Bảng tổng hợp các biến quan sát sau khi nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự gắn kết thương hiệu tới lòng trung thành thương hiệu của khách hàng: Nghiên cứu ngành điện thoại di động tại TP.HCM (Trang 50 - 57)

Biến Mô tả biến Nguồn gốc của thang đo

Thang đo về sự gắn bó (ID)

ID1 Khi ai đó phê bình thương hiệu X này, tơi

xem điều đó như là một sự xúc phạm cá nhân.

Ashforth và Mael (1989)

ID2 Khi tơi nói về thương hiệu X này, tôi thường dùng “chúng tôi” hoặc “chúng ta” hơn là họ.

ID3 Sự thành công của thương hiệu X cũng

chính là sự thành cơng của tơi

ID4 Khi ai đó ca ngợi về thương hiệu X này, tơi cảm thấy đó như là một lời khen cá nhân

Thang đo về sự nhiệt tình (EN)

EN1 Tơi u thích mãnh liệt với thương hiệu X

Vivek (2009)

Kevin Kam Fung So, Ceridwyn King, Beverley

Sparks (2014)

EN2 Tôi say mê với thương hiệu X

EN3 Tơi rất nhiệt tình với thương hiệu X

EN4

Tơi ln cảm thấy hào hứng bởi thương hiệu X

EN5 Tôi yêu thương hiệu X

Thang đo sự chú ý(AT)

AT1 Tơi muốn tìm hiểu nhiều về thương hiệu X.

AT2 Tôi chú ý mọi thứ liên quan đến thương

AT3 Bất kì điều gì liên quan đến thương hiệu X

đều gây được sự chú ý của tôi.

Vivek (2009)

AT4 Tôi tập trung rất nhiều vào thương hiệu X

Rothbard (2001)

AT5 Tơi thích tìm hiểu nhiều hơn về thương

hiệu X.

Thang đo sự say mê (AB)

AB1 Khi xem các sản phẩm của thương hiệu X,

tôi dường như quên mọi thứ xung quanh tôi

Schaufeli và cộng sự. (2002)

AB2 Khi xem các sản phẩm của thương hiệu X

làm cho tôi quên mất thời gian

AB3 Tôi như bị cuốn theo mỗi khi xem các sản

phẩm của thương hiệu X

AB4 Khi xem các sản phẩm của thương hiệu X

tơi khó có thể bị phân tâm.

AB5 Tơi bị đắm chìm vào những sản phẩm của

thương hiệu X.

AB6 Tơi rất vui khi được xem các sản phẩm của

thương hiệu X.

Thang đo sự tương tác (IT)

IT1 Tơi thích tham gia thảo luận với cộng đồng

thương hiệu X.

Wiertz và De Ruyter (2007)

IT2 Tơi là người thích tham gia các hoạt động

trong cộng đồng thương hiệu X.

IT3

Tôi thích tương tác với những người có cùng quan điểm trong cộng đồng thương hiệu X.

IT4

Tơi rất thích trao đổi ý tưởng với những người khác trong cộng đồng thương hiệu X.

IT5 Tôi thường tham gia các hoạt động của

cộng đồng thương hiệu X.

Algesheimer,Dholakia và Herrmann (2005)

Lòng trung thành thương hiệu của khách hàng (BL)

BL1 Tơi sẽ nói những điều tích cực về thương

hiệu X với mọi người

Kevin Kam Fung So,

Ceridwyn King, Beverley Sparks (2014)

