Giới thiệu chung về các yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 47)

1.2.2 .Nội dung thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp

2.1. Giới thiệu chung về các yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện

hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế

Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế đối với cả nước và khu vực tạo cho Thừa Thiên Huế những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những con đường giao lưu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Các con đường từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn và đường sắt thống nhất đều đi qua địa phận Thừa Thiên Huế. Theo trục Nam Bắc, tính theo đường bộ, dọc quốc lộ 1A, Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 658km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1075km. Tính đến năm cuối năm 2020, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.133.713 người.

Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019, của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm: Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đơ và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh [5].

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định: Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát

huy giá trị di sản Cố đơ và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện mơi trường và thông minh; đến năm 2030 là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đơng Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á [50].

2.1.2. Các cơ quan hành chính liên quan trực tiếp về thựchiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh

Được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989, hiện nay, về đơn vị hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), 2 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông).

Hệ thống TAND, VKSND, Công an, THADS được tổ chức mơ hình cấp tỉnh tương ứng với 09 đơn vị cấp huyện, cụ thể:

- Tịa án nhân dân: có TAND tỉnh và 09 đơn vị Tịa án cấp huyện gồm: TAND thành phố Huế, TAND thị xã Hương Trà, TAND thị xã Hương Thủy, TAND huyện Quảng Điền, TAND huyện Phong Điền, TAND huyện Phú Lộc, TAND huyện Phú Vang, TAND huyện A Lưới và TAND huyện Nam Đông.

- Viện Kiểm sát nhân dân: có VKSND tỉnh và 09 đơn vị Tịa án cấp huyện gồm: VKSND thành phố Huế, VKSND thị xã Hương Trà, VKSND thị xã Hương Thủy, VKSND huyện Quảng Điền, VKSND huyện Phong Điền, VKSND huyện Phú Lộc, VKSND huyện Phú Vang, VKSND huyện A Lưới và VKSND huyện Nam Đơng.

- Cơng an: có Cơng an tỉnh và 09 đơn vị công an cấp huyện gồm: Công an thành phố Huế, Công an thị xã Hương Trà, Công an thị xã Hương Thủy, Công an huyện Quảng Điền, Công an huyện Phong Điền, Công an huyện Phú Lộc, Công an huyện Phú Vang, Công an huyện A Lưới và Công an huyện Nam Đông.

- Thi hành án dân sự: có Cục THADS tỉnh và 09 Chi cục THADS cấp huyện gồm: Chi cục THADS thành phố Huế, Chi cục THADS thị xã Hương Trà, Chi cục THADS thị xã Hương Thủy, Chi cục THADS huyện Quảng Điền, Chi cục THADS huyện Phong Điền, Chi cục THADS huyện Phú Lộc, Chi cục THADS huyện Phú Vang, Chi cục THADS huyện A Lưới và Chi cục THADS huyện Nam Đơng.

- Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh có Trại giam Bình Điền (thuộc Cục C10, Bộ Cơng an) đóng tại xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.3. Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế

Ngày 28/8/1945, tại Hà Nội, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập và ra tuyên cáo công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao và 12 Bộ trưởng, trong đó có Bộ Tư pháp. Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, ngành Tư pháp đã từng bước xây dựng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, cơng chức, viên chức Tư pháp đã vượt qua khó khăn, thử thách, hăng hái thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn cách mạng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, củng cố chính quyền nhân dân, hịa chung vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa [11].

Tại địa phương, thực hiện Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 30/6/1982, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ban hành Quyết định số 854/QĐ-UBND thành lập Sở Tư pháp và quy định chức

năng, nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan Sở Tư pháp. Sau ngày chia tách tỉnh Bình Trị Thiên (30/6/1989), ngày 07/02/1990, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 139/QĐ-UB thành lập Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế, ngày đầu thành lập Sở chỉ có 09 biên chế, đến nay, tổ chức, biên chế gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc, Văn phịng, Thanh tra Sở, 04 phòng nghiệp vụ (Phòng Kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Phịng Hành chính tư pháp, Phòng Bổ trợ tư pháp, Phòng Phổ biến, giáo duc pháp luật) và 04 đơn vị sự nghiệp (Phịng Cơng chứng số 1, Phịng Công chứng số 2, Trung tâm Trợ giúp pháp lý và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản).

Sở Tư pháp là cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; LLTP; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật ...công tác tư pháp khác và các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.

Với vai trị, cơ quan có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi tỉnh; tiếp nhận, cập nhật, xử lý thơng tin LLTP do Tồ án, Viện kiểm sát, Cơng an, Thi hành án... các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp và lập LLTP, cấp Phiếu LLTP theo thẩm quyền. Sở Tư pháp cịn có nhiệm vụ cung cấp LLTP và thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin LLTP pháp cho Sở Tư pháp khác và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu LLTP tại địa phương.

Trước năm 2012, Sở Tư pháp có Phịng Hành chính tư pháp-Bổ trợ Tư pháp, thực hiện Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của UBND

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w