Tăng cường phối hợp đa ngành trong quá trình thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì sự hỗ trợ của các ngành, các cấp liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác quản lý thu theo nguyên tắc: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, không xảy ra tình trạng thất thu hay thất thốt cho quỹ BHXH chung. Để cơng tác thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả thì BHXH huyện Mê Linh phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thu chi BHXH nội bộ, trong đó chú trọng kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy định quản lý của Ngành để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật BHXH và các quy định của Ngành. Không những kiểm tra
92
cán bộ làm cơng tác thu BHXH của cơ quan BHXH mà cịn kiểm tra tại các đơn vị tham gia BHXH.
Cần phải tăng cường hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính với nhau để thu được kết quả tốt nhất. Cụ thể là:
Thứ nhất, cơ quan BHXH phải chủ động thường xuyên phối hợp với
Liên đoàn Lao động huyện, Phịng Tài chính - Kế hoạch và Phịng Lao động Thương binh & xã hội tiến hành kiểm tra, rà soát danh sách lao động các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH theo luật BHXH để khai thác triệt để số đối tượng này, trong đó, tiếp tục chú trọng khai thác đối tượng thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nghiên cứu, cải tiến phương pháp quản lý công tác thu BHXH phù hợp với địa bàn, tính chất và điều kiện của đơn vị tham gia BHXH, từ đó áp dụng các biện pháp đơn đốc thu, nộp BHXH hiệu quả. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương kiểm tra tình hình tham gia BHXH bắt buộc của cá c doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, UBND các xã, phường là cơ quan nắm rõ nhất tình hình biến động và sử dụng lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cơ quan BHXH cần dựa vào UBND các xã, phường để xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp, thường xuyên nắm tình hình các doanh nghiệp thành lập mới, chuyển đến, chuyển đi, giải thể, phá sản và số lao động của từng doanh nghiệp. Tham mưu với UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại một số đơn vị, doanh nghiệp cố tình khơng đóng hoặc nộp chậm, nộp thiếu. Đồng thời cơ quan BHXH cử cán bộ tham gia tích cực và tổ thu nợ tiền do UBND huyện thành lập, thường xuyên cơng khai danh tính các đơn vị nợ tiền đóng BHXH trên phương tiện Đài truyền hình. Đồng thời BHXH huyền cần tích cực phối hợp với UBND xã, phường để quản lý đối tượng hưởng trên địa bàn, xây dựng cơ chế hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi nhằm tạo sự gắn
93
kết với UBND xã, phường với cơ quan BHXH.
Tăng cường phối hợp với Chi cục thuế kiểm tra về mức lương đóng BHXH của các đơn vị có đúng hay khơng vì lương là một loại chi phí được trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế. Đồng thời phối hợp với Chi cục thuế đôn đốc các đơn vị thu nộp BHXH.
Phối hợp với Cơng đồn cơ sở để bảo vệ quyền lợi NLĐ, góp phần hạn chế được một số doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc và hạn chế được các hình thức và mức độ vị phạm luật lao động.
Tổ chức tập huấn cho Bưu điện thường xuyên hơn để phổ biến các quy định mới về BHXH để kịp thời nắm bắt thông tin tốt trong công việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng.
Thứ hai, đối với đơn vị nợ đọng BHXH: Những doanh nghiệp nợ kéo
dài trên 3 tháng cần áp dụng các biện pháp thích hợp từ vận động, thuyết phục, đến các biện pháp kiểm tra xử phạt; Cán bộ chuyên quản thu cần tích cực đơn đốc, đối chiếu và yêu cầu đơn vị cam kết thời gian trả nợ, theo lộ trình đó, BHXH huyện sẽ đốc thu và làm căn cứ để lập hồ sơ khởi kiện ra Tồ án theo hướng dẫn tại cơng văn số 3434/BHXH-KT ngày 13/10/2008 của BHXH Việt Nam.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp thực sự khó khăn, khơng có khả năng
đóng BHXH cơ quan BHXH phải kịp thời kiểm tra, báo cáo UBND huyện Mê Linh và BHXH thành phố Hà Nội đề nghị có biện pháp hỗ trợ, cho phép doanh nghiệp chậm đóng BHXH hoặc “khoanh nợ” BHXH.. Giải pháp trước mắt là có thể cho phép đơn vị đóng đủ số tiền BHXH của người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH và giải quyết chế độ BHXH kịp thời cho người lao động, đồng thời yêu cầu đơn vị có cam kết đóng BHXH để giảm dần số nợ đọng tại đơn vị. Giải pháp này được áp dụng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, người lao
94
động có động lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cơ quan BHXH cũng giảm bớt được áp lực phải tìm giải pháp thu hồi nợ đọng do “lãi mẹ đẻ lãi con” đối với các doanh nghiệp này.
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp vẫn có khả năng đóng BHXH nhưng
chây ỳ cần xử lý nghiêm, đẩy mạnh công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra liên ngành xử phạt hành chính, với những đơn vị nợ đọng kéo dài thì hồn thiện các thủ tục khởi kiện ra Tịa án theo quy định. Để việc khởi kiện đạt hiệu quả, BHXH huyện cần chọn cán bộ có chun mơn pháp lý để tham mưu trong việc phối hợp với Toà án nhân dân, tham gia quá trình tố tụng, khởi kiện.