Cân đối thu chi các quỹ thành phần giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 63)

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Quỹ BHXH

1Quỹ ốm đau, thai sản

Số thu Số chi Tỷ lệ số chi /số thu 2Quỹ TNLĐ-BNN Số thu Số chi Tỷ lệ số chi /số thu

3 Quỹ Hưu trí tử tuất

Số thu Số chi

Tỷ lệ số chi /số thu

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Tỷ trọng số chi/thu các chế độ từ các quỹ thành phần của quỹ BHXH năm 2020: Quỹ hưu trí tử tuất là 70,48%, tăng 1,95% so với năm 2019; quỹ TNLĐ-BNN là 17,33%, giảm 0,1% so với năm 2019; Quỹ ốm đau thai sản là 99,98%, giảm 4,92% so với năm 2019.

Quy mô các quỹ BHXH tiếp tục tăng hàng năm, tốc độ tăng quỹ có xu hướng chậm lại. Tổng số dư quỹ BHXH đến năm 2020 là 862.481 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2019, trong đó: quỹ hưu trí và tử tuất 794.920 tỷ đồng, chiếm 92,2% tổng số dư quỹ BHXH, đảm bảo cân đối trong dài hạn.

2.2.3.4. Đầu tư bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội

Thực hiện Luật BHXH năm 2014, Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN; BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư các quỹ theo đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng Quản lý BHXH, đầu tư vào các hình thức: Mua trái phiếu Chính phủ; gửi tiền, mua trái phiếu của các NHTM có chất lượng hoạt động lành mạnh theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Giai đoạn 2018-2020, BHXH Việt Nam ưu tiên đầu tư trái phiếu Chính phủ thơng qua phương thức đấu thầu tại Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội, giúp Chính phủ duy trì, ổn định thị trường trái phiếu Chính phủ, đồng thời hỗ trợ kịp thời nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước trong bối cảnh nhu cầu chi tăng cao. Số cịn lại đầu tư vào các NHTM có chất lượng hoạt động lành mạnh được Hội đồng quản lý BHXH phê duyệt, để đảm bảo nguồn chi trả các chế độ BHXH. Với vai trị là quỹ tài chính cơng lớn, BHXH Việt Nam tập trung đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, từ năm 2018 đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 85% trên tổng số vốn đầu tư. Qua đó đã giúp Nhà nước huy động thành công nguồn vốn trong nước với lãi suất thấp phục vụ phát triển kinh tế, ASXH, ổn định kinh tế vĩ mô và tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước.

Bảng 2.5: Tình hình đầu tƣ quỹ giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2018 2019 2020

Số dư lũy kế tại thời điểm cuối mỗi năm của quỹ BHXH ngày càng tăng, thể hiện quy mô về đầu tư tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2018 số dư đầu tư tính đến cuối năm là 728.085 tỷ đồng thì đến 31/12/2020 số dư đầu tư lũy kế đã đạt 897.715 tỷ đồng (tăng 10,33% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó: Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là 779.215,1 tỷ đồng chiếm 86,8% tổng số dư đầu tư quỹ; Đầu tư vào các NHTM là 118.500 tỷ đồng, chiếm 13,2% tổng số dư đầu tư quỹ.

Bảng 2.6: Cơ cấu đầu tƣ quỹ từ 2018 - 2020

Đơn vị tính: %

Năm

2018 2019 2020

Cơ cấu và tỷ lệ đầu tư tính đến cuối năm đảm bảo chấp hành đúng Nghị quyết của Hội đồng Quản lý BHXH phê duyệt phương án đầu tư quỹ.

Lãi suất đầu tư bình quân các năm: Năm 2018 là 6,4% cao hơn 2,86% so với tỷ lệ lạm phát trong năm; năm 2019 là 5,8% cao hơn 3% so với tỷ lệ lạm phát trong năm; năm 2020 đạt 5,02%, cao hơn 1,79% so với tỷ lệ lạm phát trong năm (3,23%). Như vậy có thể thấy Quỹ BHXH được bảo tồn giá trị và tăng trưởng.

2.2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra về thu, chi Quỹ bảo hiểm xã hội

Luật BHXH năm 2014 đã trao cho cơ quan BHXH chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN. Chính phủ đã ban hành nghị định quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH, trong đó giao thẩm quyền cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu BHXH. Đây là một biện pháp mạnh giúp cho cơ quan BHXH thực hiện công tác thu và hạn chế việc nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Hằng năm, BHXH Việt Nam xây dựng Kế hoạch kiểm tra, phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành tình hình thực hiện pháp luật BHXH, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN và triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra với các đơn vị trong và ngoài Ngành. Cơ quan BHXH đã tập trung xây dựng lực lượng nhân sự làm cơng tác thanh tra, có đầy đủ kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động, bản lĩnh và quyết đốn; đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn về cơng tác thanh tra, kiểm tra thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.

