Bảng thống kê mô tả các biến trong bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của việc nắm giữ tiền mặt quá mức đến các quyết định tài chính tại thị trường Việt Nam (Trang 58)

Trung vị Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất MV 0,9087 1,0087 0,6295 0,0007 12,4129 INV 0,0184 0,0417 0,0966 -2,2759 0,7781 LEV 0,5068 0,4898 0,2247 0,0007 1,2945 DIV 0,3554 0,7504 12,3496 -689,7650 528,4467 SIZE 26,9421 27,0409 1,5457 20,7202 32,5101 ROA 0,0915 0,1170 0,1534 -0,9613 5,8322 GROWTH 0,0802 0,3420 4,4465 -1,0487 244,4558

Nguồn: Kết quả mơ hình từ Stata

Bảng 4.1 thể hiện kết quả thống kê mô tả tổng quan các biến cần phân tích trong bài nghiên cứu sau khi xử lý bộ dữ liệu thu thập được. Kiểm tra trực quan Bảng 4.1 cho thấy biến MV có giá trị trung bình là 1.0087, giá trị lớn nhất là 12,4129, giá trị nhỏ

nhất là 0,0007, khá thấp so với các công ty ở trong nghiên cứu của Lozano (2012) với giá trị trung bình là 7,7634, giá trị nhỏ nhất là 0,86 và giá trị lớn nhất là 175,48. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do Tây Ban Nha là một nước phát triển mạnh trên thế giới, trong khi đó các cơng ty ở Việt Nam chậm phát triển hơn so với các nước khác về cơng nghệ, trình độ quản lý cịn yếu kém, trình độ lao động tay nghề chưa cao.

Biến INV có giá trị trung bình là 0,0417, giá trị nhỏ nhất là -2,2759, giá trị lớn nhất là 0,7781 cho thấy mức đầu tư ở các công ty Việt Nam khá thấp. Giá trị đầu tư âm cho thấy có nhiều cơng ty phải cắt giảm đầu tư. Ngồi ra, kết quả trên cịn cho thấy các công ty ở Việt Nam đầu tư không hiệu quả so với các công ty Tây Ban Nha, cụ thể giá trị INV lớn nhất và nhỏ nhất của các công ty Tây Ban Nha lần lượt là -0,39 và 1,47. Điều này có thể là do trong giai đoạn 2007-2008 và giai đoạn 2019-2020, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình dịch Covid 19, nhiều công ty phải thu hẹp quy mô để đảm bảo an tồn trong những giai đoạn khó khăn này.

Biến LEV đại diện cho tỷ lệ đòn bẩy với giá trị trung bình là 0,4898 cho thấy tỷ lệ nợ của các công ty Việt Nam khoảng 48,98% trong tổng tài sản. Theo thống kê của người viết, số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nợ/tổng tài sản lớn hơn 70% chỉ chiếm khoảng 15,38%, số lượng như vậy là khơng lớn. Nhìn chung phần lớn các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu không chịu rủi ro quá lớn. Tỷ lệ nợ này cũng ở mức vừa phải và không quá cao so với các công ty Tây Ban Nha với tỷ lệ nợ trung bình là 52.95%. Việc sử dụng nợ không những đáp ứng nhu cầu khi công ty cần vốn đầu tư mà cịn giúp cho các cơng ty kiểm soát được lượng tiền mặt dư thừa và hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế.

Đối với biến DIV có giá trị trung bình là 0,7504 cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức ở các công ty Việt Nam khá cao hơn so với các cơng ty Tây Ban Nha (giá trị trung bình là 0.0254473). Sở dĩ tỷ lệ này cao là do các công ty Việt Nam trong giai đoạn này vẫn chưa có nhiều cơ hội đầu tư tốt nên có xu hướng sử dụng nguồn tiền mặt đang nắm giữ

để chi trả cổ tức cho cổ đông. Việc chi trả cổ tức cũng góp phần hạn chế được vấn đề mâu thuẫn giữa cổ động và nhà quản lý do có tồn tại bất cân xứng về thông tin. Riêng đối với các công ty Tây Ban Nha trong giai đoạn tăng trưởng sẽ có khuynh hướng chi trả cổ tức rất thấp hoặc không chi trả cổ tức cho cổ đông và để dành nguồn tiền này tài trợ cho các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Độ lệch chuẩn của biến DIV khá cao, ở mức 12,3496 cho thấy sự phân hóa khá lớn trong chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở thị trường Việt Nam.

Do quy mơ doanh nghiệp tính theo giá trị thực là một số lớn và có khoảng cách với các biến số khác nên người viết sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE) để đại diện cho quy mô doanh nghiệp. Biến quy mơ doanh nghiệp này có giá trị trung bình là 27,0409, trung vị là 26,9421, giá trị nhỏ nhất là 20,7202, giá trị lớn nhất là 32,5101 độ lệch chuẩn chỉ 1,5457 cho thấy mức phân phối khá đồng đều và cân xứng.

