Nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình Nông Quốc Chấn

Một phần của tài liệu lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (Trang 79 - 97)

7. Bố cục luận văn

3.1. Nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình Nông Quốc Chấn

Tác giả Nông Quốc Chấn (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Cọt, xã Bằng Đức, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, nay thuộc tỉnh Cao Bằng. Bản Nà Cọt quê ông nằm sâu hun hút trong lòng một thung lũng nhỏ, bốn bề là núi cao. Những người dân nơi đây muốn ra được chợ huyện phải đi bộ 12 km, leo đèo Coóc Moỏng – một cái đèo rất cao và cũng đẹp lạ kì. Ở trong bản làng sâu thăm thẳm, ông được học cái chữ cũng đã là may mắn đòi hỏi ở bản thân cần nhiều cố gắng và nghị lực mới có thể vượt qua. Tô Hoài đã có một nhận định rằng, chính mảnh đất khắc nghiệt nhưng cũng rất thơ mộng này đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ ông

“…những từng trải rộng lớn của anh và cả cuộc đời anh và từng ngày từng

đêm, đất chôn rau cắt rốn đã vào thơ anh, đất quê anh là ngọn suối thơ anh”

Ông tham gia cách mạng và sau này đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như Thứ trưởng Bộ văn hóa (1970) và kiêm nhiệm các chức vụ: Giám đốc NXB Văn hóa (1970 – 1973); Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1973 – 1975); Giám đốc NXB Văn học (1979 – 1980); Hiệu trưởng trường viết văn Nguyễn Du (1983 – 1985); Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa(1984)...

Nông Quốc Chấn vừa là một nhà quản lí văn hóa, vừa là một nhà thơ lớn người dân tộc thiểu số - cánh chim đầu đàn hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật dân tộc miền núi được cả nước biết đến. Nếu tính từ bài thơ đầu tiên “Phân Lồm” (Mưa gió) viết năm 1942 thì ông đã có hơn 60 năm sáng tác và hoạt động văn học nghệ thuật. Các tập thơ của ông lần lượt ra đời cùng với những năm tháng đi làm cách mạng chiến đấu và xây dựng Tổ quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, thơ ông mang đậm hồn dân tộc “Thơ Nông Quốc Chấn gần gũi, trong sáng, tinh túy chân sim móng đá đến độ người đọc tưởng mình cũng đương làm thơ. Thơ với người, với bạn đọc là một, không mảy may khoảng

cách”. [18, tr. 109]. Điều đó lý giải vì sao những vần thơ tiếng Tày của ông

lại được bà con ở vùng Việt Bắc ngâm thành điệu phong slư, then…còn thơ tiếng Kinh của ông đã được cả nước biết đến. Nông Quôc Chấn làm thơ và đặc biệt là ông đã sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để sáng tác rồi sau đó mới dịch ra tiếng Việt ví dụ như các tập thơ: Việt Bắc đánh giặc(Việt Bắc tức slấc)

– Trường ca tiếng Tày (1948); Dọn về làng – Thơ tiếng Tày (1951); Đi Berlin về (Pây Bá Linh mà) - Thơ kí sự tiếng Tày (1951); Tiếng lượn cần Việt Bắc – Thơ tiếng Tày (1960); Cần Phja Bjoóc (Người núi hoa) – Truyện thơ tiếng Tày (1961); Dám kha Pác Bó (Bước chân Pác Bó) – Thơ tiếng Tày (1971)…Đặc biệt với hai bài thơ: Bộ đội ông CụDọn về làng của Nông Quốc Chấn đã mở đầu phong trào cách tân thơ Tày – đặt mốc lịch sử đưa thơ dân tộc thiểu số sang giai đoạn mới - giai đoạn hiện đại. Như nhà văn Tô Hoài đã nhận định: “Nông Quốc Chấn làm thơ không phải phần nào do sách báo quyến rũ hoặc không khí làng văn, làng báo nơi đô hội anh chưa biết bao giờ. Mà trước hết, những quen thuộc thành kỉ niệm thiết tha đã kích thích anh viết ra như một đòi hỏi thực sự mà lại bình thường…Cuộc sống lớn lao và những

ngày dung dị đã bồi đắp nên thơ Nông Quốc Chấn”.[18, tr. 91]. Đọc thơ ông,

ta thấy được bản sắc của một nền văn hóa Tày thấm đẫm từ trong cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt đến việc sử dụng ngôn ngữ thơ (mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh) đến giọng điệu thơ (hồn nhiên, chân thật nhưng cũng rất lãng mạn và bay bổng)…

