CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1. Giới thiệu chung
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 161/2004/QĐ-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM.
Tên chính thức: Trung tâm Cơng nghệ Sinh học TP.HCM Tên tiếng Anh: Biotechnology Center of Ho Chi Minh City
Địa chỉ: 2374 Quốc lộ 1, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM Website: www.hcmbiotech.com.vn
Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn TP.HCM, Trung tâm có chức năng và nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân TP.HCM về định hướng phát triển, xây dựng chương trình, mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng CNSH phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xử ly môi trường, công nghiệp thực phẩm và y dược học;
- Nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận, triển khai các quy trình, kỹ thuật hiện đại về CNSH (cơng nghệ gen, công nghệ tế bào động thực vật, công nghệ vi sinh, công nghệ lên men,...) phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và xử ly môi trường;
- Quản ly, lưu trữ và sưu tập nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo, lọc thuần, phục tráng và nhân nhanh các giống cây, con bằng CNSH;
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện các kỹ thuật viên về CNSH; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các đối tượng khai thác ứng dụng có liên quan;
- Sản xuất thử, trao đổi và mua bán các sản phẩm CNSH.
Hiện nay Trung tâm hoạt động theo cơ chế được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của
đơn vị sự nghiệp cơng lập. Trung tâm được phân loại là đơn vị tự chủ tài chính tự đảm bảo một phần chi thường xuyên trong giai đoạn 2021-2023 theo Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM.
4.1.2. Tình hình tổ chức và nhân sự
Bộ máy hoạt động của Trung tâm tính đến hết ngày 15/5/2022 gồm có: Ban Giám đốc; Hội đồng Khoa học; 5 phịng, ban thuộc khối văn phòng; 8 phịng, tổ chun mơn thuộc khối nghiên cứu; và 4 phòng, tổ thuộc khối phát triển (Hình 4.1).
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm (tính đến hết ngày 15/5/2022)
(Nguồn: Phịng Tổ chức - Đào tạo)
Khối văn phòng Khối nghiên cứu Khối phát triển
Phòng CNSH Y Dược Phòng CNSH Thực phẩm Phòng CNSH Vật liệu và Nano Ban Quản ly đầu tư và
Xây dựng cơng trình
Tổ CNSH Môi trường
Phịng Khoa học và Cơng nghệ Phịng Cơng nghệ Vi sinh Tổ ni Động vật Thí nghiệm Phịng Tài chính - Kế tốn Phòng CNSH Thủy sản Phịng Sản xuất thử nghiệm
Phòng Tổ chức - Đào tạo Phòng CNSH Động vật Phòng Đối ngoại - Đào tạo Phòng Thực nghiệm cây trồng Phịng CNSH Thực vật
Phịng Hành chính - Quản trị
Hội đồng Khoa học BAN GIÁM ĐỐC
Cơ cấu nhân sự ở các khối bộ phận và theo trình độ như sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu nhân sự của Trung tâm (tính đến hết ngày 15/5/2022)
TT Bộ phận Số
lượng
Phân loại theo trình độ
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
1 Ban Giám đốc 2 2 - - -
2 Khối văn phòng 49 0 7 21 21
3 Khối nghiên cứu 91 13 42 31 12
4 Khối phát triển 50 4 14 20 12
Tổng cộng 199 19(*) 63 72 45
Ghi chú: (*) Trong đó có 01 Phó Giáo sư.
(Nguồn: Phịng Tổ chức - Đào tạo)
4.1.3. Một số kết quả đạt được
Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã đạt được những thành quả như sau:
- Về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật: được sự quan tâm đầu tư của Thành phố, Trung tâm đã hình thành cơ sở vật chất - kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại bao gồm: khu hành chính tổng hợp; khu nhà kính, nhà lưới ni cấy tế bào thực vật; nhà sản xuất thử nghiệm; khu nghiên cứu với 12 phịng thí nghiệm hiện đại; khu ni động vật thí nghiệm và khu đào tạo hợp tác quốc tế.
- Về nguồn nhân lực: Trung tâm đã chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước, nhất là cán bộ khoa học. Tổng số lượng NLĐ hiện nay của Trung tâm là 199 cán bộ; với 19 tiến sĩ (bao gồm 01 Phó Giáo sư), 63 thạc sĩ và 117 cán bộ trình độ đại học/cao đẳng (thời điểm cuối ngày 15/5/2022). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của Trung tâm có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, đặc biệt cán bộ tham gia nghiên cứu có khả năng tiếp thu và làm chủ được kiến thức, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực CNSH.
- Công tác nghiên cứu ứng dụng CNSH đã cho ra đời 39 sản phẩm và 23 quy trình cơng nghệ phục vụ các chương trình trọng điểm của Thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh lân cận. Các sản phẩm tiêu biểu như các dòng lan lai, giống dưa lưới, các kit phát hiện virus gây bệnh trên cây trồng, rễ tóc sâm Ngọc Linh, các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt - chăn ni - thuỷ sản, các kit chẩn đốn bệnh ở thuỷ sản, chế phẩm interferon phòng và trị bệnh virus ở gia cầm và heo, vaccine phòng bệnh gan thận mủ ở cá tra,…
- Trung tâm đã có 435 cơng bố khoa học, bao gồm: 85 cơng trình khoa học được cơng bố trên tạp chí quốc tế, 226 cơng trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư Nhà nước cơng nhận, 124 cơng trình khoa học tham gia Hội nghị, Hội thảo trong và ngoài nước. Trung tâm được cấp 01 bằng độc quyền sáng chế, 01 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 05 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 07 tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, cấp bằng bảo hộ giống mới cho 12 giống lan lai, cấp 01 giấy chứng nhận đăng ky hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm sinh học đối với bắp, đậu nành và các sản phẩm từ bắp, đậu nành; nhận 13 giải thưởng khoa học trong nước.
- Trung tâm đã và đang hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và tư vấn, chuyển giao kỹ thuật CNSH cho các tỉnh thành lân cận; hợp tác với các doanh nghiệp, Viện, Trường Đại học trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao công nghệ.