Lâm Tiến – nhà lý luận, phê bình của văn học dân tộc miền núi

Một phần của tài liệu lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (Trang 97 - 111)

7. Bố cục luận văn

3.2. Lâm Tiến – nhà lý luận, phê bình của văn học dân tộc miền núi

Tác giả Lâm Tiến, tên khai sinh là Lâm Định Tiến, sinh năm 1934, dân tộc Nùng, quê ở Hồng Phong, huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Ông vừa là một nhà giáo nguyên giảng dạy bộ môn lí luận văn học và từng tham gia viết sách lý luận cho sinh viên tại trường Đại học sư phạm Việt Bắc, vừa là một nhà chuyên nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học. Ông đã từng du học ở Trung Quốc, đã trực tiếp đọc sách, báo tiếng Trung Quốc. Năm 1986, ông thực tập khóa học tại thủ đô nước cộng hòa Cadăcstan. Chính trong thời gian này, ông đã có điều kiện để tìm hiểu về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số ở Liên Xô. Có thể nói, ít ai có được sự say mê và sống hết mình trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận như ông. Ông đã từng chia sẻ, ông rất tâm đắc với câu nói của Ăng ghen “Một dân tộc muốn đứng ở đỉnh cao nhất của khoa học thì

không thể không có tư duy lý luận”. Chính vì vậy, ngoài việc đọc các loại

sách khác, ông rất say mê đọc những sách lý luận và nhất là những sách lý luận về mỹ học và lý luận văn học. Những bản tham luận đọc tại các cuộc hội thảo trong Nam ngoài Bắc, những bài giảng lý luận, những bài viết phê bình về thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết...tất cả được tập hợp lại cho ta một số lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có thể nói là đáng nể. Đặc biệt là trong những bài viết ấy, ông luôn đặt ra những vấn đề có màu sắc mới, nổi bật từ thực trạng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam lúc bấy giờ thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.

Ông cũng rất thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về những năng lực và phẩm chất cần thiết của người làm lý luận, phê bình:

“...Trong lý luận, phê bình văn học không những chỉ cần có tư duy trực

giác cảm tính mà lại cần có tư duy phân tích, lý tính. Nên người làm lý luận phê bình mà không vượt qua được giai đoạn tư duy trực giác, cảm tính để vươn lên giai đoạn tư duy phân tích, lý tính thì rõ ràng là không thể viết lý

luận, phê bình văn học được...”[50, tr. 120].

....Chúng ta biết lý luận phê bình văn học có nhiệm vụ phân tích, lý giải những hiện tượng văn học (tác giả, tác phẩm, sự kiện văn học...) và đứng trên quan điểm hiện đại mà bình giá ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật của những hiện tượng ấy. Nó đòi hỏi người viết lý luận phê bình phải có một trình độ văn hóa, trình độ lý luận cao. Điều đó khác với người sáng tác, người sáng tác có thể ít học mà viết được một tác phẩm hay còn người làm lý luận, phê bình văn

học không thể ít học, ít vốn văn hóa mà viết hay được.” [50, tr 122].

Từ sự ý thức sâu sắc ấy, bằng niềm đam mê và tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cho đến nay ông đã cho ra đời rất nhiều cuốn sách nghiên cứu, phê bình, có thể kể đến: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

hiện đại (1995); Văn học các dân tộc thiểu số (in chung 1997); Về một mảng

văn học dân tộc (1999); Văn học và miền núi (2002); Tiếp cận văn học dân

tộc thiểu số (2011).

Trong những cuốn sách đó, ông vẫn dành một phần nhỏ trân trọng giới thiệu những nét văn hóa nổi bật đặc sắc nhằm giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tâm lí, tính cách, suy nghĩ, nếp sống của người dân tộc thiểu số từ đó nhận thức sâu sắc hơn về văn học các dân tộc thiểu số. Ông giới thiệu về Việt Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

