Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu

4.3.3.2. Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy đa biến dùng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thơng qua phương trình hồi quy tuyến tính. Bảng 4.15 sau đây thể hiện kết quả phân tích bằng phương pháp Enter.

Bảng 4.15: Tóm tắt mơ hình hồi quy Tóm tắt mơ hình hồi quyb

hình R R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin- Watson

1 0,830a 0,688 0,678 0,30964 1,854

a. Các biến độc lập: f_KT, f_GT, f_LĐ, f_CTTC, f_CNTT, f_NT b. Biến phụ thuộc: f_CSTT

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Qua Bảng 4.15, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,678. Nghĩa là mơ hình có thể giải thích được 67,8% cho tổng thể về mối quan hệ của các yếu tố Niềm tin, Giao tiếp, Lãnh đạo, Cấu trúc tổ chức, Hệ thống CNTT, Hệ thống khen thưởng đến CSTT của NLĐ Trung tâm, còn lại 32,2% là do các biến ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên. Kiểm định F sử dụng trong Bảng 4.16 là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ

hình hồi quy tuyến tính. Bảng 4.16 cho thấy giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên mơ hình hồi quy là có y nghĩa.

Bảng 4.16: Phân tích phương sai ANOVA

ANOVAa Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 39,155 6 6,526 68,063 0,000b Phần dư 17,738 185 0,096 Tổng 56,893 191

a. Biến phụ thuộc: f_CSTT

b. Các biến độc lập: f_KT, f_GT, f_LĐ, f_CTTC, f_CNTT, f_NT

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy

Mơ hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Kiểm định hiện tượng đa

cộng tuyến B Std. Error Beta Dung sai VIF 1 Hằng số 1,026 0,246 4,174 0,000 f_NT 0,195 0,032 0,293 6,094 0,000 0,730 1,370 f_CTTC -0,138 0,040 -0,158 -3,487 0,001 0,823 1,215 f_CNTT 0,091 0,033 0,130 2,719 0,007 0,735 1,361 f_GT 0,244 0,038 0,300 6,447 0,000 0,776 1,289 f_LĐ 0,223 0,035 0,301 6,345 0,000 0,749 1,335 f_KT 0,071 0,030 0,114 2,367 0,019 0,730 1,370

Biến phụ thuộc: f_CSTT

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mơ tả mức độ tác động của các yếu tố đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm như sau:

f_CSTT = 0,301* f_LĐ + 0,300* f_GT + 0,293* f_NT – 0,158* f_CTTC + 0,130* f_CNTT + 0,114* f_KT + ε

Trong đó, f_CSTT: Chia sẻ tri thức; f_LĐ: Lãnh đạo; f_GT: Giao tiếp; f_NT: Niềm tin; f_CTTC: Cấu trúc tổ chức; f_CNTT: Hệ thống công nghệ thông tin; f_KT: Hệ thống khen thưởng; ε : phần dư.

Hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta phản ánh mức độ ảnh hưởng mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Vậy theo phương trình tuyến tính trên đây, có 5 biến độc lập có Beta dương (gồm Lãnh đạo, Giao tiếp, Niềm tin, Hệ thống CNTT, Hệ thống khen thưởng), chứng tỏ các biến này đều tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc Chia sẻ tri thức. Một biến độc lập có Beta âm là Cấu trúc tổ chức, nghĩa là biến này có tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc Chia sẻ tri thức. Trong tất cả các Beta, Lãnh đạo là yếu tố có tác động mạnh nhất đến CSTT (Beta = 0,301), tiếp đến là Giao tiếp (Beta = 0,300) và Niềm tin (Beta = 0,293), thứ tư là Cấu trúc tổ chức (Beta = -0,158), hai vị trí cuối cùng là Hệ thống CNTT (Beta = 0,130) và Hệ thống khen thưởng (Beta = 0,114).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w