0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nhà thơ viết lý luận, phê bình – Inrasara

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 111 -127 )

7. Bố cục luận văn

3.3. Nhà thơ viết lý luận, phê bình – Inrasara

Inrasara, tên khai sinh là Phú Trạm, là người con của dân tộc Chăm. Ông sinh ngày 28/9/1957 tại làng Chăm Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, đất văn vật của vương quốc Champa xưa, nay là một làng dệt thổ cẩm nổi tiếng. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có sáu anh chị em nhưng ông vẫn được học hành liên tục. Ông coi đó là một ân huệ đầu tiên mà gia đình đã dành cho ông. Một ân huệ thứ hai đó là ông được thừa hưởng tình yêu thơ ca từ người cha hiền từ, mẫu mực và ham sách cổ nhân. Ngay từ khi còn học phổ thông, niềm say mê đó tiếp tục được khơi dậy và phát huy, ông bắt đầu công việc sưu tầm không chỉ để nghiên cứu văn chương cổ nhân mà còn để học tập kinh nghiệm sáng tác của cha ông. Đến khi là sinh viên trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, ông đã có một tập thơ sáng tác bằng tiếng Chăm và một bộ sưu tập văn học cổ điển Chăm cũng kha khá. Sau này, ông đã cho ra mắt bạn đọc những tập thơ nổi tiếng gây được sự chú ý của độc giả cũng như giới phê bình văn học và được đánh giá rất cao như: Tháp nắng – Thơ và trường ca, 1996;

Sinh nhật cây xương rồng – thơ song ngữ, 1997; Hành hương em – thơ ,

1999; Lễ tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, 2002…Ngoài ra, ông còn viết truyện ngắn, tiểu thuyết, nhưng thành công nhất ở ông là sáng tác thơ ca. Với một thứ ngôn ngữ thơ tinh tế, điêu luyện nhưng không kém phần biểu cảm cùng với một giọng thơ nồng nhiệt mang tầm trí tuệ và tính triết luận cao, thơ ông đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn các dân tộc. Song song với sáng tác thơ ca, truyện ngắn và tiểu thuyết, những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình của ông cũng được dư luận đánh giá, quan tâm và coi ông như một cây bút nghiên cứu, phê bình dân tộc thiểu số đương đại tiêu biểu. Trước hết, ông chủ yếu nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Chăm, có thể kể đến: Văn học Chăm I – Khái luận (1994);Văn học Chăm II –

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trường ca (1995); Các vấn đề văn hóa - xã hội Chăm (tiểu luận, 1999); Văn

hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại (tiểu luận, 2003); Trường ca

Chăm (sưu tầm - nghiên cứu, 2006); Ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố

Chăm (sưu tầm – nghiên cứu, 2006)...Trong lĩnh vực này, Inrasara bước đầu đi vào nghiên cứu những vấn đề văn hóa, văn học Chăm như là một cách muốn tìm hiểu về tâm hồn dân tộc mình. Ông dành rất nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ Chăm, cả văn chương bình dân lẫn văn chương bác học. Là một người con của dân tộc Chăm – một dân tộc đã có lịch sử và truyền thống văn học nghệ thuật lâu đời, ông trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những nét đặc sắc nhất của văn hóa dân tộc mình với hy vọng “các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam sẽ hiểu rõ người Chăm hơn, dân tộc Chăm nhìn kĩ mình hơn, biết mình biết người hơn, bớt kiễu hãnh

về mình và cuối cùng yêu dân tộc mình sâu đậm hơn” [22, tr. 8]. Thực sự

những trang viết giới thiệu về những vấn đề văn hóa, văn học Chăm của ông đã giúp cho bạn đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, như việc bóc dần từng lớp bụi thời gian và cả sự lãng quên về một nền văn chương có bề dày truyền thống lâu đời này.