BL2 Tôi sẽ giới thiệu thương hiệu X đến những

người tìm kiếm lời khun của tơi

BL3 Tơi sẽ khuyến khích bạn bè và người thân

để mua sản phẩm của thương hiệu X

BL4 Tôi sẽ mua nhiều sản phẩm của thương

hiệu X hơn nữa trong tương lai

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.3 .Nghiên cứu định lượng

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả sẽ lựa chọn các yếu tố đại diện, phát triển và điều chỉnh chúng vào mơ hình nghiên cứu để hình thành bảng câu hỏi phù hợp với nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi được sử dụng như một cơng cụ chính để thu thập thơng tin. Nội dung chính của bảng câu hỏi là 29 biến quan sát. Thang điểm Likert 5 điểm được áp dụng để đo lường tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi với phạm vi từ 1 có nghĩa là “hồn tồn khơng đồng ý” đến 5 có nghĩa là “hồn tồn đồng ý”. Ngồi ra, bảng câu hỏi cịn có thêm các câu hỏi về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp. Cuộc khảo sát chính thức được tiến hành sau khi có bảng câu hỏi hồn chỉnh. Đối tượng khảo sát là khách hàng, độ tuổi từ trên 18 tuổi, hiện đang dùng điện thoại di động. Cỡ mẫu dự kiến là 250 mẫu.

Phương thức phát bản câu hỏi khảo sát ngoài khảo sát trực tiếp với các khách hàng tại các trung tâm thương mại, cửa hàng điện thoại di động, trường đại học, khu đơng dân cư, … thì cịn thơng qua trực tuyến online: gửi qua zalo, messenger, viber, … để tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.

3.4. Phương pháp phân tích3.4.1. Mã hóa các biến định tính 3.4.1. Mã hóa các biến định tính

Cần mã hóa thơng tin thu thập bằng thang đo định tính như vậy sẽ dễ quản lý và xử lý dữ liệu hơn, thường thì vấn đề quy ước (mã hóa) được thực hiện bằng ký số thay vì ký tự. Ví dụ: Nam = 1; nữ = 0. Các con số này dĩ nhiên là do quy ước theo trật tự tự đặt ra và khơng có giá trị tính tốn.

3.4.2. Làm sạch dữ liệu

Làm sạch dữ liệu là một bước trước khi đưa dữ liệu vào phân tích. Bước này sẽ chỉnh sửa các lỗi nhập dữ liệu sai, sót, thừa. Thêm vào đó, các phiếu khảo sát không trả lời đầy đủ tất cả phát biểu cũng bị loại bỏ.

3.4.3. Thống kê mô tả

Thống kê là tập hợp các phương pháp để thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Sau khi tiến hành thu thập, mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu, bước tiếp theo sẽ tiến hành thống kê mơ tả mẫu nhằm mục đích giúp cho người đọc có cái nhìn sơ bộ tổng quát về mẫu khảo sát. Thống kê mô tả ở đây là lập bảng mô tả tần số, tần số tương đối (tỉ lệ phần trăm), biểu đồ về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp.

3.4.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Hệ số  của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Trong kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến quan sát sẽ bị loại khi có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên

cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo đó là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

3.4.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố được thực hiện để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Mơ hình phân tích nhân tố được xem là phù hợp khi hệ số đo lường thích hợp mẫu KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên và kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), KMO là một chỉ tiêu để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá, KMO từ 0.5 trở lên là phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định của Bartlett xem xét giả thuyết rằng mối tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể bằng khơng. Các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05).

Vì phương pháp phân tích của nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích nhân tố khám phá nên phép xoay Varimax là chấp nhận được.

Chỉ tiêu tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là đại lượng eigenvalue. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc. Ngoài ra, chúng ta còn cần quan tâm đến chỉ số tổng phương sai trích. Theo Gerbing và Anderson (1988), tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%, nó cho biết phần biến thiên được giải thích bởi các nhân tố chung.

Theo Hair và cộng sự (2010), hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố (EFA). Hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng, lớn hơn hoặc bằng 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (2010) cũng đưa ra khuyến nghị như sau: nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải

nhân tố > 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.75. Ngoài ra, Jabnoun và Al-Tamimi (2003) cũng khuyên rằng tại mỗi biến quan sát, chênh lệch hệ số tải nhân tố lớn nhất và hệ số tải nhân tố bất kỳ phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 để đạt được độ phân biệt giữa các nhân tố.

3.5 Tóm tắt chương 3

Chương này giới thiệu về quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo thơng qua nghiên cứu định tính và định lượng. Thang đo hoàn chỉnh gồm 29 biến dùng đo lường sự gắn kết thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu. Cụ thể, thang đo gồm 04 biến cho sự gắn bó chặt chẽ, 05 biến cho sự nhiệt tình, 05 biến cho sự chú ý, 06 biến cho sự say mê, 05 biến cho sự tương tác và 04 biến cho lòng trung thành thương hiệu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày thơng tin chung về mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các thành phần của sự gắn kết thương hiệu đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng.

4.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Tác giả thu thập dữ liệu từ mẫu thông qua 2 phương pháp là khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến. Với hình thức khảo sát trực tiếp, tác giả in phiếu điều tra ra giấy, gửi trực tiếp cho khách hàng và yêu cầu họ khảo sát. Với khảo sát trực tuyến, tác giả đăng một liên kết khảo sát lên Facebook, nhờ bạn bè làm khảo sát và cũng nhờ họ cho người thân, bạn bè của mình cùng làm khảo sát. Những người tham gia sẽ được hỏi về thương hiệu điện thoại di động mà họ đang sử dụng.

Số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tích thơng qua phần mềm SPSS. Theo phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát. Với 29 biến quan sát trong phiếu điều tra, kích cỡ mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau: n ≥ 5 * 29 = 145 (quan sát). Sau gần bốn tuần thu thập dữ liệu từ ngày 10/04/2022 đến ngày 01/05/2022, 259 phiếu khảo sát được thu thập, trong đó có 42 bản khơng phù hợp (vì phần trả lời thiếu sót thơng tin), vậy cịn 217 phiếu khảo sát hợp lệ được dùng để phân tích chính thức (chiếm tỷ lệ 83.78%), thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết.

Bảng 4.1 cho thấy trong 217 khách hàng tham gia khảo sát có 37.3% là nam, nữ chiếm 62.7%; có 18.5% họ trong độ tuổi 18 - 30, 40.1% có tuổi 31 - 40, 29.5% có tuổi từ 41- 49 và còn lại là những người trên 50 tuổi. Khoảng 12.4% có thu nhập ở mức trung bình dưới 5 triệu đồng/tháng, 30% là có mức thu nhập từ 5 - 12 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập khá (12 - 18 triệu đồng/tháng) và cao (trên 18 triệu đồng/tháng) chiếm khoảng 39.2 và 18.4% mỗi loại. 12% đáp viên là sinh viên, khoảng 46.1% là cơng nhân, nhân viên văn phịng và phần trăn cịn lại là nhóm khách hàng có các nghề nghiệp như kinh doanh, bn bán tự do, cơng viên chức ....

Dù có nghề nghiệp, thu nhập, tuổi tác hay giới tính khác nhau thì đa số họ đều là khách hàng của 05 thương hiệu điện thoại tiêu biểu: Samsung, Oppo, Vivo, Xiaomi, Apple. Cụ thể, có 27.6% đáp viên dùng Iphone của Apple, 25.3% trong số dùng SamSung, 14.7% dùng Oppo và 13.4% đáp viên dùng Vivo, còn lại là một vài thương hiệu khác. Mức độ khách hàng tương tác với thương hiệu thông qua việc bảo trì, cài app, cập nhật tin tức về thương hiệu, ... phổ biến nhất là 2 lần/tuần chiếm 32.3%, theo sau là 5 lần/6 tháng (24.4%), 1 lần/tháng (22.1%), 1 lần/tuần (15.2%), còn lại với tần suất mỗi ngày hoặc 3-6 lần/tuần chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng dưới 5%. Dịp tương tác với thương hiệu khá đa dạng, phổ biến nhất là khi thương hiệu tung sản phẩm mới ra thị trường (38.2%) hoặc khi có nhu cầu tân trang lại máy (20.7%), cịn lại là các dịp khác như có người mời, cuối tuần, lễ, ưu đãi, giảm giá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự gắn kết thương hiệu tới lòng trung thành thương hiệu của khách hàng: Nghiên cứu ngành điện thoại di động tại TP.HCM (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w