7. Bố cục luận văn
2.2.2. Nghiên cứu, lý luận, phê bình góp phần quan trọng vào việc tổ chức,
định hƣớng cho văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đúng hƣớng.
Văn học các dân tộc thiểu số trong hơn nửa thế kỷ qua đã đạt được rất nhiều những thành tựu cả về đội ngũ sáng tác lẫn số lượng và chất lượng nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuật... Song song với sự phát triển đó thì hàng loạt các vấn đề lý luận cũng được đặt ra từ thực trạng văn học các dân tộc thiểu số. Như chúng ta đã biết, sự cần thiết trong việc trang bị một hệ thống lý luận sẽ giúp cho các nhà sáng tác - nhất là đối với lực lượng các nhà văn, nhà thơ trẻ đi đúng hướng, thúc đẩy nền văn học các dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới. Hay nói một cách khác thì: văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại không thể thiếu đi vai trò định hướng của nghiên cứu, lý luận, phê bình. Đưa văn học các dân tộc thiểu số trở thành một nền văn học hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc – đó là khát vọng chung - không chỉ của các nhà sáng tác mà còn là nỗi trăn trở của các cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình dân tộc thiểu số Việt Nam. Thực tiễn hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học trong những năm qua đã thực hiện khá tốt chức năng tổ chức, định hướng cho văn học các dân tộc thiểu số phát triển theo đúng hướng, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Các cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề truyền thống và hiện đại, vấn đề lựa
chọn ngôn ngữ trong sáng tác… Những ý kiến, quan điểm về những vấn đề
trên đã được các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình thể hiện trong một loạt các bài viết, tham luận, nghiên cứu...của mình.
Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đang trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng. Văn học Việt Nam nói chung, văn học của dân tộc thiểu số nói riêng cũng không thể đứng ngoài xu thế đó. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:
“Không có bản lĩnh, bản sắc thì một dân tộc không thể tồn tại lâu dài”. Vì
thế, trong tác phẩm văn chương - nếu không có bản sắc dân tộc thì liệu tác phẩm có sức sống lâu bền được không? Câu hỏi đó luôn ám ảnh người nghệ sĩ, nhất là đối với văn học các dân tộc thiểu số - một nền văn học vốn rất giàu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản sắc - nếu đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình - thì văn học các dân tộc thiểu số cũng như đã tự đánh mất mình.
Thực trạng văn học các dân tộc thiểu số trong những năm qua cho thấy, bên cạnh một số các tác giả luôn có ý thức thể hiện bản sắc dân tộc trong những tác phẩm của mình (ví dụ như các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu: Nông Quốc Chấn, Y Phương, Inrasara, Lò Ngân Sủn, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn,
H’ linh Niê, Mai Liễu, Bùi Thị Tuyết Mai, Hà Thị Cẩm Anh…) thì cũng đã có
một số ít tác giả lại dần dần đánh mất đi hoặc làm phai nhạt đi bản sắc dân tộc trong sáng tác của mình. Họ sáng tác ra những câu thơ, câu văn đọc lên cảm thấy xa lạ với cách cảm, cách nghĩ, cách nói của người dân tộc thiểu số, nó gần như những câu thơ với cách cảm, cách diễn đạt của người miền xuôi vậy ví dụ như các câu thơ: “ Em lẫn vào trong anh/ Anh lẫn vào ngàn lá/ Tóc em
thơm mùi cỏ/ Huyền diệu và nguyên sơ” (Lên cao nguyên – Giàng Xuân Hồ);
“Suối quên mình cứ đi/ Về biển khơi xao động/ Bá vai nhau làm sóng/Ngẩng
mặt đứng chào nguồn” (Con suối của đất rừng – Ma Trường
Nguyên)…Trước thực trạng trên, với tâm huyết và nỗi trăn trở đồng thời với vai trò là người phát ngôn tư tưởng, người tổ chức, định hướng cho văn học các dân tộc thiểu số, các cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình không thể không cất lên tiếng nói của mình. Mặt khác, bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học không tự nhiên được sinh ra, cũng không thể chỉ cần sự cố gắng là có được - mà nó chỉ có thể được nảy sinh từ một số điều kiện nhất định trong đời sống văn học hiện nay. Chính vì thế, vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học đã được khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số đề cập đến và lý giải một cách khá thuyết phục bởi tính thực tiễn cao của nó. Ví dụ như : Nông Quốc Chấn với “Đường ta đi” (phê bình, tiểu luận, 1972) và “Hành trang sang thế kỉ XXI” (2000) cho đến “Hoa văn thổ cẩm” tập 1(1998) của Lò Ngân Sủn; “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đại”(1995) và “Về một mảng văn học dân tộc” (1999) của Lâm Tiến; “Tiếng