Ngoài việc nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Chăm, ông còn viết rất nhiều những bài tiểu luận, phê bình mà đối tượng trong các bài viết của ông chính là các hiện tượng, các trào lưu văn học đương đại. Những trang lý luận, phê bình của ông không chỉ đề cập đến những vấn đề nội bộ của nền văn học thiểu số mà hơn thế nữa, ông còn đề cập đến những vấn đề có tính khái quát hơn như: các trào lưu, các dòng văn học, cũng như bàn luận về thực trạng của lý luận, phê bình văn học trong và ngoài nước như: trào lưu văn học hậu hiện đại, phong trào văn chương trẻ Sài Gòn qua những bài viết Khủng hoảng thơ

trẻ Sài GònVăn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?; thơ nữ quyền; thơ dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nay… Ông còn là người phát ngôn và cũng là người đề xuất lối phê bình lập biên bản gồm ba hình thức: bàn tròn văn chương, biên bản lập chậm và phê bình [như là ] lập biên bản. Những bài viết đó đã được đăng tải trên các báo chí và sau đó được tập hợp lại trong 2 cuốn sách: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo

(tiểu luận – phê bình, 2006) và Song thoại với cái mới (tiểu luận, 2008).

Vậy điều gì đã thôi thúc ông đến với sáng tác thơ ca cũng như hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình? Trong cuốn Đời và văn, tập 1 ( NXB Văn hóa dân tộc, 2003), ông chia sẻ: “Tôi nghĩ chỉ nên làm việc nào đó khi thực sự yêu nó thôi, vì nó thôi. Chứ đừng vì một cái gì khác. Nghiên cứu văn học hay ngôn ngữ dân tộc; tôi không vì mục tiêu cao xa bảo tồn bản sắc văn hóa dân

tộc. Tôi làm chỉ vì yêu nó – không hơn. Làm thơ cũng vậy, có lẽ.” [18, tr. 126]

Ông rất rõ ràng và trung thực với chủ kiến của mình khi đến với phê bình:

Tôi sáng tác thơ, tiểu thuyết và nghiên cứu văn chương – ngôn ngữ Chăm là

chính, làm phê bình chỉ là thế buộc. Khi thấy vài tác giả, nhóm tác giả, tác phẩm, trào lưu văn chương có tiềm năng nhưng bị giới truyền thông bỏ qua oan uổng hay bị ngược đãi bất công, tôi tự cho mình trách nhiệm nhập cuộc. Nhập cuộc bằng ghi nhận chúng, bày ra cái hay, cái mới của chúng đến với người đọc, truy tìm triết học trên đó loại thơ văn này nảy sinh và nếu cần biện

minh cho chúng.” Và ông gọi đó là kiểu phê bình lập biên bản. Theo ông, phê

bình “lập biên bản nghĩa là phơi mở sự việc như nó là thế mà không áp đặt một lối nhìn nào bất kì. Dù đó là lối nhìn nhân danh truyền thống hay bản sắc văn hóa dân tộc, chân lí đinh đóng hay cái đẹp vĩnh cửu. Cũng không phải từ lập trường văn học trung tâm nào, từ chủ thuyết văn chương thời thượng nào. Giữ nguyên hiện trường diễn đạt bằng ngôn từ giản đơn nhất có thể các quan điểm sáng tác qua đối chứng với chính sáng tác phẩm của hệ mĩ học đó đặt

trong tiến trình phát triển thơ Việt trong thời đại toàn cầu hóa.” Dù các quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không chối bỏ một nỗ lực làm mới nào, trào lưu sáng tạo trên nền tảng mĩ học bất kì nào nên ông đều ứng xử công bằng và sòng phẳng với mọi tác giả, tác phẩm hay nhóm tác giả. Chính vì vậy, ngòi bút phê bình của ông hướng đến mọi ngõ ngách với nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng của văn học đương đại. Vậy, ông đã lập biên bản những gì?

