Kinh nghiệm của một số địa phương cấp huyện của Việt Nam trong quản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 42)

quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và bài học rút ra

1.7.1 Kinh nghiệm của một số địa phương cấp huyện của Việt Nam trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1.7.1.1 Kinh nghiệm thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Thị xã Kỳ Anh có 8 đơn vị hành chính gồm 5 phường và 3 xã, dân số 318.799, tỉ lệ thành thị là 76,57%, kinh tế - xã hội có tốc độ phát triển nhanh, cơng nghiệp chiếm 75,6%, dịch vụ 24,1%, nông nghiệp 0,3%, tổng giá trị sản xuất đạt trên 164.600 tỷ đồng, thu nhập hình quân đầu người đạt 135 triệu/đồng/người/năm; hình thành nhanh các khu cơng nghiệp với nhiều bếp ăn tập thể có quy mơ lớn hoạt động hàng ngày (hàng nghìn suất ăn/ca); xảy ra các vụ NĐTP với quy mô từ vừa tới lớn tại bếp ăn tập thể các khu công nghiệp.

Với đặc đặc thù trên, để tăng cường hiệu quả QLNN về ATTP tại bếp ăn tập thể các khu công nghiệp, ngày 11/6/2014, Ban chỉ đạo ATVSTP thị xã đã ban hành Quy chế số: 64 /QC/PYT- VSIP-KCN về phối hợp quản lý ATTP giữa Phòng Y tế, Ban Quản lý khu cơng nghiệp.

Bên cạnh đó UBND Thị xã đã tích cực thực hiện cơng tác truyền thơng tới mọi đối tượng người quản lý các doanh nghiệp, khu công nghiệp, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn về công tác ATVSTP. Đồng thời hàng quý UBND thị xã đều kiểm tra các điều kiện về ATTP tại đó, u cầu các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp ký cam kết về ATTP. Đồng thời, tại các cổng ra vào các khu cơng nghiệp, nhà máy đều có treo các băng rôn lớn để truyền thông về công tác ATTP của địa phương.[35]

1.7.1.2 Kinh nghiệm huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện dự án, mơ hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP tại chợ trung tâm Lục Nam hồn thành với tổng kinh

phí khoảng 2,5 tỷ đồng (từ nguồn vốn của Nhà nước, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại chợ), bố trí cho 200 hộ có điểm kinh doanh thuận lợi, bảo đảm vệ sinh, đủ diện tích theo quy chuẩn kỹ thuật.

Về kinh tế: Huy động được các nguồn lực của xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh...) tại huyện để đầu tư, cải tạo nâng cấp, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm trong các chợ đảm bảo thống nhất, khoa học, vệ sinh, đảm bảo an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường. Thúc đẩy thiết lập, hình thành các chuỗi “sản xuất - chế biến - tiêu thụ” thực phẩm sạch, an toàn, ổn định bền vững.

Về xã hội: Tạo cơ hội cho người tiêu dùng trên địa bàn lựa chọn những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, khơng gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, khơng ảnh hưởng đến mơi trường. Góp phần hạn chế phát sinh, lây lan dịch bệnh qua nguồn thực phẩm, nước thải, giảm tỷ lệ mắc bệnh đồng thời góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện nếp sống văn minh và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của Ban quản lý chợ và các thương nhân kinh doanh thực phấm trong việc thực hiện các quy định VSATTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thay đổi dần thói quen tiêu dùng theo hướng tích cực. Thúc đấy việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chăn nuôi để tạo ra sản phấm sạch, chất lượng cao, đảm bảo VSATTP cung ứng cho các chợ; góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Về môi trường: Hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ được đầu tư cải tạo và nâng cấp làm cho cảnh quan, môi trường luôn sạch đẹp, hạn chế tối đa tác động xấu tới mơi trường xung quanh. Thực hiện mơ hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP, hàng hóa trước khi đưa vào chợ được kiểm tra chặt chẽ nên đã tác động đến khâu sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, gây ảnh hưởng mơi trường, sức khỏe.

Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý vệ sinh mơi trường nói chung và VSATTP nói riêng trên địa bàn.

