3.1.2. Kinh nghiệm tích hợp ESG của các ngân hàng châu Âu
3.1.2.3. Xây dựng khuôn khổ phát triển bền vững và tích hợp ESG trong hoạt động
hàng.
3.1.2.3. Xây dựng khuôn khổ phát triển bền vững và tích hợp ESG trong hoạt độngkinh doanh kinh doanh
Dựa trên các sáng kiến, chuẩn mực quốc tế và nước sở tại, các ngân hàng châu Âu xây dựng khuôn khổ cho các hoạt động phát triển bền vững, có thể được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như “khung bền vững” (sustainability framework), “khung tài chính bền vững” (sustainable finance framework) hay “khung đầu tư bền vững” (sustainable investment framework). Khung phát triển bền vững này đóng vai trị như “kim chỉ nam” cho tồn bộ hoạt động của ngân hàng theo hướng tích hợp ESG và là cơ sở để ngân hàng đưa ra các quyết định kinh doanh sau khi cân nhắc các rủi ro ESG trong quy trình cho vay, đầu tư.
Hình 3.4. Logic phân loại dự án theo tiêu chí bền vững của Deutsche Bank
(Nguồn: Deutsche Bank, 2020)
Kể từ năm 2020, Deutsche Bank đã xây dựng khung tài chính bền vững, trong đó phác thảo phương pháp và quy trình phân loại các sản phẩm và dịch vụ do
Deutsche Bank cung cấp dưới dạng tài trợ và đầu tư bền vững (chi tiết ở hình 3.4). Cụ thể, khung tài chính bền vững này chỉ ra logic phân loại dự án, tiêu chí đủ điều kiện, yêu cầu thẩm định về môi trường và xã hội hiện hành, quy trình xác minh và giám sát, các ngun tắc về cơng bố thông tin và báo cáo về chủ đề bền vững. Quá trình thẩm định được áp dụng cho từng dự án hay giao dịch, thông qua một số hoạt động kiểm tra và kiểm soát nội bộ. Bước đầu tiên là sàng lọc hồ sơ của khách hàng và đối chiếu với các quy định trong khung bền vững của ngân hàng. Việc thẩm định ban đầu được tiến hành bởi các phòng ban phụ trách sản phẩm ESG liên quan. Sau đó, tiến hành thẩm định ở cấp độ cao hơn (Ủy ban bền vững của tập đoàn), bao gồm xem xét cơ sở phân loại, bằng chứng liên quan và yêu cầu bổ sung thơng tin (nếu có). Sau khi hồn thành các bước xác thực này, giao dịch được phân loại là tuân thủ Khung tài chính bền vững và ngân hàng tiến hành thực hiện giao dịch.
Hình 3.5. Tiêu chí sàng lọc và đánh giá khả năng cho vay trong ngành than của UniCredit
(Nguồn: UniCredit, 2021)
Dựa trên nền tảng khung tài chính bền vững, nhiều ngân hàng phát triển quy trình đánh giá và sàng lọc dự án theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Có thể kể đến trường hợp của UniCredit - một tập đồn về ngân hàng và dịch vụ tài chính tồn
cầu của Ý. Theo báo cáo tích hợp của UniCredit (2021), ngân hàng này được xếp hạng đứng đầu trên thế giới về các khoản cho vay bền vững bởi Bloomberg và được trao giải Ngân hàng châu Âu có tác động xã hội tốt nhất bởi Capital Finance International. Thành tựu này đạt được nhờ vào hành động cụ thể của ngân hàng xoay quanh các vấn đề ESG, tiêu biểu như việc cơng bố chính sách mới về than -
cam kết chấm dứt tất cả các khoản tài trợ cho dự án khai thác than vào năm 2028. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Uni Credit xây dựng tiêu chí sàng lọc và đánh giá khả năng cho vay trong ngành than (chi tiết ở hình 3.5). Theo đó, UniCredit sẽ chấm dứt tất cả các khoản tài trợ dành riêng cho dự án than mới và hiện tại, đồng thời loại trừ các công ty đang xây dựng và mở rộng các dự án than mới. Ngồi ra, UniCredit loại trừ tất cả các cơng ty có hơn 25% doanh thu từ than. Ngược lại, đối với trường hợp có doanh thu <25%, các cơng ty được yêu cầu sớm áp dụng kế hoạch loại bỏ dần hoạt động kinh doanh than vào trước năm 2018; nếu khơng sẽ bị chấm dứt tài trợ.
Hình 3.6. Quy trình xác định và đánh giá các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn bền vững của Credit Suisse
(Nguồn: Credit Suisse, 2021)
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng siết chặt quy trình xét duyệt dự án đầu tư, bằng cách xác định rõ các loại dự án bị loại trừ khỏi danh mục đầu tư, cảnh báo các trường hợp vi phạm cam kết ESG ban đầu và tiến hành xem xét theo định kì để cân nhắc việc tiếp tục hay chấm dứt tài trợ. Tiêu biểu, dựa trên khung đầu tư bền vững, Credit Suisse đã xây dựng quy trình xác định và đánh giá các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn ESG (chi tiết ở hình 3.6). Theo đó, các cơng ty có từ 5% doanh thu trở lên từ các hoạt động kinh doanh gây tranh cãi (như vũ khí, thuốc lá, cờ bạc) sẽ bị loại ra khỏi danh mục đầu tư. Ngồi ra, Credit Suisse có các phịng ban để thực hiện nghiên cứu tại bàn từ
nhiều nguồn để xác định các trường hợp vi phạm các tiêu chuẩn cơ bản liên quan đến ESG. Đối với các trường hợp bị phát hiện, bao gồm (1) vi phạm một cách có hệ thống các chuẩn mực quốc tế, (2) vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, hoặc (3) ban giám đốc của cơng ty đối tác khơng sẵn lịng thực hiện các cải cách cần thiết, sẽ bị đưa vào danh sách theo dõi và có thể bị loại khỏi danh mục đầu tư nếu khơng có cải thiện trong các lần đánh giá định kỳ sau đó.