Đầu tiên, ông cũng đi vào nhận xét, bình giá tác giả, tác phẩm cụ thể như bài phê bình cho tập thơ Chế tạo thơ ca của Phan Hiên Nhạo, trường ca

Vỡ ra mưa ấm của Lê Vĩnh Tài… Có thể nói, ông đã lấy nhãn quan của một

nhà thơ có trong một nhà phê bình để phê bình văn học. Đọc những trang phê bình của ông, người đọc có thể cảm nhận ngôn ngữ phê bình giàu chất thơ nhưng rất mạch lạc, khúc triết. Đọc những bài phê bình của ông dường như chúng ta đang đọc thơ của ông vậy, vẫn cứ một cảm xúc như thế, lúc nhẹ nhàng, lúc lại gay gắt, lúc thì nồng nhiệt và đầy táo bạo không kiêng dè một ai, không loại trừ một ngóc ngách thi ca nào. Tất cả đều đem đến cho người đọc một cảm giác thú vị và thỏa mãn trước cách phê bình đa sắc, đa cạnh của ông. Để có thể có những trang phê bình như vậy đòi hỏi người viết phải có một tầm trí tuệ và khả năng bao quát khá rộng lớn, cùng với đó là sự nhạy cảm trước những hiện tượng văn học mang màu sắc mới và điều quan trọng là dám nói thẳng, nói thật những gì mình nghĩ. Ông đề cập đến những vấn đề khá hóc búa, có tính thời đại trong sáng tạo văn học : Còn ai đọc thơ hôm nay? ; Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo; Bế tắc trong sáng tạo; Thơ dân tộc thiểu số từ một hướng nhìn động; Sáng tác văn chương Chăm hôm nay; Góp nhặt sỏi đá hay đối thoại về sai lầm lặp đi lặp lai về việc nhìn nhận thơ hôm nay; Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần; Văn chương

mạng…Ông còn quan tâm đến cả lối viết, các trào lưu, khuynh hướng văn học

ở cả khu vực Đông Nam Á cũng như ở trong nước như: Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi suffix “nữ”; Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa; Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn (hay biên bản về nhánh thơ ngoại vi thành

phố Hồ Chí Minh); Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu? Ông phân tích những kĩ

thuật sáng tác hậu hiện đại trong Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt…

Ông đã từng chia sẻ, năm 2006 dường như chỉ dành cho phê bình bởi

sau Lễ tẩy trần tháng Tư (2002), ông rơi vào bế tắc trong thi ca vì thế ông bắt

đầu tìm đọc tác phẩm lí thuyết văn chương mới. Ông không đọc các tác gia lớn nữa mà “nghiền ngẫm” các bạn trẻ từ Mở Miệng cho đến Ngựa trời, từ Nguyễn Hoàng Nam, Lê Đình Nhất – Lang, Lê Nghĩa Quang Tuấn cho đến tận Luynh Bacardi, Trương Quế Chi. Ông ghi nhận thơ hôm nay rất mực sôi động và qua đó ông “lập biên bản” chúng. Ông quan niệm: “phê bình của tôi không là phê bình bênh vực hoặc trù dập, khen chê, mà là lập biên bản hiện trường mọi hiện tượng thơ hôm nay, cố gắng tìm cái hay, đồng thời chấp

nhận sự bất cập của nó..” [24, tr. 286]. Trong những trang phê bình của

mình, ông thường đưa ra những dẫn chứng khá xác đáng cùng với quan điểm, thái độ rất rõ ràng như: dù rất hào hứng với Ngựa Trời nhưng cũng cần nêu lên vụ “thiếu một sự suy tư nền tảng” của nhóm thơ này; với hiện tượng Vi Thùy Linh, ông đã đề cập đến – nhà thơ có mùi đậm, đậm hơn cả mọi khuôn mặt thơ nữ trẻ khác nhưng đòi hỏi thơ Vi Thùy Linh gánh vác trọng trách như

“biểu tượng giải phóng phụ nữ trong văn học” là một sự đòi hỏi quá tải. Ông

cho rằng cần phải lập biên bản và nghiêm chỉnh chỉ ra các bất cập đó dù chúng có là sáng tác ngoài luồng hay chính thống, báo giấy hay báo mạng, dù chúng có cùng hệ sáng tác với ông hay không? Khá nhiều đề tài văn học đương đại được ông đề cập đến như: văn học các dân tộc thiểu số từ một

hướng nhìn động cho đến sự phát triển của văn học Chăm đương đại; các

trào lưu, xu hướng văn học trong tâm thức hậu hiện đại và đặc biệt ủng hộ

những gương mặt các nhà thơ trẻ, và cả đến loại hình báo mạng cũng đã thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với phương pháp phê bình “lập biên bản” mang tính nhất quán - năm 2006 Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo ra đời. Cuốn sách là tập hợp những bài viết từ năm 2002 đã đăng trên các bài báo trong và ngoài nước. Ông đề cập đến nhiều vấn đề mang tính chất lý luận như: Người nghệ sĩ cần cô đơn cho quá trình sáng tạo nghệ thuật như thế nào? Theo ông, chưa đủ cô đơn cho

