Theo Trương Thị Thu Hiền (2019) thì nội dung cơ bản của QLNN về ATTP gồm có:
1.6.1 Dự báo, hoạch định chiến lược đảm bảo an toàn thực phẩm
Dự báo, hoạch định chiến lược đảm bảo ATTP được hiểu là các công việc nhằm đưa ra thông tin dự báo và phương hướng đảm bảo ATTP trong tương lai.
Công tác dự báo, hoạch định chiến lược đảm bảo ATTP có tầm quan trọng rất lớn: Xác định mục tiêu cần đạt được trong tương lai về đảm bảo ATTP, giúp các cơ quan QLNN về ATTP biết được định hướng đảm bảo ATTP dự kiến trong tương lai (biết mình muốn đi đến đâu); nhận thức được tình hình hiện tại với những điểm mạnh và điểm yếu (biết mình đang ở đâu); từ đó cụ thể hóa các mục tiêu dài hạn thành các mục đích, phương tiện, giải pháp để đạt được mục đích trong từng thời gian ngắn nhất (trả lời câu hỏi: đi đến đó bằng cách nào).
1.6.2 Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm
Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành hệ thống các văn bản nhằm quản lý ATTP có hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể: Tại khoản 1, Điều 65 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định: “Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm”. Điều này thực hiện dựa trên cơ sở đường lối, chiến lược, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước về ATTP kết hợp tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở thực tiễn vấn đề ATTP, các địa phương tập trung xây dựng các chính sách, chương trình, kế hoạch về ATTP đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sức khỏe nhân dân. Các chính sách, chương trình, kế hoạch được áp dụng trong QLNN về lĩnh vực ATTP hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm ATTP, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm.
Thứ hai, sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng cơng nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với ATTP; xây dựng mới, nâng cấp một số phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phịng thí nghiệm phân tích hiện có.
Thứ ba, khuyến khích các CSSXKD thực phẩm đổi mới cơng nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý ATTP tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thỏa thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
Thứ sáu, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an tồn.
Thứ bảy, khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm ATTP.
Thứ tám, tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
1.6.3 Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm
Việc xây dựng bộ máy QLNN về ATTP hiện nay phải bảo đảm tinh gọn, điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề do Nhà nước và nhân dân đặt ra. Trên cơ sở đó, Luật An tồn thực phẩm đã được ban hành năm 2010 với nhiều đổi mới quan trọng như: tiếp cận quản lý ATTP trong tồn bộ q trình sản xuất, bảo đảm truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thu gọn đầu mối quản lý ATTP từ 05 bộ xuống còn 03 bộ chịu trách nhiệm chính trong quản lý ATTP, gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Cơng thương và có sự phân cơng cụ thể trách nhiệm quản lý ATTP của các bộ đối với từng nhóm sản phẩm.
Bộ máy QLNN về ATTP có nhiệm vụ: Ban hành và tổ chức thực hiện các VBQPPL liên quan về ATTP; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATTP; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm; xây dựng chiến lược, tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP; quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm ATTP; quản lý, cấp chứng về ATTP; kiểm tra, thừa nhận, chứng nhận về các quy trình quản lý ATTP: HACCP, GMP, GLP; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ATTP; hợp tác quốc tế về ATTP và thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về ATTP. Bộ máy được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và quy định rõ trách nhiệm tại Điều 61, 62, 63, 64, 65 của Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
1.6.4 Bố trí cơ sở vật chất và nguồn tài chính Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm
Cơ sở vật chất QLNN về ATTP bao gồm tất cả các điều kiện vật chất để tiến hành hoạt động QLNN về ATTP, cụ thể là: tổ chức, bố trí cơng sở, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho công chức trong QLNN về ATTP.
Nguồn tài chính QLNN về ATTP bao gồm các vấn đề về phân bổ, bố trí, sử dụng ngân sách nhà nước và huy động, bố trí, sử dụng nguồn vốn ngồi ngân sách nhà nước phục vụ công tác đảm bảo ATTP.
1.6.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm
Xây dựng cơ sở dữ liệu QLNN về ATTP là cơ sở để hình thành hệ thống thông tin quản lý trong QLNN về ATTP, là căn cứ để các cơ quan QLNN về ATTP đánh giá, so sánh kết quả QLNN về ATTP với mục tiêu đảm bảo ATTP mà Đảng và Nhà nước đề ra, là căn cứ để hoạch định, điều chỉnh chính sách đảm bảo ATTP trong từng thời kỳ.
