4.2. Đánh giá thực trạng áp dụng ESG tại các NHTM Việt Nam
4.2.2.2. Kết quả đánh giá của FFI
Kết quả đánh giá cho thấy, chính sách của 10 NHTM Việt Nam về cam kết ESG vẫn đang ở bước đầu, với mức độ công bố thơng tin cịn mờ nhạt và chưa có quy chuẩn thống nhất. Theo đánh giá của FFI, điểm trung bình của 10 NHTM cho cả ba yếu tố môi trường – xã hội – quản trị đạt 1,1/10 điểm. Đây là một điểm số hạn chế trong thang điểm 10. Khi đánh giá cụ thể về từng yếu tố, những cam kết về môi trường được thể hiện ít nhất trong chính sách công khai của các NHTM, với điểm số trung bình chỉ đạt 0,3/10. Dù yếu tố xã hội và quản trị được phản ánh tốt hơn, tuy nhiên điểm vẫn chỉ ở mức dưới trung bình. Có thể nói, nếu coi các cam kết này là “cuộc đua lên đỉnh” thì cả 10 NHTM hiện đang ở những bước leo núi đầu tiên (Tài chính cơng bằng Việt Nam, 2020).
Hình 4.3. Điểm cam kết ESG của NHTM Việt Nam theo FFI
Đối với từng yếu tố, báo cáo đi sâu vào phân tích các nhóm chủ đề cụ thể, tập trung đánh giá hai khía cạnh chính: chính sách về hoạt động nội bộ của ngân hàng và chính sách đối với khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với yếu tố môi trường: Theo FFI đánh giá, điểm cam kết về môi trường
của 10 NHTM Việt Nam về sản xuất năng lượng đạt 0,5/10, về biến đổi khí hậu đạt 0,1/10 và về thiên nhiên đạt 0,1/10. Điểm số này cho thấy cam kết về môi trường của các NHTM chưa được thể hiện rõ trong chính sách dành cho nội bộ và các bên liên quan. Cụ thể, phần lớn các NHTM chưa đặt ra hạn chế tín dụng đối với dự án có tác động tiêu cực lên mơi trường (như nhiệt điện than, khai thác than), hay chưa thể hiện rõ cam kết bằng văn bản về tăng tín dụng cho các dự án thân thiện môi trường (như năng lượng tái tạo). Đồng thời, hầu hết chưa có quy định yêu cầu hay khuyến khích doanh nghiệp cơng bố thơng tin, tích hợp tiêu chí mơi trường trong hoạt động.
Đối với yếu tố xã hội: Hầu hết các NHTM chưa công bố những cam kết về
quyền lao động (0,2/10), quyền con người (0/10), và không đầu tư vào vũ khí (0,6/10). Ít NHTM có chính sách cơng khai đề cập rõ ràng về cam kết không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới, hệ thống trả lương bình đẳng khơng căn cứ vào yếu tố giới tính (điểm cam kết về bình đẳng giới chỉ đạt 0,5/10). Tuy nhiên, một điểm tích cực đáng ghi nhận trong cam kết xã hội của các NHTM là tài chính tồn diện - với mức điểm trung bình của cả 10 ngân hàng đạt 5/10. Điều này phản ánh nỗ lực của các NHTM trong việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của cộng đồng, đặc biệt là người thu nhập thấp, nhóm dễ bị tổn thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với yếu tố quản trị: Trong số các vấn đề ESG, quản trị là yếu tố được
các NHTM Việt Nam công khai rõ ràng nhất. Phần lớn các ngân hàng đều có mục báo cáo quản trị trong báo cáo thường niên. Tuy vậy, cam kết chính sách về minh bạch và trách nhiệm giải trình vẫn ở mức hạn chế (0,5/10); và cao nhất là bảo vệ khách hàng (2,4/10). Điểm cam kết của 10 NHTM về chống tham nhũng đạt 1,8/10 và về thuế đạt 1,6/10. Tương tự như các yếu tố khác, đa số NHTM chưa có quy định u cầu hay khuyến khích khách hàng doanh nghiệp thực hiện cam kết về quản trị.
Bảng 4.2. Điểm trung bình cam kết ESG của từng NHTM theo FFI
STT Tên ngân hàng Điểm ESG (/10) Điểm yếu tố E (/10) Điểm yếu tố S (/10) Điểm yếu tố G (/10) 1 VPBank 2,52 1,52 2,95 2,70 2 LienVietPostBank 1,19 0,00 1,26 2,00 3 MSB 1,05 0,16 1,42 1,30 4 VIB 1,04 0,16 0,72 2,10 5 VietinBank 1,01 0,16 1,16 1,50 6 AgriBank 0,99 0,16 1,44 1,10 7 BIDV 0,93 0,16 1,34 1,00 8 EximBank 0,90 0,00 0,86 1,60 9 TechComBank 0,76 0,16 0,77 1,20 10 VietcomBank 0,73 0,16 0,62 1,30
(Nguồn: Tài chính cơng bằng Việt Nam, 2020)
Trong số các NHTM, VPBank được chấm điểm cao nhất (2,52/10). Đặc biệt, đối với riêng yếu tố môi trường, VPBank ghi nhận điểm số cao hơn đáng kể nhờ công bố thông tin rộng rãi về hệ thống quản lý rủi ro ESG trong hoạt động, đặc biệt là khung tín dụng xanh quy định về các danh mục hỗ trợ hay loại trừ cấp tín dụng, đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính của ngân hàng. Các yếu tố xã hội và quản trị cũng có mức độ cơng bố thơng tin cao hơn, thể hiện trên các nguồn như báo cáo thường niên (có mục dành riêng cho báo cáo phát triển bền vững), trang web của ngân hàng và các thơng cáo báo chí.
Có thể thấy, đánh giá của các tổ chức quốc tế đều chỉ ra việc thực hành tích hợp ESG trong hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn đang trong những bước “chập chững” so với các nước khác trong và ngoài khu vực. Trên thực tế, WWF và FFI đang đánh giá dựa trên số lượng ngân hàng hạn chế và bộ tiêu chí khác nhau. Do đó, việc tham khảo đánh giá từ các tổ chức quốc tế phải đi kèm với việc nắm bắt rõ cách thức đánh giá, đồng thời, đối chiếu với chỉ số đo lường từ các tổ chức trong nước để có cái nhìn tồn diện hơn. Cơ quan quản lý cần hướng đến xây dựng một bộ tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, thuận tiện cho việc so sánh trực quan và thiết lập các mục tiêu cải thiện tính bền vững.