Triển khai song song với các công việc trên, UBND Huyện Lục Nam thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát công tác ATTP, vệ sinh mơi trường. Các xã, phường đều có các tổ dân phố tham gia công tác giám sát và theo dõi hoạt động về đảm bảo ATTP tại địa bàn.[36]

1.7.1.3 Kinh nghiệm của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Thực tiễn hoạt động QLNN về ATTP ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, có sự phát triển rất nhanh của loại hình dịch vụ nấu ăn lưu động, loại hình dịch vụ này đang hoạt động lan rộng ra hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn lưu động là rất khó khăn, do tốc độ phát triển nhanh, nhiều và rộng dẫn tới nảy sinh một số tiêu cực như: Sử dụng các thực phẩm khơng qua kiểm sốt nhằm hạ giá thành và tăng lợi nhuận; người chế biến thực phẩm chủ yếu qua kinh nghiệm, không được đào tạo cơ bản; nhận thức pháp luật về ATTP của chủ cơ sở các dịch vụ còn thấp (học kiến thức ATTP là để hoàn tất hồ sơ theo qui định, tuyển nhân viên tự do và trả cơng theo ngày nên khơng kiểm sốt sức khỏe của một số lao động phổ thơng…). Mặt khác, hiện nay chưa có VBQPPL quy định cụ thể về quản lý loại hình dịch vụ này gây nhiều khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra (chế biến thực phẩm thường vào ban đêm, sự tế nhị khi phải xử lý vi phạm trong đám, tiệc …). Theo số liệu điều điều tra của huyện Ba Tơ, đến hết năm 2020, cả huyện có trên 30 cơ sở dịch vụ hoạt động theo loại hình này và đang có xu hướng tăng hơn. Để giải quyết thực hiện được các nội dung công việc trên, UBND huyện Ba Tơ đã rất chú trọng tới đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP. Cụ thể UBND huyện thường xuyên cử và tạo điều kiện cho các cán bộ làm về ATTP đi học các lớp ngắn hạn, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm về ATTP, tuyển dụng

02 cán bộ đúng chuyên môn về làm công tác ATTP tại huyện.[34]

1.7.2 Bài học rút ra cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk

Vệ sinh an tồn thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết hiện nay, từ kinh nghiệm quản lý ATTP ở trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho vấn đề này như sau:

Một là, chú trọng tới cơng tác truyền thơng, đa dạng hố hình thức truyền thơng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư, các chợ dân sinh.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cơng tác an tồn thực phẩm. Đồng thời nghiên cứu việc xây dựng tổ tự quản về ATTP tại các địa phương thôn, xã, thị trấn của huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk. Tổ tự quản này có trách nhiệm hỗ trợ tuyên truyền, hỗ trợ phát hiện các hành vi, vi phạm về ATTP tại địa phương, phối hợp với các đơn vị chức năng của Huyện để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết về ATTP.

Ba là, cần tập đào tạo, nâng cao chất lượng, tuyển dụng các cán bộ đúng chuyên môn về công tác ATTP vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan.

Tiểu kết Chương 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại chương 1, luận văn đã hệ thống những kiến thức cơ bản về thực phẩm; an toàn thực phẩm; quản lý nhà nước; quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; sự cần thiết quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.

Từ đó nhận thấy rằng cơng tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm rất cần thiết và là hoạt động tất yếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây cũng chính là cơ sở để đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng, tìm ra ngun nhân và những hạn chế trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk tại Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRƠNG BƠNG, TỈNH ĐĂK LĂK 2.1 Khái qt chung về huyện Krơng Bơng tỉnh Đắk Lắk

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Krơng Bơng nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 55 km về phía Tây - Bắc, ranh giới hành chính của huyện như sau:

Phía Bắc giáp 3 huyện Krơng Pắc, Ea Kar, M’Đrăk. Phía Nam giáp huyện Lăk.

Phía Đơng Nam giáp vùng núi hiểm trở ngăn cách giữa tỉnh Đắk Lắk với 2 tỉnh Khánh Hịa và Lâm Đồng.

Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) tồn huyện là 1.257,49 km2 chiếm 6,38% DTTN toàn tỉnh, tổng dân số 90.207 người (năm 2011). Mật độ dân số là: 71,13 người/km2 (Theo số liệu thống kê 31/12/2011).

Tồn huyện có 1 thị trấn và 13 xã gồm: Thị trấn Krông Kmar, các xã Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành, Dang Kang, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao.

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với Trường Sơn Nam nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp dần theo hướng Đông - Nam xuống Tây - Bắc, về đại thể có thể chia địa hình huyện thành 3 địa hình chính: núi cao, núi thấp và thung lũng.

2.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước và tỉnh Đắk Lắk, những năm gần đây nền kinh tế của Krơng Bơng cũng có bước phát triển khả quan. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trong năm 2018 đạt: 608,37 tỷ đồng,

tăng 1,9 lần so với năm 2010, tăng bình quân hàng năm 13,7%. Trong đó: Giá trị sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp bình qn hàng năm tăng 10,7%, vượt 2,2% so với kế hoạch.

Giá trị sản xuất Cơng nghiệp - xây dựng bình qn hàng năm tăng 26,4%, vượt 6,4% so với kế hoạch.

