. Tổ chức mạng lưới đại lý thu, điểm thu đa
dạng, rộng khắp đến từng thôn, bản, tổ dân phố; triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp với tính chất nghề nghiệp, công việc, đặc điểm vùng, miền nhằm phát triển nhanh người tham gia BHXH tự nguyện.
- Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng, tập trung vào các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về trốn đóng BHXH bắt buộc với số lao động lớn, thời gian kéo dài.
Nhìn chung, cơng tác phát triển người tham gia BHXH, có tăng nhưng chưa bền vững và chưa đạt như mong muốn.
Về tình hình nợ đóng quỹ BHXH: thời gian qua, Ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng, như đôn đốc để các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH ngay khi có dấu hiệu chậm đóng; cơng khai danh sách các doanh nghiệp nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thường xuyên nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp, giải pháp kịp thời đối với các doanh nghiệp mới phát sinh nợ BHXH, BHTN không để nợ kéo dài, hoặc nợ với số tiền lớn. Tăng cường kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, phát hiện kịp thời tình trạng trốn đóng, cương quyết xử phạt hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH năm 2014; cơ quan BHXH các cấp đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về BHXH, BHTN đối với các đơn vị sử dụng lao động. Chia sẻ thông tin về nợ BHXH của doanh nghiệp với cơ quan thuế theo Quy chế phối hợp và đề nghị cơ quan thuế, cơ quan thanh tra ở địa phương phối hợp thực hiện các cuộc thanh tra liên ngành. Từ năm 2019 thực hiện quản lý thanh tra chuyên ngành đóng bằng phần mềm, tự động cảnh báo, ban hành quyết định thanh tra đột xuất đối với những đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN. Chuyển hồ sơ những đơn vị không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra đến cơ quan Công an, kiến nghị điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2.3.1.2. Cơng tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Việc giải quyết hưởng và chi trả các chế độ BHXH được bảo đảm, kịp thời, đúng quy định, hỗ trợ người dân, người lao động vượt qua khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh; thời hạn giải quyết được rút ngắn hơn nhờ các phần mềm nghiệp vụ được liên thông và thực hiện giao dịch điện tử, qua đó quyền lợi người thụ hưởng chính sách được đảm bảo tốt nhất. Đặc biệt trong năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm; BHXH Việt Nam ln theo sát diễn biến tình hình thực tế, kịp thời thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, đảm bảo an toàn cho người hưởng và đồng thời thực hiện các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ.
2.3.1.3. Cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH hiện nay đều đang đảm bảo cân đối thu - chi. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 hiện nay, quỹ BHXH đã phát huy vai trò, kịp thời, hiệu quả trong đảm bảo thu nhập, hỗ trợ thu nhập cho một số lượng lớn người lao động nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngồi ra, quỹ BHXH cịn hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động tiết giảm kinh phí do giảm mức đóng vào quỹ TNLĐ, BNN. Quỹ TNLĐ-BNN khơng hồn tồn là quỹ tài chính ngắn hạn mà kết dư các quỹ này còn là nguồn lực về tài chính quan trọng của quốc gia để phịng ngừa, hỗ trợ chủ sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp cấp bách như dịch COVID-19 hiện nay.
2.3.1.4. Hoạt động đầu tư, bảo toàn và phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội
Hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước và pháp luật, đảm bảo ngun tắc an tồn. Cơng tác quản lý hoạt động đầu tư quỹ ngày càng chuyên nghiệp và nề nếp. Quy mô đầu tư
quỹ ngày càng lớn, thể hiện sự tăng trưởng của quỹ, số dư đầu tư quỹ và lợi nhuận thu từ đầu tư hàng năm đều tăng về số tuyệt đối, quỹ BHXH được bảo toàn, tăng trưởng giá trị. Tỷ lệ lãi đầu tư bình qn ln tăng trưởng dương và vượt cao so với chỉ số lạm phát.
2.3.1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra
Từ tháng 6/2016, với việc cơ quan BHXH được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT đã khẳng định hiệu quả của công tác phát hiện, xử lý vi phạm so với giai đoạn chưa được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (giai đoạn 2016-2020, tổng số đơn vị vi phạm được phát hiện, xử lý bằng 120%, số tiền yêu cầu truy thu bằng 451% so với giai đoạn 2011-2015 khi chỉ thực hiện kiểm tra). Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015 cơ quan BHXH chưa có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nên nhiều đơn vị chây ì, khơng khắc phục số tiền nợ; đến giai đoạn 2016-2020, qua thanh tra chuyên ngành các đơn vị đã khắc phục nợ 8.956 tỷ đồng (tương đương 70% tổng số tiền nợ của các đơn vị được thanh tra). Số nợ phải tính lãi đã giảm dần (năm 2016 là 2,7%; năm 2017 là 2,2%; năm 2018 là 1,7%; năm 2019 là 1,6%, riêng năm 2020 tỷ lệ nợ có tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19).