Không chỉ là một nhà thơ, ông còn là một nhà báo, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình. Cùng với lao động sáng tạo nghệ thuật thi ca, được tắm mình trong đời sống của nhân dân, của cách mạng, của kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiến và đồng thời với vai trò là một nhà quản lý và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn học nghệ thuật, hơn ai hết ông ý thức một cách sâu sắc là: cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng một nền văn hóa Việt tiên tiến, hiện đại. Có thể nói, giới thiệu và ca ngợi những vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc - với ông là một niềm đam mê. Theo ông, công việc này không chỉ là đối với những người sáng tác, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa mà còn là của đội ngũ các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình. Ông đã nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ này trong công tác nghiên cứu văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số: “Việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số cần được phát triển và gắn liền với công việc sáng tác. Có nghiên cứu chúng ta mới có thể rút ra được những đặc điểm dân tộc trong nền văn học của nhiều dân tộc…để nâng dần vốn cũ của dân tộc lên cho phù hợp với yêu cầu hiện đại. Có nghiên cứu, chúng ta mới có thể khái quát, hệ thống hóa thành từng thể loại văn học của các dân tộc. Có nghiên cứu ta mới tìm tòi, phát hiện và bồi dưỡng các loại phong

cách khác nhau về nghệ thuật của từng dân tộc…” [6, tr. 47] hay…“Muốn

xây dựng được nền văn học các dân tộc phải đào tạo, bồi dưỡng cho mỗi dân tộc đều có những người làm thơ, viết văn xuôi, soạn kịch và đồng thời

có người là công tác nghiên cứu lý luận, phê bình”. [6, tr. 47].

Đó cũng chính là điều thôi thúc ông tổ chức và tham gia hàng chục các cuộc hội thảo, hội nghị, viết nhiều bài tiểu luận, phê bình về văn học dân tộc thiểu số , có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người đọc, đặc biệt là đối với các tác giả là người dân tộc thiểu số lúc bấy giờ. Bản thân ông cũng là người rất gần gũi, am hiểu về đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số cũng như là từng chặng đường sáng tác của họ. Ông luôn luôn trao đổi những kinh nghiệm sáng tác của mình với những tác giả dân tộc thiểu số, nhất là đội ngũ nhà văn trẻ. Trước hết, ông quan niệm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

…“ Việc biết đánh giá thế nào cho đúng đối với các bài thơ đã in ra? Đó là việc khá phức tạp trong đời sống văn học của chúng ta. Cứ nhắm mắt khen, khen tất cả các bài hay, bài dở dĩ nhiên là không đúng. Nhưng cứ thẳng tay chê, chê bài dở, bài xấu, bài vừa và chê cả bài hay nữa thì lại càng có hại chung cho sự nghiệp văn học cách mạng. Hay thì được khen,

dở thì phải chê, đó là lẽ thường trong sáng tác và phê bình văn nghệ”. [9,

tr. 172] hoặc “Người sáng tác, người phê bình và cả người thưởng thức văn nghệ cần được bồi dưỡng, trau dồi không ngừng những hiểu biết về lý luận (triết học, mĩ học), về đường lối, chính sách của Đảng, về văn hóa, về văn học nghệ thuật, về vốn sống thực tế và về cách nghĩ, cách nhìn các hiện tượng xã hội theo quan điểm của Đảng. Bởi vì đó là những yếu tố làm gốc để người sáng tác dựa vào mà vận dụng trong khi viết; để người phê bình có chỗ dựa để khen chê, góp ý với người sáng tác; để người thưởng thức

cũng có căn cứ phân biệt cái gì hay, cái gì dở.” [9, tr. 173] hay

như“…Không có phê bình thì không thể có sáng tác hay. Tất nhiên phải có

sự phê bình đúng mới nâng cao được trình độ người viết và nâng cao trình

độ nhận thức của quần chúng”[9, tr. 173].