Trong 03 năm 2018 - 2020, Ngành BHXH đã thực hiện 41.672 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó: 10.358 cuộc thanh tra chuyên ngành đóng

BHXH, BHYT, BHTN tại 22.761 đơn vị sử dụng lao động; 9.505 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại 13.062 đơn vị. Cơng tác thanh tra, kiểm tra đã có sự phối hợp thực hiện với các ngành hữu quan. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2018-2020 như sau:

Thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT: 98.158 lao động chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 80.482,2 triệu đồng (trong đó: năm 2018 là 244,4 tỷ đồng, năm 2019 là 140,8 tỷ đồng, năm 2020 là 80 tỷ đồng). Trước khi ban hành quyết định thanh tra, số tiền nợ của các đơn vị được thanh tra là 1.971.278 triệu đồng; số tiền các đơn vị đã khắc phục ngay trong thời gian thanh tra là 613.060 triệu đồng (tương đương đạt 31,1% tổng số nợ).

Ban hành 2.340 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng BHXH, BHYT, BHTN 270 (trong đó: năm 2018 là 1.178 Quyết định, năm 2019 là 1.178 Quyết định, năm 2020 là 270 Quyết định) với tổng số tiền xử phạt vi phạm là 96,5 tỷ đồng.

Kiểm tra cơng tác giải quyết, thanh tốn chế độ BHXH: Yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH số tiền 31 tỷ đồng do thanh tốn các chế độ BHXH khơng đúng quy định.

Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động TTKT; khai thác, phân tích dữ liệu để đánh giá, xác định dấu hiệu lạm dụng, trục lợi và các hành vi vi phạm pháp luật. Từ năm 2019, đã đưa vào triển khai Phần mềm quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra; đến nay, phần mềm tiếp tục được nâng cấp, bổ sung chức năng xử lý dữ liệu, cảnh báo trong hoạt động TTKT (đã xây dựng 121 dấu hiệu nhận diện của 77 hành vi vi phạm trong thực

nhận diện sai sót trong nghiệp vụ). Việc triển khai TTKT theo hình thức điện

tử đã làm tăng năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc và giảm nhân lực, thời gian tiến hành các đoàn thanh tra, đặc biệt là rút ngắn thời gian làm việc trực tiếp với đơn vị. Qua thống kê, với phương pháp TTKT truyền thống thủ cơng như trước đây thì thời lượng làm việc trung bình tại 01 đơn vị sử dụng lao động là 20 giờ (tương đương 2,5 ngày làm việc); ứng dụng CNTT đã giảm thời lượng làm việc tại đơn vị khoảng 48%, xuống còn 10,5 giờ (tương đương hơn 1 ngày làm việc).

Nhìn chung, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng lên một bước, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao tính tn thủ pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT của NLĐ và chủ sử dụng lao động (tỷ lệ thu

hồi nợ qua cơng tác TTKT tồn Ngành trung bình đạt trên 70% là minh chứng rõ rệt cho điều này); cùng với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ sẵn có

(tồn Ngành hiện có trên 2.500 người có trình độ, đã được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về TTKT) và nguồn cơ sở dữ liệu liên thông giữa các phần mềm nghiệp vụ, là cơ sở để đáp ứng ngay nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chi nếu được Quốc hội, Chính phủ giao mà khơng cần tăng thêm tổ chức, biên chế.

Một số hành vi vi phạm lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH đã được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra như: Không tham gia, tham gia không đúng đối tượng hoặc đăng ký tham gia khơng đúng thời gian quy định; Đóng khơng đúng, đủ mức đóng theo quy định; Trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT hoặc đã thu, trích nộp tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT của NLĐ nhưng không nộp về cho cơ quan BHXH; Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN để hưởng các chế độ BHXH, BHTN; Đơn vị

SDLĐ và NLĐ "lách luật" tăng mức đóng cao để lạm dụng chế độ thai sản; NLĐ làm việc theo hợp đồng giao khốn (đơn vị khơng theo dõi ngày công) lập hồ sơ để hưởng tối đa số ngày được nghỉ hưởng BHXH trong năm; NLĐ đi làm trở lại nhưng không khai báo để hưởng tiếp trợ cấp thất nghiệp, v.v…

2.3. Đánh giá kết quả thực hiện, hạn chế và nguyên nhân

2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được

2.3.1.1. Công tác thu Quỹ bảo hiểm xã hội

Trong những năm qua, BHXH Việt Nam ln nỗ lực cố gắng hồn thành tốt công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH.

-BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp số

5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31/12/2014, hàng năm Tổng cục Thuế đã gửi dữ liệu danh sách đơn vị, danh sách lao động, cá nhân có thu nhập để BHXH Việt Nam kết xuất danh sách đơn vị, lao động chưa đóng để rà sốt, khai thác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

- Luật BHXH năm 2014 đã quy định cơ quan BHXH có chức năng thanh tra chun ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN tạo cơng cụ pháp lý cho Ngành tổ chức thực hiện công tác thu, phát triển đối tượng một cách hiệu quả.

- Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã bổ sung hành vi gian lận BHXH, BHYT, BHTN, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN là tội phạm hình sự, là chế tài mạnh nhất đảm bảo tính răn đe, trừng phạt.

-Tồn Ngành đã ứng dụng CNTT tiên tiến để quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN tập trung, liên thơng tồn quốc; thường xun theo dõi tình hình biến động về đối tượng tham gia BHXH, BHTN để quản lý, điều hành. Hạn chế tình trạng trường hợp người đang tham gia BHXH tại doanh nghiệp này nhưng đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần tại doanh nghiệp khác trước đó.

- Chủ động, thường xuyên báo cáo và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp các Sở, ngành địa phương trong tổ chức thực hiện khai thác, phát triển đối tượng, người tham gia BHXH bắt buộc nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch từng năm, giai đoạn và mục tiêu theo lộ trình theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

- Tập trung tổ chức rà sốt, điều tra dữ liệu NLĐ, cá nhân quyết toán thuế thu nhập cá nhân do cơ quan Thuế cung cấp, để thực hiện đồng bộ các giải pháp (gửi thông báo, tổ chức làm việc với đơn vị, thanh tra, xử lý, hoặc đề xuất xử lý vi phạm…) khai thác, phát triển triệt để đối tượng, người tham gia BHXH bắt buộc.

- Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, từ tháng 9/2018, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng Cơng ty Bưu điện Việt Nam thí điểm phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, vận động trực tiếp nông dân, người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, kết quả sau 03 tháng số người tham gia BHXH tự nguyện mới đạt trên 36.000 người. Sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm, năm 2019, năm 2020, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bưu điện tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp đến đối tượng tiềm năng để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và đã đạt được kết quả như đã nêu ở trên. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,3%, vượt xa mục tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW (đến năm 2021 đạt 1% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện).

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp, đa dạng, bằng nhiều hình thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, các lợi ích, ưu điểm, các hành vi

vi phạm, xử lý vi phạm, hậu quả của việc trốn đóng, chậm đóng BHXH đến doanh nghiệp, NLĐ và người dân. Tổ chức mạng lưới đại lý thu, điểm thu đa

dạng, rộng khắp đến từng thôn, bản, tổ dân phố; triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp với tính chất nghề nghiệp, công việc, đặc điểm vùng, miền nhằm phát triển nhanh người tham gia BHXH tự nguyện.

- Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng, tập trung vào các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về trốn đóng BHXH bắt buộc với số lao động lớn, thời gian kéo dài.

Nhìn chung, cơng tác phát triển người tham gia BHXH, có tăng nhưng chưa bền vững và chưa đạt như mong muốn.

Về tình hình nợ đóng quỹ BHXH: thời gian qua, Ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng, như đôn đốc để các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH ngay khi có dấu hiệu chậm đóng; cơng khai danh sách các doanh nghiệp nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thường xuyên nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp, giải pháp kịp thời đối với các doanh nghiệp mới phát sinh nợ BHXH, BHTN không để nợ kéo dài, hoặc nợ với số tiền lớn. Tăng cường kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, phát hiện kịp thời tình trạng trốn đóng, cương quyết xử phạt hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH năm 2014; cơ quan BHXH các cấp đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về BHXH, BHTN đối với các đơn vị sử dụng lao động. Chia sẻ thông tin về nợ BHXH của doanh nghiệp với cơ quan thuế theo Quy chế phối hợp và đề nghị cơ quan thuế, cơ quan thanh tra ở địa phương phối hợp thực hiện các cuộc thanh tra liên ngành. Từ năm 2019 thực hiện quản lý thanh tra chuyên ngành đóng bằng phần mềm, tự động cảnh báo, ban hành quyết định thanh tra đột xuất đối với những đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN. Chuyển hồ sơ những đơn vị không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra đến cơ quan Công an, kiến nghị điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2.3.1.2. Cơng tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội

Việc giải quyết hưởng và chi trả các chế độ BHXH được bảo đảm, kịp thời, đúng quy định, hỗ trợ người dân, người lao động vượt qua khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh; thời hạn giải quyết được rút ngắn hơn nhờ các phần mềm nghiệp vụ được liên thông và thực hiện giao dịch điện tử, qua đó quyền lợi người thụ hưởng chính sách được đảm bảo tốt nhất. Đặc biệt trong năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm; BHXH Việt Nam luôn theo sát diễn biến tình hình thực tế, kịp thời thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, đảm bảo an toàn cho người hưởng và đồng thời thực hiện các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w