bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020
2.3.1 Những thành công
2.3.1.1 Về nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Nguồn nhân lực QLNN về ATTP tại huyện Krông Bông về cơ bản đã đáp ứng được các nội dung của tiêu chí tồn diện và tính hiệu lực của QLNN về ATTP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất về nguồn nhân lực QLNN về ATTP đã triển khai toàn diện từ huyện cho tới xã.
Hiện nay tổ chức QLNN về ATTP từ cấp huyện tới cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đã được hình thành và ổn định trong thực hiện các hoạt động. Điều này thể hiện tính tồn diện về phương diện địa lý, công việc trong hoạt động QLNN về ATTP tại địa phương.
Trong những năm vừa qua, nhân lực làm việc trong bộ máy các cơ quan QLNN về ATTP trên địa bàn huyện khơng có sự thay đổi lớn về số lượng và có chiều hướng giảm dần về số lượng như tinh giản một số trường hợp là hợp đồng lao động theo đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại những cán bộ, công chức
làm trong lĩnh vực này đều đã được biên chế dài hạn.
Thứ hai về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
Về trình độ, xét trên mặt bằng chung, nhân lực QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Krông Bông cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ.
Bảng 2.8 Số lượng, trình độ chuyên mơn của nhân lực quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh
Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020
Nội dung 1. Số lượng 2. Trình độ chun mơn Trong đó: 2.1 Sau đại học 2.2 Đại học 2.3 Cao đẳng, trung cấp 2.4 Khác
Nguồn: Phịng Nội vụ, TTYT huyện Krơng Bông 2.3.1.2 Công tác thơng tin, giáo dục truyền thơng, phổ biến chính sách pháp luật về an tồn thực phẩm.
Cơng tác thơng tin, giáo dục truyền thơng và phổ biến chính sách pháp luật về ATTP của huyện Krông Bông đã đạt được một số nội dung của các tiêu chí về tính chủ động sang tạo trong hoạt động truyền thơng, tính hiệu quả
Thứ nhất: Các hoạt động truyền thông được triển khai sâu rộng trên khắp địa bàn huyện.
Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể tăng cường sự lãnh đạo đối với vấn đề ATTP trên địa bàn. Việc quán triệt, triển khai công tác đảm bảo ATTP đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của các ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác đảm bảo ATTP của địa phương. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã phổ biến sâu rộng luật ATTP để nhân dân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiểu về quyền hạn, trách nhiệm để thực hiện luật.
Thứ hai: Thực hiện công tác truyền thông tới mọi đối tượng
Trên địa bàn huyện hiện nay có 1.080 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Để đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, các cấp, ngành đã triển khai nhiều biện pháp như: tập huấn, thẩm định điều kiện ATTP để cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP cho các cơ sở đủ điều kiện,... Đặc biệt, để nâng cao ý thức trách nhiệm trước vấn đề đảm bảo ATTP, đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền trong các cuộc họp, các buổi thơng tin tình hình ở đơn vị, cơ sở. Tại các trường học, cán bộ y tế học đường truyền thông về công tác đảm bảo ATTP và hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh lựa chọn thực phẩm an toàn. Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, thị trấn thường xuyên tổ chức truyền thông, phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu… nhằm nâng cao ý thức đảm bảo ATTP tới chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bàn.
2.3.1.3 Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm
Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của huyện Krông Bơng đã đạt được một số u cầu về tính hiệu lực, tính linh hoạt, và toàn diện trong QLNN về ATTP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơng tác phịng chống ngộ độc thực phẩm được tăng cường
Huyện đã thành lập Đội phản ứng nhanh, lập số điện thoại đường dây nóng về việc tiếp nhận thơng tin ngộ độc thực phẩm của người dân, các cơ sở y tế, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn huyện; chủ động xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tập trung vào các bếp ăn tập thể, cơ sở thức ăn đường phố, lễ hội, hội thao, hội nghị tập trung đông người; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng điều tra ngộ độc thực phẩm cho cán bộ phụ trách công tác quản lý ATTP của thị trấn và các xã trên địa bàn huyện.
Thứ hai, cơng tác kiểm sốt nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm đối với thực phẩm nhập từ ngoại tỉnh có nhiều chuyển biến
Huyện đã ban hành quy định và thực hiện nghiêm việc kê khai nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập từ các địa phương khác. Theo đó, tất cả các chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển đều phải thực hiện việc kê khai nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cho Ban Quản lý chợ. Việc lấy mẫu để kiểm tra tồn dư thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện ngay tại chợ và gửi về Trung tâm Y tế huyện để kiểm tra theo quy định. Đã bước đầu quan tâm đến kiểm soát từ gốc chất lượng thực phẩm cung ứng từ các địa bàn khác vào huyện.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện một cách thường xuyên và có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp
Công tác thanh, kiểm tra được phối hợp đồng bộ và tăng cường, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về chất lượng và ATTP qua đó góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được quan tâm
Từ năm 2018, việc xác nhận các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn huyện bắt đầu được quan tâm thực hiện theo tinh thần Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ NN&PTNT. Theo đó, tính đến hết năm 2020, huyện Krơng Bơng có 01 cơ sở cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận. Từ đó đến nay, cơng tác kiểm tra, giám sát các điều kiện duy trì hoạt động đảm bảo ATTP của cơ sở cũng đã được quan tâm.
Tóm lại: Cơng tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,… được UNBD huyện Krông Bông tăng cường chỉ đạo triển khai. Ban chỉ đạo và đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP được thành lập và kiện toàn thường xuyên từ huyện đến cấp xã. Hàng năm, các đoàn kiểm tra liên ngành từ cấp huyện đến cấp xã đã tiến hành thanh, kiểm tra nhiều lượt, trong đó có trên 50% số cơ sở đạt yêu cầu, các cơ sở không đủ điều kiện đã bị nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Trong q trình thanh kiểm tra, các đồn kiểm tra liên ngành đã kết hợp tuyên truyền, giáo dục kiến thức, quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP, nâng cao nhận thức của người dân. Những hoạt động trên nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân, kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng;
kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về đảm bảo ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2.3.2 Những bất cập
2.3.2.1 Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại huyện Krơng Bơng cịn một số bất cập như sau:
Thứ nhất: Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chun mơn sâu, nguồn nhân lực vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau
Cụ thể, mỗi xã, thị trấn có 01 người phụ trách ATTP cấp xã/thị trấn, trình độ chủ yếu là trung cấp, thực hiện QLNN về ATTP kiêm nhiệm cùng nhiều nhiệm vụ khác, do đó hiệu quả quản lý cịn chưa cao. Bên cạnh đó, theo số liệu (được nêu trong Bảng 2.9) nhiều công chức, viên chức được giao phụ trách hoặc tham mưu cơng tác QLNN về ATTP trên địa bàn thì lại khơng có kiến thức về chun mơn.
Bảng 2.9 Số liệu cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan QLNN về ATTP có trình độ chun mơn về an tồn thực phẩm
TT Trình độ
1 Sau đại học
2 Cử nhân
Thứ hai: Thiếu nhân lực có chun mơn cao về ATTP
Tại cấp xã, thị trấn: Nhân lực QLNN về ATTP còn thiếu kiến thức về QLNN, yếu về trình độ và kinh nghiệm chun mơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai các hoạt động. Cụ thể, mỗi xã, thị trấn chỉ có 01 viên chức được giao phụ trách về ATTP, trình độ đa phần là trung cấp, được giao thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ATTP đồng thời cùng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, do đó hiệu quả quản lý cịn chưa cao.
Tại cấp huyện: Trình độ của cơng chức, viên chức tham gia QLNN về ATTP tại các cơ quan QLNN về ATTP trên địa bàn không đồng đều, tỉ lệ cơng chức, viên chức có trình độ sau đại học tương đối cao nhưng phần lớn được đào tạo chính quy chuyên ngành, ít liên quan đến ATTP. Tại các cơ quan chun mơn của huyện (Phịng Y tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Phòng NN&PTNT) cán bộ phụ trách mảng ATTP là cử nhân chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế hoặc chun ngành khác, khơng có liên quan tới thực phẩm. Cụ thể:
+ Phịng Y tế: Trưởng Phịng Y tế huyện có trình độ thạc sỹ, chuyên ngành y tế cơng cộng, cơng chức phụ trách cơng tác ATTP có chun mơn là dược sỹ, trình độ trung cấp.
+ Phịng Kinh tế - Hạ tầng: Cơng chức phụ trách cơng tác ATTP tại đơn vị có chun mơn là cử nhân kế tốn.
+ Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn: Công chức phụ trách cơng tác ATTP tại đơn vị có chun mơn là cử nhân kinh tế nông lâm.
+ Trung tâm Y tế: Trưởng Khoa ATTP có chun mơn là cử nhân điều dưỡng điều dưỡng, 01 nhân viên là cử nhân điều dưỡng, 01 nhân viên là trung cấp xét nhiệm và chỉ có 01 nhân viên là cử nhân ATTP.