Như vậy, Nông Quốc Chấn đã nhấn mạnh đến vai trò của nhà phê bình có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả nói riêng và đối với cả nền văn học nghệ thuật nói chung. Vẫn biết khen chê đối với một tác phẩm văn học là một chuyện thường tình nhưng xét với tư cách là một nhà phê bình thì việc lý giải, nhận xét, đánh giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với cả người viết và cả người đọc. Vì vậy, việc khen chê cần phải được cân nhắc, cần phải có cơ sở khách quan, cần phải có lý luận, bởi vì nếu chê “một cách tơi tả” không đúng sẽ làm nản lòng người viết; còn nếu khen “một cách quá mức cần thiết” thì không khác gì là khuyến khích cho cái dở, làm sai lạc thẩm mĩ của công chúng mà còn phạm vào phê sai sự thật. Chỉ có khen chê xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đáng, đúng mức mới là nhân tố tổ chức, định hướng cho sáng tác và thúc đẩy cho văn học phát triển. Đó là tài năng, là bản lĩnh và đạo đức cần có của một nhà phê bình. Muốn vậy thì theo ông, cả người sáng tác, người phê bình và người thưởng thức cần phải luôn được trau dồi vốn sống, gu thẩm mĩ và vốn lý luận; cần nâng cao hiểu biết về văn hóa, văn học nghệ thuật. Quan niệm của Nông Quốc Chấn về phê bình và vai trò của phê bình văn học là cái nhìn hết sức đúng đắn và tiến bộ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mặc dù ông không phải là một nhà lý luận, phê bình chuyên nghiệp nhưng những quan niệm về phê bình của ông đã theo sát và bắt nhịp được với từng bước phát triển của phê bình văn học thời kì hiện đại.

Có thể nói, cả cuộc đời ông suốt đời tận tụy với công việc và sáng tạo, phấn đấu không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ cho sự phát triển của văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc miền núi. Song song với sáng tác thơ ca, ông có 5 tập tiểu luận, phê bình: Đường ta đi (1972); Một vườn hoa nhiều hương sắc

(1977); Chặng đường mới (1985); Dân tộc và văn hóa (1993); Hành trang

sang thế kỉ XXI (2000).

Trong cả 5 tập này thì phần nghiên cứu, luận bàn về văn hóa, văn học nghệ thuật chiếm phần lớn, còn phê bình văn học chiếm phần nhỏ. Những bài viết phê bình văn học chủ yếu của ông có thể kể đến: Kể ít

chuyện làm thơ (2/1957) – bài viết mở đầu sự nghiệp lý luận, phê bình

của Nông Quốc Chấn và cũng là bài viết đánh dấu tên tuổi ông vào vị trí nhà phê bình đầu tiên người dân tộc thiểu số; Hoàng Đức Hậu và thơ

tiếng Tày (1961); Quê ta anh biết chăng (1962); Đọc Tung còn và Suối

đàn (1968); Một số hình tượng người dân tộc thiểu số trên sâu khấu

(1970); Sáu mươi tuổi một tâm hồn (1973); Từ Hoa trong mường đến

Trăng mắc võng (1975); Văn học các dân tộc thiểu số - Tác phẩm và đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Toàn bộ các tác phẩm nghiên cứu, phê bình của ông tập trung vào 3 nội dung lớn:

Thứ nhất - đó là giới thiệu những vẻ đẹp của bản sắc văn hóa các dân tộc.