– một vùng hội tụ văn hóa tộc người, từ lâu đã là quê hương của các tộc người anh em. Ông đi sâu vào lý giải những đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến tâm thức, nếp sống của các đồng bào dân tộc đặc biệt là dân tộc Tày – Nùng. Không chỉ thế, ông đưa bạn đọc đến không khí rộn ràng của ngày hội lùng tùng. Ông giải thích, lùng tùng có nghĩa là xuống đồng, là âm thanh của tiếng trống được gióng lên ở đình làng ba hồi liền. Đối với người Tày, Nùng đó là ngày hội lớn, đông vui náo nức nhộn nhịp cho nên người ta đã quên đi cái nghĩa đen của nó mà chỉ còn giữ lại trong tâm linh cái âm thanh rộn rã, náo nức của từ này. Ông miêu tả rất tỉ mỉ, cụ thể lễ hội này trong niềm cảm xúc tự hào và kiêu hãnh. Đọc những trang văn của ông, người đọc vô cùng xúc động như đang đắm mình trong ngày hội rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn rã thúc giục lòng người vang vọng khắp núi rừng, làng bản. Hay trong một bài viết khác, ông giới thiệu thú chơi đánh yến của người Tày, Nùng, Thái, H’mông, Dao...trong các ngày hội xuân với “tiết trời nắng vàng rạo rực, gió nhè nhẹ thổi, lay gọi những cánh hoa lê, hoa mận trắng đua nhau nở, với những con chim én xòe cánh chao mình bay lượn náo nức thì trên những thảm cỏ xanh ven sườn đồi, đám ruộng, sân làng, từng đôi “trai nụ, gái hoa” và cả người già thi nhau đánh yến. Quả yến được đỡ đi bằng những

bàn tay mềm mại, khéo léo của những “trai thanh, gái lịch..” [48, tr. 23].

Ngoài việc giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc, phần quan trọng trong những cuốn sách của ông đó là những trang giới thiệu, bình giá những tác giả, tác phẩm cụ thể, xác định những đóng góp riêng của từng nhà văn với văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại gần như trên hầu hết các thể loại : thơ, văn xuôi, kịch ngay cả ở thể loại lý luận, phê bình, ông cũng có những lời nhận xét vô cùng sắc sảo. Trong những bài phê bình ấy, ông cũng chỉ ra những nét riêng mang bản sắc dân tộc độc đáo trong các tác phẩm của các nhà văn dân tộc thiểu số cùng với những mặt mạnh cũng như những mặt chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được của nó…Những bài tiểu luận, phê bình cho tác giả, tác phẩm của ông hầu hết đều có bố cục rõ ràng, bao giờ cũng đi vào tìm hiểu vài nét về cuộc đời, về tiểu sử, về sự nghiệp văn học và sau đó là những lời bình giá của ông về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm mà để lại cho ông nhiều ấn tượng nhất.

Ông đã phác họa chân dung Ngần Văn Hoan qua thơ và khẳng định sự đóng góp của Ngần Văn Hoan trong văn học dân tộc: “Với cách viết của ông, Văn Hoan đã đưa văn học dân gian Thái lên đỉnh cao mới, làm cho thơ ca dân gian Thái phong phú hơn, trong sáng và giàu hình tượng hơn. Văn Hoan là người đầu tiên đưa văn học Thái từ văn học dân gian chuyển sang văn học

viết”. [48, tr. 32]. Ông cũng đã giới thiệu về thơ Bế Văn Phủng, Nông Quỳnh

Văn nổi tiếng là hai người hay chữ, giỏi thơ cùng với những câu chuyện thú vị liên quan đến cuộc đời và thơ ca của hai ông. Ông khẳng định tài năng hai tác giả này bằng cách nêu dẫn chứng so sánh sinh động: “Tác phẩm còn để lại của Bế Văn Phủng là bài thơ dài “Luận tam nguyên” gồm 760 câu. Thơ của Nông Quỳnh Văn có bài “Lượn tứ quý slíp sloong bươn” (lượn bốn mùa mười hai tháng) gồm 742 câu. Cả hai tác phẩm đều sáng tác bằng chữ Nôm Tày và làm theo thể thơ 7 chữ…đều thể hiện tâm sự hoài Lê của hai ông…nhưng nội dung thể hiện tư tưởng của mỗi tác phẩm đó khác nhau. Nếu như Bế Văn Phủng từ luận tam nguyên mà đề cập tới nhân tình thế thái thì Nông Quỳnh Văn lại kể về những cảnh sắc, cảnh đời trong mười hai tháng mà liên tưởng

