Công bố thông tin ESG

Một phần của tài liệu Nguyễn Trâm Âu-TCNH27A (Trang 53 - 56)

3.1.2. Kinh nghiệm tích hợp ESG của các ngân hàng châu Âu

3.1.2.4. Công bố thông tin ESG

Trước áp lực gia tăng từ các khung pháp lý và các bên liên quan, các ngân hàng châu Âu công bố thông tin ESG trên các báo cáo thường niên, với nhiều tên gọi như báo cáo tích hợp, báo cáo phi tài chính, báo cáo bền vững. Các nội dung cơng bố phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và tuân thủ khung pháp lý ở nước sở tại. Ví dụ như, Deutches Bank công bố thông tin trong báo cáo phi tài chính 2021 dựa trên các tiêu chuẩn GRI, SASB, TCFD, EU Taxonomy. Trong đó, báo cáo tập trung vào các chủ đề bền vững có tác động và ý nghĩa quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và lợi ích của các bên liên quan.

Các sáng kiến tài chính tồn cầu về phát triển bền vững đề cập đến nhiều các chủ đề liên quan đến ESG. Mỗi sáng kiến tồn cầu hay khn khổ pháp lý áp dụng ở châu Âu tập trung vào những chủ đề khác nhau, ví dụ, TCFD chỉ tập trung vào yếu tố mơi trường (biến đổi khí hậu), trong khi NFRD và SRDR mở rộng cả 3 yếu tố môi trường – xã hội – quản trị. Điều này đặt ra vấn đề cho các ngân hàng châu Âu phải lựa chọn và xác định một tập hợp các chủ đề vừa đảm bảo phù hợp với khuôn khổ áp dụng, vừa liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.

Trên thực tế, từ danh sách nhiều chủ đề ESG được gợi ý trong các sáng kiến và hướng dẫn tài chính bền vững phổ biến, các ngân hàng tiến hành sàng lọc và xác định các chủ đề trọng yếu (material topics). Theo IFC (2018), các chủ đề phát triển bền vững được coi là trọng yếu khi tạo thành xu hướng, cơ hội hoặc rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và tài chính của một tổ chức. Có nhiều phương pháp để xác định mức độ ưu tiên của các chủ đề liên quan nhằm xác định tính trọng yếu của thơng tin phát triển bền vững. Trong đó, có hai phương pháp phổ biến là:

(1) Đánh giá cơ hội và rủi ro chính về phát triển bền vững, tích hợp với quy trình thường xuyên đánh giá rủi ro và cơ hội của ngân hàng.

(2) Tạo ra ma trận trọng yếu để xếp hạng tầm quan trọng của các chủ đề phát triển bền vững đối với ngân hàng.

Tham khảo quy trình đánh giá tính trọng yếu của Deutsche Bank dưới đây: Hình 3.7. Quy trình đánh giá tính trọng yếu của Deutsche Bank

(Nguồn: Deutsche Bank, 2022)

Trong trường hợp của Deutsche Bank, ngân hàng này xây dựng quy trình đánh giá tính trọng yếu hàng năm (materiality assessment). Việc xác định chủ đề trọng yếu dựa vào hai yếu tố cốt lõi: tính liên quan hay phù hợp với ngân hàng và mong đợi của các bên liên quan. Sau quá trình đánh giá trên, kết quả được thể hiện dưới dạng ma trận trọng yếu (chi tiết ở hình 3.8). So với năm trước, tính trọng yếu của “Tài chính bền vững”, “Rủi ro khí hậu” và “Thẩm định về mơi trường và xã hội” đã thay đổi do mức độ liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng gia tăng. Tính trọng yếu của “Nhân quyền” cũng tăng lên do một đạo luật có liên quan ở Đức dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023.

Hình 3.8. Ma trận trọng yếu của Deutsche Bank

(Nguồn: Deutsche Bank, 2022)

Đối với từng chủ đề trọng yếu, ngân hàng xây dựng bộ định nghĩa, nguyên tắc và chính sách liên quan, các thước đo hay chỉ số hoạt động theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Việc đánh giá và xếp hạng đối với các chủ đề ESG trọng yếu có thể được thực hiện bởi nguồn lực nội bộ của ngân hàng hoặc kết hợp với một tổ chức độc lập khác. Riêng về Deutsche Bank, ngân hàng ủy quyền cho EcoVadis (một tổ chức xếp hạng tính bền vững) đánh giá hoạt động của mình. Việc kết hợp với tổ chức độc lập này là một động thái thể hiện nỗ lực minh bạch và cơng khai của Deutsche Bank.

Tóm lại, từ kinh nghiệm tích hợp ESG trong hoạt động của một số ngân hàng lớn ở châu Âu, NHTM thuộc các nước đang phát triển (trong đó bao gồm Việt Nam) có thể rút ra một số điểm lưu ý như sau:

Thứ nhất, vai trò của cơ quan quản lý (hay Ngân hàng trung ương) là cực kỳ

quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách, định hình khn khổ hoạt động thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, chiến lược phát triển bền vững cần phải được xây dựng rõ ràng và

gắn liền với tầm nhìn hoạt động của ngân hàng. Chiến lược đó cần cụ thể hóa thành các mục tiêu, cam kết về ESG và xây dựng lộ trình thực hiện.

Thứ ba, NHTM cần phát triển và hoàn thiện khung tiêu chuẩn bền vững, làm

nền tảng để hình thành quy trình sàng lọc và thẩm định dự án thỏa mãn tiêu chí ESG.

Thứ tư, NHTM cần tạo lập phịng ban chun trách để chun mơn hóa, đảm

bảo chất lượng giám sát, đánh giá định kỳ ngay cả trong giai đoạn sau cấp tín dụng.

Thứ năm, chính sách ESG dành cho doanh nghiệp ln đi kèm với lộ trình

thực hiện, tạo điều kiện cho khách hàng chuyển đổi dần và tối ưu hóa lợi ích đơi bên.

Thứ sáu, NHTM cần thực hiện công bố thông tin và báo cáo về ESG. Đặc biệt, cần chọn lọc và xác định danh sách chủ đề trọng yếu phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng và các bên liên quan, cũng như thị trường tài chính trong nước.

Một phần của tài liệu Nguyễn Trâm Âu-TCNH27A (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w