Có thể nói, Nông Quốc Chấn là người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết của mình trong việc giới thiệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Sự quan tâm ấy không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của một nhà quản lý về văn hóa nghệ thuật mà hơn hết đó là niềm say mê, là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Trong lĩnh vực này, ông viết sâu sắc không kém gì các nhà dân tộc học. Trong ánh sáng chan hòa từ ánh bếp lửa, ánh đèn điện, bạn sẽ được chìm đắm trong cái men say hấp dẫn của đêm rượu cần khó quên qua những trang văn giới thiệu giàu hình ảnh đầy sống động của Nông Quốc Chấn: “Mời bạn bỏ giầy, dép dưới cầu thang. Bạn bước lên bẩy hoặc chín bực thang gỗ hay thang tre, vào nhà sàn. Ta hãy tưởng tượng một đêm mùa thu. Ngoài trời, ánh trăng rằm tháng tám soi rọi xuyên từng kẽ lá sáng từng gốc cây. Trong nhà ánh bếp lửa, ánh đèn điện, hai thứ ánh sáng chan hòa, chiếu rất rõ từng tấm đất, từng mặt người…Chủ nhà người nào cũng mặc quần áo mới màu sắc dân tộc, trân trọng mời khách ngồi vào mấy chiếc chiếu tự đan bằng sợi dang. Chị dâu cả bê chiếc chĩnh từ trong gia trong ra đặt ở gian giữa; chị lau sạch sẽ tám chiếc cần trúc, cắm xuỗng chĩnh rượu, như bó hoa cắm lọ. Cụ chủ nhà, người cao tuổi nhất với tư cách là chủ tọa cuộc vui rượu cần, trịnh trọng đứng lên giới thiệu nguồn gốc, phong tục, ý nghĩa của hình thức uống rượu cần. Cụ mời các vị quý khách nhận lấy cần, mở đầu buổi sinh hoạt văn hóa rất bình dân này”.

[9, tr. 50]. Ông đã giới thiệu hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể rất đẹp, rất nhân văn đến bạn đọc gần xa trên cả nước một cách rất cụ thể, chi tiết quá trình diễn biến các cuộc đêm vui rượu cần: “lời mở cuộc vui; cử người chủ rượu; cử người cầm sừng trâu rót rượu vừa rót vừa hát mời khách, khen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thưởng người uống đúng luật lệ, phạt người uống giả vờ, chia các đợt uống;

hát mùa tập thể để kết thúc”. Chúng ta có thể thấy, trong việc giới thiệu văn

hóa các dân tộc, ông đều chú ý đến việc giới thiệu nét đặc sắc nhất. Đó có thể là ngày chợ - ngày hội văn hóa các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn “chợ Bắc Hà cũng như các chợ ở vùng cao vừa là nơi mua bán, nơi trao đổi hàng hóa, vừa là nơi gặp gỡ bạn bè. Ngày chợ là ngày hội. Chợ nổi lên nhiều màu sắc văn hóa dân gian. Nhiều cô gái chàng trai thay quần áo mới trước khi vào chợ. Những đoàn ngựa có “nơi họp riêng”. Hàng nghìn con ngựa được buộc trong một bãi rộng…Những dãy hàng từ ngô, thóc, khoai, mộc nhĩ, nấm hương…đến lợn gà được bày đặt theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm quản lý. “Thắng cỗ” – những chảo canh tổng hợp các loại thịt và

xương xẩu là món ăn hấp dẫn đối với những người đàn ông ra chợ…” [10, tr.

170] hoặc đó là những phong tục trong việc tổ chức đám cưới, hát then; là những điệu múa dân gian; là những loại nhạc cụ; lề lối kiến trúc nhà ở của người miền núi đã được ông giới thiệu một cách say sưa tỉ mỉ, dễ hiểu, khiến cho bất cứ ai cũng có thể hiểu và thấy được những vẻ đẹp, những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số vùng cao.

Ông còn là người rất quan tâm đến việc xây dựng nếp sống mới trong từng dân tộc, bao gồm: nếp suy nghĩ mới, nếp lao động mới, nếp sinh hoạt mới cho phù hợp với đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa mới. Ông cũng đã dành rất nhiều những trang viết của mình trong việc luận bàn về vấn đề dân tộc, vấn đề giữ gìn và phát huy văn hóa các dân tộc, vấn đề xây dựng một nền văn hóa chung đa dân tộc ở Việt Nam. Ông cũng đã gửi những bức thông điệp của mình về việc xóa bỏ lề thói cũ , những hủ tục lạc hậu để xây dựng được nếp sống mới như việc cưới: ngày vui nên vợ nên chồng không nên coi là mua bán hay chỉ có đời sống con người xã hội chủ nghĩa. Không có “ma” gì đâu!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay như vấn đề mặc như thế nào là phù hợp cũng được ông đề cập đến như

may mặc phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, may mặc hợp với khoa học,

may mặc tiêu biểu bản sắc dân tộc, may mặc có thẩm mỹ…Không chỉ thế, từ

việc nhận thức được sự phát triển của một ngôn ngữ dẫn tới sự phát triển ngày

Một phần của tài liệu lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)