sáng tạo là một sự hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung

tâm / ngoại vi của văn chương Việt hôm nay. Trong bài tiểu luận cùng tên, ông cho rằng cô đơn là sự cần thiết để tạo nên tác phẩm có chiều sâu. Người nghệ sĩ rất cần cô đơn trong giai đoạn đầu tư thai nghén cho đến khi đối diện với tờ giấy trắng và cả lúc tác phẩm đã sinh ra. Ông cũng cho rằng: bế tắc là bạn đồng hành trong sáng tạo, là người nghệ sĩ không sáng tạo được nữa. Ông cũng thừa nhận mình đã từng bế tắc trong thi ca. Vậy tại sao lại bế tắc? Và làm gì khi bế tắc? Trong bài tiểu luận Bế tắc trong sáng tạo, ông đã phân tích rất kĩ: bế tắc có thể do người viết nghèo ngôn ngữ hay ý tưởng, cạn đề tài có thể do tuổi tác hoặc gánh nặng xã hội; bế tắc còn do tự thỏa mãn quá sớm; bế tắc do tác động từ bên ngoài, xã hội hay văn chương thường xảy ra với các nhà thơ trẻ; một yếu tố nữa đó là văn hóa văn chương góp công sức không nhỏ vào bế tắc chung của đại đa số kẻ sáng tạo. Ông thừa nhận bế tắc bản thân ông cũng gặp phải và trong khi bế tắc ông cũng đã từng quay sang viết tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình hay dịch thuật. Có thể nói, những trang viết của ông vừa mang tính lý luận, vừa có tính thực tiễn – những trang viết của một cây bút có nhiều trải nghiệm trong hành trình sáng tạo và nghiên cứu văn chương. Nếu như Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo là nêu lên sự hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung tâm / ngoại vi văn chương thì với

Song thoại với cái mới (2008), ông đã cố gắng làm đầy đủ nó hơn, ông lật mở

mọi khía cạnh: văn học dân tộc đa số / văn học thiểu số; nam/nữ; trung ương / địa phương; chính lưu/ ngoài luồng; trong nước / hải ngoại; Đông Nam Á/ thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giới…Với ông, song thoại còn là phê bình song hành chứ không đi trước hay sau, đứng cao hay thấp hơn sáng tác. Ông song thoại với cái mới sòng phẳng còn đối với cái cũ thì không cần và không có nhu cầu song thoại với nó - vì nó đã được khẳng định mình trong quá khứ. Với cái mới, ông song thoại với nhiều hình thức khác nhau, khi là đối thoại trực tiếp trong Khai mở bế tắc

sáng tạo hay đối thoại giả tưởng trong Góp nhặt sỏi đá, khi thì nhận diện từng

khuôn mặt trong Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động hay nhận diện từng nhóm tác giả: Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ từ đó đi đến những nhận định khái quát. Dù là chủ trương lập biên bản nhưng đôi khi ông cũng có đưa ra những nhận định chủ quan của mình với sự hoài nghi không giấu diếm: Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong thương lai gần hay Còn ai

đọc thơ hôm nay? Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?...Với mỗi ý kiến nhận

định của mình, ông đều đưa ra những dẫn chứng cụ thể, sinh động cùng với giọng điệu đối thoại – song thoại một cách dân chủ. Với mỗi vấn đề mà ông nêu ra như là một cách để bàn luận, cùng chấp nhận và đối đầu với nó, những câu hỏi liên tiếp mà ông sử dụng tác động trực tiếp đến tâm trí người đọc khiến cho không ai có thể làm ngơ và không khỏi suy nghĩ trước những hiện tượng trong đời sống văn hóa, văn học ngày hôm nay: ... “Cũng phải thôi: có bài thơ nào trong vài chục năm qua gây chấn động dư luận bằng cái chết của

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 111 -127 )

×