Nhìn chung chất lượng các cuộc thanh tra lại được tăng lên một bước đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao tính tn thủ pháp luật về BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động (tỷ lệ thu hồi nợ qua cơng tác TTKT tồn Ngành trung bình đạt trên 70% là minh chứng rõ rệt cho điều này); cùng với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ sẵn có (tồn Ngành hiện có trên 2.500 người có trình độ, đã được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về TTKT) và nguồn cơ sở dữ liệu liên thông giữa các phần mềm nghiệp vụ, là cơ sở để đáp ứng ngay nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chi nếu được Quốc hội, Chính phủ giao mà khơng cần tăng thêm tổ chức, biên chế.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
2.3.2.1. Công tác thu Quỹ bảo hiểm xã hội
- Số đối tượng tham gia BHXH nhìn chung cịn thấp, đến năm 2020 mới chiếm khoảng 32,8% so với lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia (trong đó BHXH bắt buộc chiếm 30,5%, BHXH tự nguyện chiếm 2,3%). Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện mặc dù tăng cao (năm 2020 tăng 184,2 lần so với năm 2008 là năm đầu triển khai chính sách BHXH tự nguyện) và đã vượt chỉ tiêu đề ra, nhưng vẫn còn cách xa so với tiềm năng. Đặc biệt, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã làm cho các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu, khai thác, phát triển đối tượng, người tham gia BHXH, số đối tượng tham gia BHXH vẫn tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp, năm 2020 tỷ lệ tăng chưa bằng một nửa tỷ lệ tăng của những năm trước.
- Mức chi hoa hồng cho các đại lý thu BHXH mặc dù đã được điều chỉnh nhưng còn chưa linh hoạt như các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại khác nên chưa đủ khuyến khích các đại lý tích cực hơn trong cơng tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHXH.
- Mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia còn thấp, đa số các địa phương chỉ hỗ trợ kinh phí theo mức quy định của Luật BHXH, chỉ một số ít địa phương hỗ trợ thêm kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh, thành phố. Trong khi chế độ thụ hưởng mới có 2 chính sách là hưu trí và tử tuất nên chưa khuyến khích được người tham gia.
- Số thu BHXH đều tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng năm 2020 thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019; mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tăng khơng đáng kể, thậm chí tỉ lệ tăng có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Tiền lương bình qn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có xu hướng giảm.
-Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH của một số đơn vị sử
dụng lao động vẫn còn phổ biến; tỷ lệ nợ đọng còn cao dù các giải pháp hạn chế đã được thực hiện khá quyết liệt.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách để lách luật, như: cố tình xây dựng thang, bảng lương để đóng BHXH bằng mức thấp nhất; tiền lương đóng BHXH tại nhiều doanh nghiệp bằng mức lương tối thiểu vùng, cộng thêm tỷ lệ phần trăm theo quy định đối với NLĐ đã qua đào tạo nghề hoặc làm nghề, cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thậm chí cố tình giảm mức đóng BHXH để lấy khoản đó trả cho NLĐ nhằm thu hút NLĐ.
-Cơ chế để tổ chức Cơng đồn khởi kiện đơn vị, doanh nghiệp trốn đóng
BHXH cần phải có ủy quyền của người lao động cho tổ chức cơng đồn của đơn vị, doanh nghiệp, dẫn đến không thực hiện được.
- Chưa có số liệu, dữ liệu cập nhật về tình hình sử dụng lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động (theo quy định thì hàng q, 06 tháng doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai trình lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương).
-Dữ liệu cơ quan Thuế cung cấp để BHXH Việt Nam khai thác, phát triển đối tượng chưa được cập nhật kịp thời, chưa phản ánh được thực trạng tổ chức trả thu nhập, người lao động hàng tháng, quý. Cơ quan BHXH mất rất nhiều công sức để rà soát đối chiếu dữ liệu và điều tra thực tế.
2.3.2.2. Công tác giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Tình trạng người lao động mượn hồ sơ tư pháp của người khác để đi làm trong khoảng một thời gian dài, nhiều trường hợp đã giải quyết hưởng các chế độ BHXH; dẫn đến làm xáo trộn dữ liệu về thông tin cá nhân, làm phát sinh khối lượng công việc lớn cho cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan, gây khó khăn cho cơng tác quản lý.
- Mặc dù cơ quan BHXH đã có nhiều giải pháp để rà sốt, kiểm tra nhưng tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH vẫn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương và có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn như: Giả mạo chứng từ, mua bán, cấp khống giấy tờ, khai khống hồ sơ hưởng chế độ, thu gom mua bán sổ BHXH… Đặc biệt là lợi dụng chính sách BHXH, nhiều trường hợp cá nhân chuẩn bị sinh con (không phải người lao động, không làm việc và hưởng lương tại đơn vị) đã cấu kết với đơn vị sử dụng lao động “gửi đóng BHXH” chỉ với thời gian 6, 7 tháng để hưởng chế độ thai sản (gồm cả tiền trợ cấp thai sản và BHYT).
- Số người hưởng BHXH một lần vẫn tiếp tục gia tăng (trung bình hàng năm chiếm khoảng 40% so với số người mới tham gia BHXH bắt buộc), dẫn tới độ bao phủ BHXH tăng chậm, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh bền vững cho người dân, gây mất ổn định quỹ BHXH.
2.3.2.3. Về cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội
Số chi từ quỹ ốm đau thai sản hàng năm đều tiệm cận số thu, đặc biệt năm 2018, 2019 là những năm quỹ ốm đau thai sản có số chi cao hơn số thu trong năm, tỷ lệ số chi/số thu quỹ trong năm 2018 là 101,62%, năm 2019 là 104,9%.
2.3.2.4. Hoạt động đầu tư, bảo toàn và phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội
- Theo Luật BHXH 2014 và Nghị định số 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm cung cấp cho BHXH Việt Nam kết quả xếp loại tín nhiệm đối với các NHTM hằng năm để phục vụ cho hoạt động đầu tư an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên trong năm 2020, NHNN không thực hiện nội dung trên do Luật NHNN chỉ quy định thực hiện “xếp hạng các tổ chức tín dụng”. Điều này cho thấy quy định giữa các Luật chưa có sự thống nhất, gây khó khăn trong việc thực hiện đầu tư vào hệ thống NHTM.
- Lãi thu từ hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam giảm dần trong