tới “kiếp hồng nhan bạc phận” của bản thân mình”.[48, tr. 36]. Ông cũng chỉ

ra những điểm còn hạn chế trong thơ hai tác giả trên đó là tư tưởng ẩn dật, chờ thời, kết cấu tác phẩm còn lỏng lẻo, ý còn tản mạn. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định, với cảm hứng tươi mới trong lượn Tày của hai tác giả đã góp phần làm cho văn học Tày nói riêng và văn học các dân tộc thiểu số nói chung bắt đầu có văn học thành văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lịch sử văn học các dân tộc thiểu số, có thể nói Hoàng Đức Hậu là một hiện tượng văn học phong phú và đa dạng gây nên nhiều tranh luận cho các nhà nghiên cứu nhất. Và Lâm Tiến đã dành rất nhiều những trang viết của mình như “Thơ Hoàng Đức Hậu” (Về một mảng văn học dân tộc, 1999) để lý giải một cách thỏa đáng về hiện tượng này. Trước đó, Triều Ân trong lời giới thiệu thơ Hoàng Đức Hậu cho rằng Hoàng Đức Hậu là nhà thơ dân tộc Tày của nửa đầu thế kỉ XX và là một nhà thơ hiện thực phê phán xuất sắc của dân tộc Tày; cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam” tập 5 1930 – 1945 xuất bản 1978 cũng chọn Hoàng Đức Hậu là nhà thơ hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 cùng với Bùi Huy Phồn và Tú Mỡ. Có những bài viết lại đánh giá và xếp thơ Hoàng Đức Hậu theo xu hướng hiện thực tố cáo của những trí thức có tâm huyết thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Đinh Văn Định trong “Thành tựu của thơ ca” các dân tộc thiểu số cho Hoàng Đức Hậu là “Nhà thơ ở thời kì cận đại như Lò Văn Thứ, Ngần Văn Hoan và ít có ảnh hưởng đến tiến trình thơ ca các dân tộc thiểu số từ dân

gian đến hiện đại”. Phan Đăng Nhật lại khẳng định “nếu như Ngần Văn

Hoan là bước chuyển tiếp từ văn học dân gian đến văn học thành văn thì với Hoàng Đức Hậu nền thơ ca thành văn của dân tộc Tày đã thực sự hình

thành”. Trong “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (1995),

Lâm Tiến đã dành rất nhiều những trang viết của mình giải thích rõ về hiện tượng Hoàng Đức Hậu còn nhiều tranh luận này. Ông khẳng định “trước cách mạng tháng Tám, văn học các dân tộc thiểu số mới chỉ có Hoàng Đức Hậu xứng đáng là nhà thơ hiện đại độc đáo trong văn học Việt Nam, là cái mốc

khởi đầu của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”. Đây thực sự là

một công trình nghiên cứu rất tỉ mỉ và công phu đòi hỏi người viết phải tốn rất nhiều công sức cho việc sưu tầm tài liệu, đánh giá quá trình sáng tác và khẳng định đóng góp của tác giả đó đối với nền văn học dân tộc. Như vậy,có thể nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bài viết giới thiệu thân thế và sự nghiệp thơ Hoàng Đức Hậu của Lâm Tiến xứng đáng là một công trình nghiên cứu toàn diện khoa học và đầy đủ, đầy sức thuyết phục.

Ông cảm động trước niềm say mê cống hiến hết mình trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Bàn Tài Đoàn ngay cả khi nằm trên giường bệnh. Ông nhận định “đọc thơ anh, ta bắt gặp lời nói dung dị hằng ngày của một dân tộc. Anh rất xa lạ với cách nói bóng gió, cách làm duyên trau chuốt cho thơ, anh cũng xa lạ với việc dùng những từ “đại ngôn” cường điệu, phóng đại…ví von trong thơ anh bao giờ cũng cụ thể giữa vật được ví và vật ví, đôi khi “quá cụ thể, quá hiền lành, quá chất phác…”. Thơ anh rất ít ẩn dụ, nên ít khi làm cho người đọc phải suy nghĩ, xét đoán. Thơ anh là con người anh, là tiếng nói của anh, một giọng điệu thơ riêng của Bàn Tài Đoàn. Tiếng nói đó đã thể

hiện phần nào hiện thực và tâm hồn của dân tộc Dao.”[48, tr. 146].

Ông ấn tượng với bài thơ “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn ngay từ thửa nhỏ đã gây cho ông một cảm xúc rất mạnh mẽ. Có lẽ vì thế, trên những trang văn bình giá của ông, âm hưởng của bài thơ cùng với những cảm xúc cứ nhẹ nhàng lan tỏa, đầy cuốn hút: “Tôi yêu bài thơ còn ở lời nói giản dị, chân mộc nhưng những hình tượng chi tiết thơ lại được chắt lọc ra từ cái thần, cái hồn của dân tộc ấy: sâu lắng mà không ồn ào, chân chất mà không cường điệu, đằm thắm mà không khoa trương, đôn hậu mà không phóng đại, bình dị mà không hời hợt. Mạch thơ cứ tuôn trào như cuộc sống hằng ngày vốn có

của nó vậy” [48, tr. 149].