nói các nhà văn dân tộc thiểu số”của nhiều tác giả …Các nhà nghiên cứu, lý
luận, phê bình đều có quan niệm tương đối thống nhất về vấn đề này và coi đây là một phẩm chất đặc biệt và tất yếu của văn học các dân tộc thiểu số. Hầu hết các tác giả đều đi lý giải từ quan niệm thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc? Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những thành tố nào? Bản sắc dân tộc của văn học các dân tộc thiểu số được biểu hiện ở những phương diện nào thông qua việc tìm hiểu bản sắc dân tộc được biểu hiện trong từng thể loại thơ, văn xuôi…
Vấn đề này đã được Nông Quốc Chấn đề cập đến ngay từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước. Như chúng ta đã biết, Nông Quốc Chấn vừa là một nhà thơ, vừa là một nhà nghiên cứu, đồng thời vừa là một nhà quản lí về văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - nên điều mà ông trăn trở và tâm huyết - đó là: Làm thế nào để có được những tác phẩm văn học hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc? Bản thân trong những sáng tác của ông - dù có sáng tác bằng tiếng Tày hay tiếng Kinh, dù là viết về bất kì đề tài nào - thì người đọc vẫn có thể cảm nhận thấy rất rõ bản sắc Tày luôn thấm đẫm trong những trang thơ của ông. Bằng những chia sẻ có được từ kinh nghiệm của bản thân, ông đã đi lý giải vấn đề này với đội ngũ các nhà văn, nhà thơ trẻ với thiện chí “nói với nhau những điều sâu sắc nhất”. Ông viết: “Bản sắc dân tộc bao gồm nhiều nhân tố. Trong đó tâm lý dân tộc và tiếng nói dân tộc là những nhân tố được biểu hiện rõ rệt nhất trong văn học
nghệ thuật của mỗi dân tộc. Đó là “phải nhìn, phải nghĩ và miêu tả hiện
thực cuộc sống theo những cách riêng của mình. Cái riêng ấy là những đặc điểm trong lịch sử phát triển của dân tộc ở những điều kiện ăn, ở, lao động, những biểu hiện của lòng tin, yêu, ghét, giận, vui, buồn…của mỗi con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở tính cách con người, ở thế giới bên trong của con người, chứ không phải
tiêu biểu ở dáng điệu, cử chỉ…bên ngoài con người”[6, tr. 83-84]. Vấn đề lý
luận này đã định hướng không ít cho những tác giả, tác phẩm đã có những lệch lạc khi miêu tả những con người dân tộc thiểu số đã “cường điệu hóa những lời nói ngộ nghĩnh đến ngớ ngẩn, những lối nhìn không biết chớp mắt
bất kỳ cái gì mới, những bước đi đứng chậm chạp đến ỳ người ra…” mà coi
đó là những biểu hiện của bản sắc dân tộc. Nông Quốc Chấn cũng thừa nhận rằng: “làm cho thơ mình có bản sắc dân tộc đậm đà, thật không phải là công việc đơn giản. ..Nội dung và đề tài cho thơ, rất nhiều. Nhưng, dùng cách gì, hình ảnh gì, chữ gì vừa mới lại vừa có màu sắc dân tộc …thì quả là người
làm thơ phải tốn rất nhiều công phu”. [6, tr. 88]. Trong cuốn “Hành trang
sang thế kỷ XXI” (2000), ông đã đi lý giải quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc với bài viết cùng tên. Ông cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm nhiều thành tố: tinh thần yêu nước thương nòi, tiếng nói, chữ viết của những dân tộc có chữ từ sớm và phong tục tập quán là ba loại thành tố gắn
bó với dân tộc, sâu sắc nhất. [12, tr. 59].
Vấn đề này cũng đã được Lâm Tiến đề cập trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”, (1995). Ông quan niệm rằng: “Bản sắc dân tộc trong văn học do chính nhà văn dân tộc sáng tạo ra phải được hiểu với nội dung như vậy. Nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hóa của dân tộc trong điều kiện lịch sử nhất định. Nó rất xa lạ với sự bắt chước, mô phỏng bản năng cũng như phát huy truyền thống một cách đơn thuần.. Đó vừa là thiên bẩm tính tự nhiên, vừa là phẩm chất mà người cầm bút phải phấn đấu cho đúng hướng trên hành trình
hiện đại hóa sáng tác…” [49, tr. 76]. Như vậy, theo ông, muốn có được bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đó, phải hiểu sâu sắc và thiết tha với truyền thống văn hóa dân tộc mình, có cảm hứng và có tài năng sáng tạo và thể hiện bản sắc đó bằng những nội dung và hình thức nhất định. Điều này, cũng cùng quan điểm với Đình Hy: “Bởi chính những tác giả dân tộc thiểu số nắm vững ngôn ngữ dân tộc mình từ cấu trúc, vốn từ vựng, am hiểu sâu sắc đời sống, phong tục, tập quán, gia tài văn hóa của dân tộc bao trùm hơn, và họ là người hiểu và tư duy cuộc sống theo
cách nghĩ dân tộc mình”. [20, tr. 34].