Vì đây là những cơ quan chun mơn trực tiếp thực hiện công tác ATTP trên địa bàn, do đó việc triển khai thực hiện chun mơn về ATTP cịn
gặp nhiều khó khăn, tốn kém kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hố kiến thức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ về ATTP.
Từ những phân tích trên ta thấy, việc bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác QLNN trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn huyện cịn có nhiều bất cập, chưa đúng với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo.
Qua kết quả khảo sát điều tra 38 cán bộ về đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ATTP thì được kết quả như sau:
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực trong lĩnh vực ATTP
Tiêu chí
Đội ngũ cán bộ đáp ứng được u cầu cơng việc
Trình độ Chun mơn phù hợp với u cầu cơng việc
Khả năng tiếp cận cơng việc nhanh chóng
Mức độ hồn thành cơng việc tốt
2.3.2.2 Công tác thông tin, giáo dục truyền thơng, phổ biến chính sách pháp luật về an tồn thực phẩm
Trong những năm qua, cơng tác QLNN về ATTP của địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đối với các tiêu chí đánh giá hiệu quả của QLNN về ATTP thì cịn một số vấn đề như sau:
Thứ nhất: Mặc dù triển khai nhiều các hoạt động truyền thông, tuy nhiên việc tập huấn, hướng dẫn trực tiếp còn nhỏ lẻ, hạn chế và chỉ tập trung ở cấp huyện.
Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP trên địa bàn cịn nhiều hạn chế như: cơng tác tuyên truyền chưa được triển khai rộng rãi, người dân trên địa bàn thật sự còn cảm thấy lo lắng khi sử dụng thực phẩm hàng ngày, nhiều chủ cơ sở kinh doanh không nắm được các văn bản quy định của nhà nước về ATTP,... dẫn đến tiềm ẩn nhiều quy cơ mất ATTP.
Thứ hai, dù đã tuyên truyền, vận động, tập huấn cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tăng cường các biện pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn chưa đảm bảo chắc chắn thực phẩm đều an tồn.
Thứ ba, bên cạnh đó ý thức của người tiêu dùng thực phẩm chưa cao.
Việc buôn bán, sử dụng hàng hóa thực phẩm khơng có nhãn mác, khơng rõ nguồn gốc trong q trình sơ chế, chế biến sản phẩm thực phẩm vẫn cịn tồn tại. Bên cạnh đó, nguồn hàng thực phẩm nhập vào huyện bằng nhiều con đường khác nhau với số lượng rất lớn, đa dạng, chất lượng chưa rõ, trong khi một bộ phận đáng kể người dân của huyện thu nhập cịn thấp, có xu hướng lựa chọn thực phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.
Qua kết quả khảo sát 300 người dân tại chợ trung tâm huyện, 01 cửa hàng Bách hóa xanh tại thị trấn Krơng Kmar và 01 cửa hàng Bách hóa xanh tại xã Hịa Sơn. Đây là 03 chợ, cửa hàng lớn và thu hút nhiều người dân mua bán tại huyện Krông Bông. Kết quả cho thấy 57% (170 người/300 người) người được khảo sát vẫn thường xuyên đi chợ nhưng không quan tâm hoặc khơng hiểu biết về an tồn thực phẩm, không hiểu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là như thế nào (được nêu trong Biểu đồ 2.1). Chỉ có 43% (130/300 người) là quan tâm và rất quan tâm tới ATTP.
Biểu đồ 2.1 Kết quả khảo sát người dân về mức độ quan tâm tới ATTP Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả khảo sát về mức độ tin tưởng của người dân huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk về tính an toàn của các loại thực phẩm mà họ dùng hàng ngày (được nêu trong Biểu đồ 2.2). Qua đó có thể thấy hầu như người dân tin tưởng vào các sản phẩm ở các chợ, các khu vực sản xuất và các cơ sở cung cấp sản phẩm thực phẩm khác, người dân ít nghi ngờ về chất lượng của các loại thực phẩm này.
Điều đó chứng tỏ rằng, cơng tác truyền thơng tới người dân chưa thực sự hiệu quả, trong khi hàng năm tại huyện Krông Bông vẫn thường xuyên xẩy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Mặc dù chưa có trường hợp đáng tiếc xảy ra, nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh cho công tác tuyên truyền và ý thức của người dân.
Biểu đồ 2.2 Khảo sát về mức độ tin tưởng của người dân về tính an tồn của các loại thực phẩm họ dùng hàng ngày
Nguồn: Kết quả điều tra
Ngoài ra, ý thức của tư thương về đảm bảo thực phẩm an toàn cũng chưa cao: Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh có các cơ sở nhà xưởng xuống cấp, trang thiết bị còn lạc hậu, cũ kỹ; điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở