1.2.2 .Nội dung thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh
2.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định công tác LLTP có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và
hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ và thống nhất Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 230-CV/TU ngày 29/6/2011 về việc triển khai thực hiện Luật LLTP.
UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch, Đề án, cụ thể như sau: Bảng 2.1. UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch, Đề án STT
01
STT
04
05
(Nguồn: Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế - Báo c hành Luật LLTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế).
Qua bảng trên thấy rằng:
Hơn 10 năm, UBND tỉnh đã ban hành 05 văn bản triển khai thi hành
Luật LLTP, trong đó:
Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc triển khai thực hiện Luật LLTP và Nghị định số 111/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đã yêu cầu triển khai, quán triệt, tuyên truyền nội dung Luật LLTP và các văn bản liên quan đến các cấp, các ngành, cán bộ, cơng chức và tồn thể nhân dân nắm rõ, đặc biệt là các ngành có liên quan và đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác chuyên môn, đề cao trách nhiệm phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các ngành có liên quan trong việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thơng tin lý LLTP chính xác, đầy đủ, kịp thời, nhằm thực hiện có hiệu quả Luật LLTP.
Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Kế hoạch giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Luật LLTP và các văn bản pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Luật LLTP. Kiện tồn nguồn nhân lực, bố trí đội ngũ cán bộ, cơng chức, trang bị cơ sở vật chất và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản LLTP tại địa phương theo quy định của Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan như Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật LLTP và các văn bản có liên quan.
Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 09/7/2011 về bố trí biên chế; Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 và Quyết định số 2992/QĐ -UBND ngày 25/11/2019 về đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu LLTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn từ năm 2012-2015 và 2019-2022.
Qua kết quả trên, đối chiếu với kết quả thực hiện trong cả nước, các tỉnh khu vực miền Trung thấy rằng:
- Cùng với các tỉnh Bạc Liêu, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ, Quảng Ninh, Yên Bái và Thừa Thiên Huế cùng ban hành 06 văn bản, so với các 62 tỉnh, thành phố trong cả nước thì số lượng ở mức trung bình.
Sơn La và Tiền giang: 13 văn bản; An Giang, Đắk Nông, Kiên Giang: 10 văn bản; Vĩnh Phúc 09 văn bản; Điện Biên, Hậu Giang, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Bình, Tuyên Quang, Quảng Ngãi: 08 văn bản.
Có 31 tỉnh ban hành dưới 06 văn bản, cụ thể:
- 05 văn bản: Thanh Hóa, Trà Vinh, Lào Cai, Đồng Tháp, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn (10 tỉnh).
- 04 văn bản: TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Phú Thọ, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cà Mau, Cao Bằng, Đà Nẵng, Tây Ninh (12 tỉnh).
- 03 văn bản: Hà Giang, Lâm Đồng, Thái Bình, Vĩnh Long (04 tỉnh)..
- 02 văn bản: Hà Nội, Hải Dương, Hà Tỉnh, Hưng Yên, Hải Phòng (05 tỉnh) . Việc thực hiện cơng tác quản lý Nhà nước nói
chung và cơng tác LLTP nói riêng khơng hẳn là tỷ lệ thuận với
các văn bản triển khai, chỉ đạo thi hành, tuy nhiên qua thống kê và so sánh tương đối để có từ đó có bước đầu nhìn tổng quan về cơng tác quản lý LLTP tại địa phương, từ đó đánh giá về tình hình thực hiện cơng tác này tại địa phương.
2.2.2. Cơng tác phối hợp
* Tịa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã phối hợp việc thực hiện Luật LLTP
- Tòa án nhân dân
TAND tỉnh quan tâm, quán triệt ý nghĩa, nội dung của Luật LLTP trong toàn ngành nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác LLTP. Các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật đều được Tòa án nhân dân hai cấp gửi cho Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật LLTP. Khi có yêu cầu tra cứu, xác minh cung cấp thông tin để cấp Phiếu LLTP về án tích; cung cấp thơng tin đối với các đối tượng đương nhiên được
xóa án tích, các TAND hai cấp đã quan tâm phối hợp, kịp thời kiểm tra rà sốt tồn bộ hồ sơ lưu tại đơn vị từ năm 1975 đến nay để kịp thời cung cấp thông tin.
- Viện Kiểm sát nhân dân
VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức phổ biến, quán triệt đến tồn thể cán bộ, cơng chức VKSND hai cấp để mỗi cán bộ, cơng chức trong tồn Ngành hiểu rõ các quy định của Luật LLTP, các văn bản hướng dẫn thi hành và áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong khi phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc cung cấp thơng tin, cơ sở dữ liệu phục vụ việc cấp LLTP.
VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế đã có sự quan tâm, phối hợp với Sở Tư pháp tinh trong việc cung cấp thông tin LLTP, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP.
- Công an
Sau khi Luật LLTP có hiệu lực Giám đốc Cơng an tỉnh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện. Trong đó giao trách nhiệm chính cho Phịng PV06 tham mưu cho thực hiện Luật LLTP nói chung và việc phối, kết hợp với Sở Tư pháp nói riêng trong việc tra cứu, trả lời, cung cấp kết quả thông tin về LLTP.
- Thi hành án dân sự
Cơ quan THADS hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp khai thác, sử dụng trong quản lý dữ liệu (gửi quyết định thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ cho Sở Tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP).
2.2.3. Biên chế và cơ sở vật chất
Bảng 2.2. Số lượng biên chế và hợp đồng đồng lao động làm công tác lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp
NĂM 01/7- 31/12/2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
(Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế- Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế).
Qua bảng trên thấy rằng, hai năm 2011 và 2012 chỉ bố trí 01 biên chế làm công tác LLTP. Từ năm 2012-2019, bổ sung thêm 02 biên chế làm công tác LLTP. Năm 2019- 2021, thuê 01 lao động hợp đồng làm công tác LLTP. 03 cơng chức làm cơng tác LLTP cịn kiêm nhiệm thêm các công tác khác như: hộ tịch, nuôi con nuôi, chứng thực, bồi thường nhà nước, quốc tịch, đăng ký giao dịch bảo đảm. Các công chức và người hợp đồng lao động chưa tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ LLTP.
- Cơ sở vật chất: Đề án 316/QĐ-UBND,
600.000.000 đồng, phục vụ cho cải tạo, nâng cấp kho lưu trữ phục vụ cơng tác LLTP. Số cịn lại trang bị máy móc, thiết bị, văn phịng phẩm, bìa hồ sơ lưu trữ. Cụ thể, đã trang bị 07 máy tính; 05 máy in (trong đó có 03 máy in hai mặt giấy); 01 máy photocopy; 01 máy scan cấu hình cao; 08 tủ hồ sơ cá nhân; 20 tủ đựng hồ sơ LLTP theo tiêu chuẩn của Bộ Cơng an có khả năng chống cháy. Đề án 2992/QĐ-UBND, đã cấp kinh phí là 609.602.200 đồng tăng cường nguồn nhân lực xử lý thông tin LLTP, xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác LLTP, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý cơ sở dữ liệu LLTP.
Bảng 2.3. So sánh với các tỉnh lân cận trong khu vực như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tỉnh, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
Tỉnh/Thành phố Quảng Trị Quảng Bình Hà Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng
Qua Bảng 2.3 thấy rằng, Thừa Thiên Huế đã bố trí kho lưu trữ riêng, bố trí 03 biên chế kiêm nhiệm làm cơng tác LLTP. So với cả nước có 16 tỉnh chưa bố trí kho lưu trữ LLTP riêng
63 tỉnh, thành phố có 270 công chức làm công tác LLTP. Trừ 05 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ được thành lập Phịng LLTP, cịn lại biên chế làm cơng tác thuộc phịng Hành chính tư pháp. So với cả nước thì có 02 tỉnh bố trí 01 biên chế làm cơng tác LLTP (Thái Nguyên, Sơn La), 11 tỉnh bố trí 02 biên chế làm cơng tác LLTP, 14 tỉnh bố trí 04 biên chế làm cơng tác LLTP, 04 tỉnh bố trí 05 biên chế làm cơng tác LLTP, 05 tỉnh bố trí 07 biên chế làm cơng tác LLTP. Hà Nội bố trí 12 biên chế làm cơng tác LLTP, nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội bố trí 39 biên chế làm công tác LLTP [15].
2.3. Thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh TT Huế.2.3.1.Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp 2.3.1.Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp
Từ 01/7/2010 đến 30/12/2021, Sở Tư pháp tiếp nhận là 62.711 thông tin LLTP, trong đó:
- Thơng tin do TAND cung cấp là: 35.720 thơng tin, bao gồm: + Bản án, trích lục bản án hình sự, có hiệu lực trước ngày 01/7/2010: 2.843
+ Bản án, trích lục bản án hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/7/2010: 7. 293
+ Quyết định, Giấy chứng nhận liên quan đến THAHS: 15.684 + Quyết định tuyên bố phá sản: 0.
- Thông tin VKSND cấp cao cung cấp (trước đây là VKSND cấp tỉnh): 0
- Thông tin Công an cấp huyện cung cấp: 1.118
- Tòa án Quân sự TW và các cơ quan, tổ chức khác: 2.895 - Thông tin do cơ quan THADS cung cấp: 9.697
- Thông tin Trung tâm LLTPQG: 4.804
- Thơng tin chứng tử, cải chính hộ tịch: 1.102.
- Từ 2010-2015, số lượng thông tin LLTP, tăng cơ bản dần đều qua các năm. Từ 2016 đến nay, các cơ quan đã cung cơ bản đảm bảo thông tin LLTP cho Sở Tư pháp.
- TAND là cơ quan cung cấp nhiều nhất thông tin LLTP, tuy nhiên qua hơn 10 năm TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh đã ban hành 04 Quyết định tuyên bố phá sản nhưng không cung cấp cho Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế.
- Tiếp đến là cơ quan THADS,Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Tòa án Quân sự Trung ương và các cơ quan tổ chức khác, Công an cấp huyện cung cấp.
- Tất các thông tin tiếp nhận đã được vào sổ tiếp nhận giấy và vào sổ tiếp nhận điện tử.
- Khối lượng thông tin LLTP tiếp nhận rất lớn (trung bình mỗi năm tiếp nhận gần 5 ngàn thơng tin LLTP) địi hỏi nhân lực xử lý công việc rất lớn.
- Từ năm 2010 đến nay Sở Tư pháp, không tiếp nhận thông tin Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án ( mặc dù theo số liệu từ 2015 đến nay, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành 04 quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản).
2.3.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Sở Tư pháp đã tiến hành nhập sổ, cập nhật thông tin đầu vào, in LLTP và cung cấp thông tin LLTP theo quy định của Luật LLTP và văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
- Đã vào sổ thông tin thuộc thẩm quyền: 43.390.
- Cung cấp cho Sở Tư pháp khác, Trung tâm LLTP: 9.321.
- Thông tin LTTP đã lập, cập nhật, bổ sung: 38.872.
- Thông tin LLTP chưa lập, chưa cập nhật bổ sung: 2.042.
- Số lượng hồ sơ giấy đã được lập: 8.719.
Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP được thực hiện đúng mục đích, đúng quy định, bảo đảm tính chính xác đầy đủ, thống nhất. Từ ngày 01/5/2021, Sở Tư pháp đã phối hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trao đổi thông tin LLTP điện tử.
Qua các số liệu trên thấy rằng:
- Sở Tư pháp đã từng bước chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, đã tạo lập được 38.872 (đạt 95,3%) bản LLTP. Sở Tư pháp đã cùng Trung tâm LLTP quốc gia đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu LLTP.
- Công tác lưu trữ hồ sơ LLTP bằng giấy được thực hiện song song với quá trình tiếp nhận, xử lý thơng tin LLTP, Sở Tư pháp tiến hành sắp xếp, lưu trữ thông tin LLTP do các cơ quan liên quan cung cấp từ ngày 01/7/2010 theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TT- BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Công tác lưu trữ hồ sơ giấy đã được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh thực hiện. Hồ sơ LLTP được lưu trữ, sắp xếp gọn gàng, khoa học, dể tìm, dễ tra cứu. Mặc dù, sau 10 năm, Sở Tư pháp đã lập và lưu trữ 8.719 LLTP bằng bản giấy, so với tổng số 63 tỉnh, thành phố là 866.910 thì chỉ chiếm 1%.
Tuy nhiên, số lượng thông tin LLTP chưa được lập LLTP cũng rất lớn (2.042), chiếm 4,7 % (63 tỉnh thành cịn tồn động thơng tin án tích là 174.891 thơng tin LLTP, chiếm 3,8%). Đây là vấn đề đặt ra cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3.3. Công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp
số 2 Kể từ khi Luật LLTP có hiệu lực đến nay, cơng tác tra
cứu, xác minh thơng tin về án tích, thơng tin cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ,
cấp Phiếu LLTP số 1 khi cá nhân có yêu cầu xác nhận nội dung này) được thực hiện tại cơ sở dữ liệu LLTP đối với các thơng tin có từ ngày 01/7/2010. Đối với các thơng tin LLTP có trước ngày 01/7/2010, việc tra cứu, xác minh các thơng tin này địi hỏi Sở Tư pháp phải phối hợp với cơ quan hồ sơ nghiệp vụ. Trường hợp kết quả tra cứu chưa đủ cơ sở để xác nhận tình trạng án tích của người được cấp Phiếu, Sở Tư pháp cần phải tiếp tục phối hợp với Tịa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phịng, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án hay các cơ quan khác có liên quan... để xác minh, làm rõ tình trạng án tích, đồng thời phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú