Áp lực công bố thông tin và báo cáo bền vững đã gia tăng nhu cầu về dữ liệu ESG, với mục đích sử dụng đa dạng. Ví dụ, đối với các nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ, họ thường tham khảo dữ liệu ESG để so sánh các doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư. Trong khi đó, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu ESG để đảm bảo tuân thủ các cam kết và quy định liên quan, xác định cơ hội và rủi ro từ phát triển bền vững, hay so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trước nhu cầu này, thị trường dữ liệu ESG toàn cầu đang bùng nổ, dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD vào cuối năm, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20% (Substantive Research, 2021).
Hình 2.10. Tổng hợp và phân loại một số tổ chức cung cấp dữ liệu ESG
(Nguồn: Everest Group, 2021)
Theo (KMPG, 2021 B), có hơn 600 tổ chức cung cấp dữ liệu liên quan đến ESG trên toàn cầu (tham khảo một số tổ chức nổi bật ở hình 2.10). Các sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng, bao gồm: cung cấp dữ liệu thô, xếp hạng ESG, công cụ sàng lọc, cảnh báo thông tin tiêu cực, tư vấn và hỗ trợ làm báo cáo bền vững (IOSCO, 2021).
Nhiều tổ chức độc lập sử dụng các mục tiêu phát triển bền vững làm cơ sở đánh giá hiệu quả tích hợp ESG. Các câu hỏi và phương pháp luận của họ có thể là nguồn tham khảo và hướng dẫn cho các ngân hàng muốn điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, phương pháp, độ bao phủ và tiêu chí chấm điểm rất khác nhau phụ thuộc vào bên đánh giá.
Hình 2.11. Đánh giá và xếp hạng ESG của Deutsche Bank từ các tổ chức độc lập
(Nguồn: Deutsche Bank, 2022)
Các ngân hàng trên thế giới thường tham chiếu các đánh giá và xếp hạng từ tổ chức độc lập trong thơng cáo báo chí, báo cáo thường niên hay báo cáo bền vững. Ví dụ, trong báo cáo phi tài chính 2021 (non-financial report), Deutsche Bank (một trong những ngân hàng hàng đầu ở Đức) đã tham chiếu các số liệu ESG từ các tổ chức xếp hạng ESG lớn để chứng minh những bước tiến trong hành trình phát triển bền vững (chi tiết ở hình 2.11). Cụ thể, CDP đã nâng xếp hạng của ngân hàng từ C lên B. Dữ liệu từ S&P cũng cho thấy sự gia tăng trong điểm của Deutsche Bank - từ 56 lên 60 trên thang điểm 100. Trong khi đó, theo Sustainalytics, xếp hạng rủi ro ESG của ngân hàng cũng được cải thiện, từ mức rủi ro cao (30) xuống trung bình (27,4).
CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ESG Ở CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong chương 3, tác giả phân tích khung chính sách và thực trạng tích hợp ESG trong hoạt động ngân hàng ở các nước phát triển, cụ thể là châu Âu (hiện đang là khu vực dẫn đầu toàn cầu trong việc thực hành ESG với những quy định nghiêm ngặt nhất) và Singapore (một trong những nước tiên phong về phát triển bền vững ở Đơng Nam Á). Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
3.1. Thực trạng áp dụng ESG của các ngân hàng châu Âu
3.1.1. Khung pháp lý của châu Âu về tài chính bền vững
Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hướng carbon thấp, khung pháp lý của châu Âu về tài chính bền vững đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những năm gần đây. So với các khu vực khác trên thế giới, châu Âu đang dẫn đầu về các chính sách đầu tư có trách nhiệm (chi tiết ở hình 3.1), cho thấy mức tăng mạnh nhất trong năm 2020 khi nhiều quy định mới được thiết lập xoay quanh Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal) – một tập hợp các sáng kiến chính sách do Ủy ban châu Âu đưa ra, hướng đến mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tăng trưởng kinh tế tách biệt khỏi việc sử dụng tài nguyên (European Commission, 2019).
Hình 3.1. Số lượng tích lũy của các chính sách về đầu tư bền vững chia theo khu vực qua các năm
Sự phát triển của khung pháp lý này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng châu Âu phải tuân thủ nhiều yêu cầu về tính bền vững trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các quy định về công bố thơng tin và báo cáo về ESG. Trong đó, NFRD (Non-Financial Reporting Directive), SFDR (Sustainable Finance Disclosure Regulation) và EU Taxonomy là ba khuôn khổ quy định bắt buộc cốt lõi, nhiều sáng kiến tài chính khác cũng được phát triển dựa trên nền tảng các khuôn khổ này. Ngoài ra, TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures) là một tập hợp các hướng dẫn tự nguyện được áp dụng rộng rãi trong ngành lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở châu Âu. Bảng dưới đây tổng hợp thông tin nổi bật về các tiêu chuẩn công bố thông tin ESG nêu trên.
Bảng 3.1. Tổng hợp các khuôn khổ công bố thông tin ESG nổi bật ở châu Âu
TCFD NFRD SFDR EU Taxonomy Tổng quan TCFD là khung hướng dẫn, thiết lập các nguyên tắc chung về cách các tổ chức cung cấp thông tin về rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu
NFRD đặt ra các quy tắc cơng bố thơng tin liên quan đến ESG, được cho là cần thiết để hiểu rõ về sự phát triển, hiệu quả hoạt động và vị thế của tổ chức, cùng với các tác động từ hoạt động của tổ chức SFDR đặt ra các yêu cầu công bố thông tin ở cấp độ tổ chức và sản phẩm, về rủi ro bền vững và các tác động bất lợi chính (principal adverse impacts) Taxonomy đặt ra một hệ thống phân loại, theo đó các cơng ty tài chính và phi tài chính trong phạm vi nhất định sẽ được yêu cầu công bố thông tin về hoạt động của họ phù hợp với các chỉ số bền vững Yêu cầu công bố thông tin nổi bật Phát thải phạm vi 3 theo Greenhouse Gas Protocol (tức là phát thải khí nhà kính được tạo ra gián tiếp trong chuỗi giá trị) đối với các hoạt động của ngân hàng: cho vay, tài trợ dự án, thế chấp, bất động sản thương
mại, đầu tư, bảo lãnh phát hành
Công bố ở cấp độ tổ chức và sản phẩm, về rủi ro bền vững và các tác động bất lợi chính Cơng bố phần trăm doanh thu, chi phí vốn và chi phí hoạt động từ sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan
Vấn đề ESG trọng tâm
Môi trường (tập trung vào biến đổi khí hậu) Mơi trường, xã hội, quản trị Mơi trường, xã hội, quản trị Môi trường Trạng thái áp dụng Áp dụng (phiên bản cuối cùng – final report) từ tháng 06/2017 Có hiệu lực từ năm 2018 Một số điều khoản chính (cấp độ 1) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/03/2021
Đạo luật đầu tiên về khí hậu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
(Nguồn: AFME, 2021)
Đáng lưu ý, châu Âu là một trong những khu vực xây dựng khung pháp lý về tài chính bền vững nghiêm ngặt và rõ ràng nhất, bao gồm cả những quy định mang tính chất bắt buộc. Từ đó, tạo ra áp lực cho các ngân hàng nhanh chóng tích hợp ESG trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, dựa trên khn khổ chính sách cốt lõi, nhiều sáng kiến tài chính và khung hướng dẫn được thiết lập để thúc đẩy nhanh q trình chuyển đổi sang tài chính bền vững. Theo đó, các ngân hàng châu Âu cần phải đối chiếu và tổng hợp các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, phân loại cho từng bộ phận hay hoạt động cụ thể nhằm mục đích:
• Quản lý rủi ro từ việc cơng bố thơng tin khơng thống nhất hay mâu thuẫn. • Đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ các yêu cầu cơng bố thơng tin.
• Nhận diện các điểm chung hay trùng lặp trong quy định từ các khuôn khổ công bố thông tin cốt lõi. Từ đó, tận dụng các nội dung hay chỉ số báo cáo chung.
Có thể thấy, vai trị của cơ quan quản lý, hay cụ thể là Ngân hàng trung ương, là cực kỳ quan trọng. Việc xây dựng khung chính sách và pháp lý rõ ràng về thực thi ESG sẽ là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy các NHTM thực hiện theo một khuôn khổ thống nhất. Đối chiếu với thực trạng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, hạn chế trong khung chính sách và hướng dẫn từ cơ quan quản lý hiện vẫn đang là một rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi bền vững của các NHTM.