Ông phát hiện ra một Nông Viết Toại với lời thơ mộc mạc, giản dị như lời nói hằng ngày, một Nông Viết Toại hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ cũng như rất am hiểu văn học truyền thống. Ông khẳng định ít nhà văn dân tộc nào lại vận dụng tiếng nói của quần chúng trong thơ văn thành công như Nông Viết Toại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ông đánh giá sau Hoàng Đức Hậu, Nông Viết Toại là người có công giữ gìn, làm phong phú và trong sáng tiếng Tày hiện đại.

Ông cũng phát hiện ra một Dương Thuấn trong tập thơ “Đi tìm bóng núi” với khát vọng tìm tòi cái xưa cũ bao nhiêu cũng không đủ, ham muốn phát hiện cái mới lạ bao nhiêu cũng không vừa: “Bây giờ ngựa về tàu

khác/Một mình anh ôm câu hát / Đi tìm bóng núi ngày xưa”…Hay bài thơ

Người đẹp” của Lò Ngân Sủn, ông đã cảm nhận cái chất hồn nhiên nên thơ

của nó. Ông phát hiện toàn bài thơ là một sự so sánh, ví von rất dân gian, một cách nói mộc mạc, giản dị rất dân tộc nhưng lại rất hiện đại. Ông cảm nhận bài thơ có màu sắc mà không có âm thanh cùng với một chân lý bất hủ về cái đẹp lý tưởng mà loài người luôn mơ ước và vươn tới nhưng chưa bao giờ đạt được: “Người đẹp là ước mơ/ Treo trước mặt mọi người”. Ông cảm nhận thơ Mã A Lềnh – nói tiếng lòng người, nói tiếng nhân dân mạnh dạn gợi mở, thẳng thắn, trung thực để người đọc có thể suy ngẫm. Ông ghi nhận sự đóng góp của nhà thơ Triệu Lam Châu với cách viết dễ hiểu, giàu hình tượng, giàu cảm xúc, không điệu đà đã làm cho quê hương mình, dân tộc mình nổi lên những sắc màu, ngào ngạt những hương vị lan tỏa, thấm đẫm.

Với những tác phẩm văn xuôi của các tác giả người dân tộc thiểu số và có cả tác giả là người Kinh, ông cũng trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những nét đặc sắc nhất về nội dung và nghệ thuật cũng như chỉ ra điểm hạn chế của tác phẩm ấy. Với một loạt các bài viết phê bình, giới thiệu chân dung tác giả, tác phẩm được tập hợp lại trong bốn cuốn sách : Văn học các dân tộc thiểu số

Việt Nam (1997); Về một mảng văn học dân tộc (1999); Văn học và miền núi

(2002); Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011), chúng ta có thể kể đến trên thể loại truyện ngắn có Đọc “Tiếng chim kỷ giàng” của Bùi Thị Như Lan; Chuyện mới ở bản; Đọc “Chú Hảnh và thằng Roóng” của Địch Ngọc Lân; Đọc “Cái lông công” của Phạm Viết Lãm; Thao thức núi rừng (Đọc Cánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cổng thiên đường của Nông Văn Lập); Một cách viết chân thật về con người

miền núi (nhân đọc truyện ngắn của Triều Ân); tiểu thuyết có Cảm hứng sử

thi trong tiểu thuyết “Rừng động” của Mạc Phi; Sự trớ trêu ở một trường đại học tỉnh lẻ; Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng;Đọc Ba ông đầu rau

của Hà Đức Toàn; “Khau Slin hùng vĩ”, một cuốn tiểu thuyết độc đáo; thể kí

Hlinh Niê với “Trăng Xí Thoại”; Truyện của Kim Nhất.. Chỉ có hơn 10

năm, Lâm Tiến có một hệ thống những tác phẩm phê bình, nghiên cứu, giới thiệu trên tất cả cả thể loại văn học gắn liền với quá trình vận động thơ văn trên con đường hiện đại hóa văn học các dân tộc thiểu số. Không chỉ có

Một phần của tài liệu lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)