Cơ sở dữ liệu QLNN về ATTP bao gồm: dân số cả nước và từng địa phương, thông tin đầy đủ của các cá nhân, tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng, tiêu thụ thực phẩm; số liệu về kết quả QLNN về ATTP hàng tháng, quý, năm.
Có cơ sở dữ liệu QLNN về ATTP tốt, sẽ là tiền đề để thực hiện tốt công tác dự báo, hoạch định chiến lược phát triển ATTP và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP.
1.6.6 Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm
Tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối để đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP là một trong những nội dung cơ bản của QLNN về ATTP nhằm hình thành sự hiểu biết, xây dựng ý thức pháp luật về ATTP cho người dân, các tổ chức, cá nhân trong chuỗi cung cấp, tiêu thụ thực phẩm, đội ngũ cơng chức, viên chức để họ có lịng tin, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật về ATTP.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả khi nội dung cần truyền đạt đến được với đối tượng được tuyên truyền và biến thành hành động cụ thể trong thực tế. Muốn vậy, cần phải thực hiện càng thường xuyên càng tốt, càng đa dạng, phong phú về hình thức càng tốt. Nội dung thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP cần được xem xét ở những khía cạnh sau:
+ Mức độ thường xuyên trong thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP.
+ Mức độ đa dạng, phong phú của các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP.
+ Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP.
1.6.7 Thực hiện hợp tác quốc tế về đảm bảo an tồn thực phẩm
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia khơng nằm ngồi sự phát triển của quốc gia khác. Bất cứ nội dung QLNN nào cũng có những quốc gia thực hiện trước, có nhiều kinh nghiệm. Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong tất cả các lĩnh vực QLNN là mang tính tất yếu nhằm tạo cơ hội trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong QLNN các ngành, lĩnh vực. QLNN về ATTP cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, hợp tác quốc tế về ATTP có những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau tùy vào điều kiện của quốc gia và bối cảnh của thế giới về ATTP. Trong giai đoạn hiện nay, phân tích QLNN về ATTP cần dựa vào các nội dung sau:
+ Hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ATTP.
+ Hoạt động phối hợp với các tổ chức quốc tế, đối tác quốc tế trong tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ QLNN về
+ Hoạt động thúc đẩy và mở rộng các hoạt động hợp tác song phương nhằm thu hút tài trợ, tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế trong QLNN về ATTP.
+ Hoạt động tham gia vào các hiệp hội, diễn đàn hợp tác đa phương về ATTP mà quốc gia đó là thành viên.
+ Hoạt động tham gia các hội nghị quốc tế, các nghiên cứu khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực ATTP.
+ Hoạt động tổ chức hội thảo quốc tế, đón tiếp phái đồn và chuyên gia quốc tế, duy trì quan hệ hợp tác thường xuyên với các đối tác quốc tế về
ATTP.
+ Hoạt động ký kết, tổ chức triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký với các đối tác quốc tế; thực hiện các dự án liên quan đến ATTP do Chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ tài trợ; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác về ATTP.
1.6.8 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Kiểm tra, thanh tra, đánh giá là một khâu tất yếu trong chu trình quản lý nhà nước. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, đánh giá không chỉ là hoạt động nhằm phát hiện những sai phạm trong q trình thực hiện mà cịn là kênh để đánh giá, hồn thiện chính sách, thể chế quản lý nhà nước về VSATTP, cung cấp thông tin thực tiễn cho việc hồn thiện thể chế, chính sách, thu thập những kinh nghiệm về VSATTP phù hợp có khả năng khái quát thành thể chế tầm quốc gia.
Kiểm tra việc chấp hành pháp Luật về VSATTP, công tác ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về VSATTP và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực VSATTP.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp những bằng chứng xác thực về những bất cập trong chính sách, thể chế quản lý, cơ chế điều hành thuộc lĩnh vực quản lý đối với VSATTP giúp cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Hơn nữa, hoạt động thanh tra, kiểm tra và đánh giá thường xuyên cũng được coi một “yếu tố tạo áp lực” cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội nâng cao tính tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm các qui định của Nhà nước trong quản lý, điều tiết thực hiện đảm bảo VSATTP.