Giá trị sản xuất Thương mại dịch vụ bình quân mỗi năm tăng 10,4%, giảm 3,1% so với kế hoạch.

Nhìn chung, trình độ dân trí cịn thấp, giáo dục phát triển chưa đồng đều, lực lượng lao động phổ thông dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có trình độ tay nghề hoặc có chất lượng rất thấp, ý thức tự giác, chịu khó vươn lên thốt nghèo ở một bộ phận lao động chưa cao cịn trơng chờ, ỷ lại khơng muốn thốt nghèo để được hưởng các khoản hỗ trợ của Nhà nước.

2.1.4 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thực phẩm

Đối với thực phẩm nơng nghiệp, chủ yếu được hình thành từ việc ni trồng của các hộ nông dân tại huyện. Đối với thực phẩm công nghiệp khác được giao thương buôn bán với các địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh thành trên cả nước.

Bên cạnh đó các thực phẩm từ nước ngồi trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều trên địa bàn của huyện, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh của tỉnh và các doanh nghiệp khác có đặt đại lý, địa điểm kinh doanh tại huyện.

Ẩm thực: Krông Bông cũng được biết đến là một “thiên đường” ẩm thực rất đa dạng với những món ăn mới, hấp dẫn phù hợp với nhiều đối tượng, thành phần. Có những món ăn gắn liền với địa danh, ví như bún đỏ, bún mắm,… là món ăn sáng, ăn xế quen thuộc với nhiều thực khách. Mặc dù đời sống có sự phát triển, món ăn ẩm thực hiện đại phong phú, nhưng những món ăn truyền thống khơng hề bị mất đi mà còn được lưu giữ, phát triển

bằng nhiều cách khác nhau, nhất là ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con thường xuyên tham gia các ngày hội, hội thi, tỉ mẩn thực hiện những món ăn theo phong tục của dân tộc mình, mời khách quý dùng như một cách giới thiệu và bảo tồn. Đặc biệt, một số nhà hàng quán ăn đã đưa những món truyền thống này vào thực đơn và được nhiều người ưa thích.

Các kênh phân phối thực phẩm: Huyện Krơng Bơng hiện có 1 trung tâm thương mại, 2 siêu thị và 10 chợ truyền thống với khoảng 500 tiểu thương kinh doanh trong các chợ trọng điểm. Các chợ truyền thống là kênh phân phối thực phẩm chủ yếu tại huyện. Hiện tại huyện Krơng Bơng có 1.080 cơ sở kinh doanh (Trong đó: 83 cơ sở sản xuất thực phẩm, 463 cơ sở kinh

doanh thực phẩm, 440 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 94 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố), 53 doanh nghiệp, 09 hợp tác xã (01 HTX vận tải, 08 HTX chăn nuôi và trồng trọt), 12 tổ hợp tác (chủ yếu trên lĩnh vực chăn

nuôn và trồng trọt), 36 trang trại.

Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm vẫn cịn tồn tại tại các chợ, khâu vận chuyển khơng đảm bảo ATTP, … tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới NĐTP. Huyện có trên 100ha trồng cây ăn quả, khoảng 12ha đất nông nghiệp chuyên trồng các loại rau, củ, quả cung cấp trực tiếp cho các chợ, người dân trên địa bàn và xuất đi các tỉnh (hiện chỉ có mơ hình trồng quả dứa ở xã Cư Đrăm được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP).

Theo thống kê, hàng năm huyện tiêu thụ khoảng 15.200 tấn thịt, trong đó 89% được cung cấp từ nguồn tại địa phương, tiêu thụ khoảng 9.872 tấn rau củ quả các loại, trong đó 95% được sản xuất tại địa phương. Hoa quả và trái cây hầu hết cũng được cung cấp từ nguồn cung nội tại của Huyện với 91%. Số lương thực, thực phẩm còn lại được chuyển về huyện tiêu thụ qua các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trên địabàn huyện Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020 bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bộ máy các cơ quan QLNN về ATTP được tổ chức theo quy định của luật pháp hiện hành, cụ thể:

Phòng Y tế: Trực tiếp tham gia các hoạt động QLNN về ATTP theo phân cấp quản lý của ngành y tế trên địa bàn. Quản lý an toàn thực phẩm và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với:

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mơ dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có địa điểm cố định (bao gồm cả bếp ăn tập thể) khơng có giấy chứng nhận kinh doanh có quy mơ kinh doanh dước 200 suất ăn/lần phục vụ, trừ căng tin, bếp ăn tập thể phục vụ công nhân trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, do cơ quan quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm đó thực hiện quản lý.

+ Các cơ sở dịch vụ ăn uống lưu động. + Các cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Được giao quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với lĩnh vực Cơng thương. Quản lý an tồn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; sản phẩm chế biến từ hột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w