Lò Ngân Sủn trong “Hoa văn thổ cẩm” (tập 1, 1998) cũng đi lý giải bản sắc của mỗi dân tộc được biểu hiện ở đâu? Ông cho rằng : “bản sắc, cái độc đáo, cái phong vẻ của mỗi dân tộc nó được thể hiện ở những phương diện rất phong phú đa dạng như ngôn ngữ, trang phục, các trò chơi, lễ hội, nhạc cụ, các điệu múa, món ăn dân tộc…”
Từ việc lý giải thế nào là bản sắc dân tộc? Bản sắc dân tộc trong văn
học được biểu hiện ở những phương diện nào? , các cây bút nghiêu cứu, lý
luận, phê bình luôn đi đến quan niệm thống nhất trong vấn đề định hướng làm thế nào để có thể giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hóa hiện nay?
Ngay từ cuối những năm 50, đầu những năm 60, vấn đề này cũng đã được Nông Quốc Chấn hết sức quan tâm và đặt ra cần phải giải quyết. Tuy văn học hiện đại các dân tộc thiểu số còn rất trẻ (mới được hình thành từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945) nhưng ngoài những tác phẩm có giá trị đậm đà bản sắc dân tộc thì đã có một số tác giả trong các sáng tác của mình cũng đang dần dần đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Nông Quốc Chấn rất khuyến khích mỗi dân tộc tiếp thu những cái mới nhưng cũng cần phải giữ gìn, phát huy những cái đặc sắc, những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm của mình. Lâm Tiến lại cho rằng bản sắc dân tộc không phải là cái tĩnh tại, bất biến mà nó luôn thay đổi, luôn tiếp nhận những cái mới ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cái tiến bộ của dân tộc khác: “Bản sắc dân tộc trong văn học cũng không phải là cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn luôn phát triển. Trong sự phát triển đó, văn học các dân tộc thiểu số không thể không tiếp nhận những giá trị mới, những giá trị của văn học Kinh, văn học phương Tây và văn học thế giới hiện đại. Đó cũng là hình thức tích cực bảo vệ bản sắc dân tộc của nhà văn, góp phần phát huy và làm giầu bản sắc dân tộc trong
văn học.” và “truyền thống văn hóa dân tộc độc đáo, với việc tiếp thu một
cách sáng tạo văn hóa Kinh và văn hóa dân tộc anh em khác cũng như văn hóa thế giới, với việc dùng thành thạo tiếng Việt đã tạo điều kiện cho các nhà văn dân tộc thiểu số đạt được những thành tựu mới, làm cho văn học của một dân tộc thiểu số, sải bước theo kịp văn học Kinh, làm phong phú
cho nền văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”[49, tr. 73-77]. Với hướng đi
này, thực tế chúng ta đã có được những sáng tác của các tác giả trẻ giàu bản sắc. Nhà thơ trẻ Bùi Thị Tuyết Mai, dân tộc Mường là một ví dụ. Chị không những có được một vốn sống và sự hiểu biết phong phú về văn hóa dân tộc mình mà còn thông thạo và sáng tác bằng hai thứ tiếng: Mường và Việt. Chị chia sẻ: “Trong sáng tác, tôi rất chú ý phát hiện vẻ đẹp của nền văn hóa Mường thể hiện qua cốt cách, tâm hồn, qua sự giao lưu văn hóa
ứng xử với thiên nhiên và con người”. Ý thức được điều đó, trong chị luôn
có ý thức tìm hiểu, phát hiện, khám phá và thể hiện những nét riêng của cuộc sống, thiên nhiên và con người miền núi với cách cảm , cách nghĩ, cách nói của dân tộc mình. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy cội nguồn văn hóa dân tộc trong những truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Bước chân vào thế giới nghệ thuật của ông, chúng ta bắt gặp cái cốt cách dân tộc, tâm hồn dân tộc, bản sắc dân tộc qua những câu chuyện đầy tính nhân văn ở trong đó đủ để thấy nhà văn yêu quý và tự hào bao nhiêu về quê hương và nền văn hóa của dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Văn học các dân tộc thiểu số còn nhiều điều cần phải được đánh giá, lý giải. Đặc biệt là trong Hội nghị sáng tác văn học các dân tộc thiểu số ở miền Bắc lần thứ nhất được tổ chức ở Thái Nguyên năm 1964 thì lần đầu tiên những vấn đề sáng tác văn học các dân tộc thiểu số được đặt ra như: vấn đề cuộc sống mới và con người miền núi, vấn đề phát triển các thể loại đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của thể loại văn xuôi, vấn đề truyền thống và hiện đại, vấn đề song ngữ trong sáng tác, vấn đề xây dựng đội ngũ viết văn…Chúng ta có thể thấy, trong đó có những vấn đề gây ra nhiều tranh luận có sự tham gia của các cây bút người dân tộc thiểu số và của cả người Kinh từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay.
Để văn học các dân tộc thiểu số có thể sải bước cùng với văn học Kinh thì yêu cầu đặt ra đó là cần hiện đại hóa, nhưng hiện đại hóa bằng cách nào mà không đánh mất mình, không đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp – đó lại là vấn đề cần phải bàn bạc, thống nhất. Lò Ngân Sủn trong quá trình say sưa thể nghiệm sáng tác cũng đã từng băn khoăn về vấn đề này:
“Khi tôi chạy theo cái gọi là “cách tân”, “hiện đại” thì có người bảo là “mất