2.5.1. Các chỉ tiêu về số tiền và tỷ lệ tăng tiền thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chỉ tiêu này được tính tốn dựa trên tổng số thu thực tế trong kỳ so sánh với tổng số phải thu để biết tỷ lệ thu BHXH bắt buộc trong kỳ đạt bao nhiêu phần trăm.
Bảng 2.8. Thực hiện thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)
Bảng số liệu 2.8 cho thấy số tiền thu BHXH bắt buộc năm 2020 tăng so với năm 2016 là 215,126 triệu đồng, nhưng tỷ lệ thu so với số phải thu BHXH bắt buộc năm 2020 so với năm 2016 giảm 1,47%. Đặc biệt, tỷ lệ thu BHXH trên số phải đóng thấp nhấp nhất là năm 2020 là 83,71% và cao nhất là 86,55% năm 2019, năm 2020 so với năm 2019 tỷ lệ thu giảm 2,84%. Điều này, có thể giải thích được là do những năm này, các DN ngồi nhà nước có số lượng làm
ăn thua lỗ nhiều, số thu BHXH không đạt được theo kế hoạch đề ra, tình hình nợ đọng tăng qua các năm, năm 2020 gặp đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và nợ nhiều hơn.
Để thực hiện việc thu BHXH giai đoạn 2016-2020, ngoài các biện pháp quản lý thu hiệu quả, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng, BHXH huyện đã không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong các năm qua, nhất là các thủ tục trong công tác quản lý thu BHXH, thực hiện cơ chế một cửa để tiếp nhận hồ sơ thu BHXH đơn giản thuận tiện trong việc đơn vị lên giao dịch.
Bảng 2.9. Tỷ lệ người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020
ĐVT: người
Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc
Số NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc
Số NLĐ bắt buộc phải tham gia BHXH
Tỷ lệ số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc (%)
(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)
Qua số liệu thống kê trong bảng 2.9 có thể thấy tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc có xu hướng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2020 tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng 1,25% so với năm 2016. Nhưng số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc so với số lao động thuộc diện tham gia chưa năm nào đạt 100%, đồng thời tỷ lệ lao động đã tham gia có năm giảm nhẹ. Lý giải cho hiện tượng trên là do tình hình kinh tế khó khăn, đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngừng hoạt động, sát nhập các doanh nghiệp, thu hẹp quy mơ sản xuất kinh doanh, từ đó NLĐ mất đi việc làm, số lao động làm trong các doanh nghiệp cũng giảm đi do đơn vị
66
thu hẹp quy mô sản xuất lại. Điều này khẳng định một bộ phận không nhỏ người lao động chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi mà khi tham gia lao động họ phải được hưởng.
2.5.2. Số nợ và tỷ lệ nợ Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nợ đọng BHXH là vấn đề nan giải của tồn ngành BHXH bởi tình trạng nợ đọng kéo dài sẽ làm mất cân đối thu chi, gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác chi trả các chế độ BHXH. Nhận thấy tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Mê Linh đã tiến hành kiểm tra quyết liệt. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình trạng nợ đọng BHXH vẫn có xu hướng gia tăng cả về số lượng đơn vị cả về số tiền nợ.
Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc giai đoạn 2016-2020
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Số nợ đọng BHXH bắt buộc Tổng số thu BHXH bắt buộc Tỷ lệ Số nợ đọng/Tổng thu (%)
(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)
Bảng số liệu 2.9 cho thấy số tiền nợ đọng BHXH có xu hướng gia tăng qua các năm, năm 2020 số tiền nợ đọng giảm khá nhiều, thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của cán bộ thu BHXH huyện Mê Linh đã có nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ và ngăn chặn nợ mới, nợ xấu. Nếu như năm 2016 số nợ là 58,54 triệu đồng thì đã tăng lên thành 86,77 triệu đồng vào năm 2019 tương ứng 48,22%,
67
nhưng năm 2020 lại giảm còn 63,82 triệu đồng tương ứng 26,45%.
Tuy nhiên do tốc độ tăng của số nợ đọng thấp hơn tốc độ tăng của tổng số thu nên nhìn chung tỷ lệ số nợ/tổng thu có xu hướng giảm dần. Đặc biệt, năm 2020 tổng số thu vẫn tăng nhưng tỷ lệ nợ giảm, chứng minh cố gắng giảm nợ của BHXH huyện Mê Linh có hiệu quả.