Giá trị trung bình của biến ROA đại diện cho tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp đạt giá trị 11,7% so với độ lệch chuẩn từ bảng mô tả thống kê cho thấy ở mức 15,34%. Hàm ý rằng có sự chênh lệch đáng kể trong hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác tại thị trường Việt Nam. Nhìn chung, với mỗi một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra, cơng ty có thể thu về xấp xỉ 0,12 đồng lợi nhuận.

Biến đại diện cho tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH) có giá trị trung bình đạt 8,02%, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tại Việt Nam là khá hạn chế và thấp hơn nhiều so với các công ty Tây Ban Nha là 51.30%. Ngoài ra, biến này giá trị nhỏ nhất là -1,0487, giá trị lớn nhất là 244,4558 và độ lệch chuẩn là 4,4465 cho thấy sự khác biệt khá lớn trong tốc độ tăng trưởng giữa các doanh nghiệp, trong khi có những doanh nghiệp tăng trưởng âm thì có những doanh nghiệp tăng trưởng gấp nhiều lần trong giai đoạn này.

Trong bài nghiên cứu, người viết sử dụng biến CH làm biến giả đại diện cho tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Nhiều nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới như Kim (1998), Opler và cộng sự. (1999), Harford (1999), Ozkan và Ozkan (2004), Dittmar và

Mahrt-Smith (2007) đã cho thấy các doanh nghiệp nắm giữ một tỷ trọng đáng kể tiền mặt và tương đương tiền trong tổng tài sản của mình, giá trị trung bình dao động từ là 8% đến 22%. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quan về tình hình nắm giữ tiền mặt theo ngành và theo năm của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2020 như bảng 4.2 bên dưới.

Bảng 4.2. Tình hình nắm giữ tiền mặt theo ngành

Nhóm ngành Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt

trung bình Quy mơ trung bình

Cơng nghiệp 0.10 10.53

Công nghệ thông tin 0.14 10.44

Dầu khí 0.19 12.43 Dịch vụ 0.25 10.29 Nguyên vật liệu 0.12 10.32 Tiện ích cộng đồng 0.16 10.69 Tiêu dùng 0.13 10.25 Viễn thông 0.35 10.77 Y tế 0.09 10.44

Trong đó: Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình là giá trị trung bình của tỷ lệ tiền

mặt trên tổng tài sản khác tiền mặt của các cơng ty trong ngành, Quy mơ trung bình là giá trị trung bình của logarit tự nhiên tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp trong ngành.

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.2 thể hiện tổng quan tình hình nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam phân theo nhóm ngành. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có sự sai khác khá lớn giữa

các nhóm ngành khác nhau, biến động từ 9% đến 35%. Trong đó, Dầu khí, Dịch vụ và Viễn thơng là những ngành có tỷ lệ tích lũy tiền mặt tương đối cao, khoảng từ 20% trở lên. Trái lại, các ngành Y tế và Cơng nghiệp nắm giữ khá ít tiền mặt. Ngồi ra, từ dữ liệu trên cho thấy quy mô trung bình của các doanh nghiệp thuộc những ngành trên khơng có sự khác biệt lớn, biến động trong khoảng từ 10,25 đến 10,69 và chưa thể hiện được bằng chứng về bất kỳ mối tương quan nào giữa quy mô doanh nghiệp trong ngành với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Biểu đồ 4.1. Dự trữ tiền mặt trung bình theo năm (2009-2020)

Trong đó: All firms là nhóm các doanh nghiệp có nắm giữ tiền mặt trong bất kỳ

năm nào trong giai đoạn phân tích, subsample là nhóm các doanh nghiệp duy trì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt dương trong tất cả các năm trong giai đoạn nghiên cứu.

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Subsample là nhóm các cơng ty thận trọng hơn trong chính sách nắm giữ tiền mặt, các công ty này luôn duy trì tiền mặt tại công ty trong tất cả các năm trong giai

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 T ỷ l ệ nắ m gi ữ t iề n mặ t

Dự trữ tiền mặt trung bình theo năm (2009-2020)

all firms subsample

đoạn nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển khi có cơ hội, trong khi đó All firms là tập hợp bao gồm cả nhóm các cơng ty có chiến lược nắm giữ tiền mặt linh hoạt hơn. Do đó theo dữ liệu tính tốn của người viết, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của nhóm All firms ln thấp hơn so với nhóm subsample trong cả giai đoạn nghiên cứu. Việc lựa chọn phân loại 2 nhóm cơng ty này giúp người viết có cái nhìn tổng qt hơn về sự thay đổi chính sách nắm giữ tiền mặt cũng như sự đánh đổi lợi ích giữa phịng ngừa rủi ro và mở rộng các hoạt động kinh doanh với nhiều dự án đầu tư. Từ biểu đồ 4.1 có thể thấy trong khoảng 5 năm ngay sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007-2008, khi nền kinh tế cịn nhiều khó khăn và chưa xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư thì có sự phân hóa rõ rệt trong tỷ lệ nắm giữ tiền giữa hai nhóm doanh nghiệp này. Có thể thấy trong giai đoạn này, nhóm subsample ln duy trì một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao hơn hẳn so với nhóm all firms. Từ năm 2014, nền kinh tế bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, việc mở rộng quan hệ với các nước đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khiến các công ty tiếp cận được nhiều cơ hội đầu tư và tăng trưởng hơn. Điều này thay đổi một phần quan điểm khiến các nhà quản lý vốn thận trọng cũng trở nên hăng hái tham gia vào thị trường hơn bao giờ hết. Dữ liệu nghiên cứu được thể hiện trên đồ thị cho thấy sự đánh dấu bước chuyển mình bắt đầu từ sau giai đoạn phục hồi bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Các công ty dần cởi mở hơn với các chính sách đầu tư mở rộng do đó tỷ lệ tích lũy tiền mặt của cả 2 nhóm đều có xu hướng giảm dần và gần như bằng nhau vào năm 2018 do các công ty đều sử dụng nguồn tiền mặt sẵn có để tận dụng các cơ hội đầu tư. Ngoài việc giảm dự trữ tiền mặt thì trong giai đoạn này các cơng ty cịn tăng vay nợ từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư và mở rộng kinh doanh và chiếm lĩnh thị phần. Theo số liệu mà tác giả thu thập được thì từ năm 2009-2013 các ngân hàng duy trì tỷ lệ tiền mặt khoảng 2% thì giai đoạn sau đó từ 2014-2020 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 1%. Tuy nhiên, từ năm 2020, do dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng đến tình hình chung của nền kinh tế, nhìn chung các doanh nghiệp đều tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt nhưng cũng lại bắt đầu có sự phân hóa trở lại giữa hai nhóm cơng ty all firms và subsample. Việc tình hình thị trường ngày càng khó khăn chung do ảnh hưởng của địa

dịch Covid 19 nên tỷ lệ nắm giữ tiền mặt được dự báo ngày càng tăng các cơng ty sẽ tiếp tục có xu hướng tăng và phân hóa mạnh hơn trong những năm 2021-2022. Tuy nhiên, dữ liệu chưa được thể hiện rõ ràng trong bài nghiên cứu này do người viết thực hiện nghiên cứu và lấy mẫu dữ liệu nghiên cứu vào cuối năm 2021 nên nhiều cơng ty chưa có báo cáo tài chính tổng kết cũng như báo cáo đã kiểm tốn cho tồn năm 2021.

4.1.2. Ma trận tương quan:

Bảng 4.3 cho thấy tất cả các biến độc lập đều có quan hệ tương quan với chỉ tiêu nghiên cứu tuy nhiên mức độ tương quan khác nhau. Đối với mô hình 1, giá trị của doanh nghiệp (MV) có tác động nghịch biến với các biến tỷ lệ sử dụng nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hay DIV tương ứng tỷ lệ cổ tức đã trả vì lợi ích các cổ đơng và có tương quan dương với tất cả các biến cịn lại trong mô hình. Đối với mô hình 2, tỷ lệ tiền nắm giữ (CASH) có mối tương quan âm với các biến LEV, DIV, SIZE và có tương quan dương với biến MV, CFO, NWC. Đối với mô hình 3, giá trị của doanh nghiệp (MV) có mối tương quan âm với các biến INVCH1, LEV, DIV, DIVCH1, GROWTH và có tương quan dương với biến INV, LEVCH1, ROA, SIZE.

Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 MV 1 2 INV 0,0297** 1 3 INVIO 0,1823*** 0,6479*** 1 4 LEV -0,0938*** 0,0518*** 0,0474*** 1 5 LEVIO 0,2848*** 0,0703*** 0,3122*** 0,4415*** 1 6 DIV -0,0089 -0,0155 -0,0281** 0,0266** 0,0017 1 7 DIVIO 0,0090 -0,0192 -0,0195 0,0260** 0,0432*** 0,7731*** 1 8 SIZE 0,1480*** 0,0896** 0,1049*** 0,3222*** 0,2470*** -0,0057 0,0030 1 9 ROA 0,2676*** 0,0925*** 0,1079*** -0,3263*** -0,0405*** -0,0086*** 0,0073 -0,0522*** 1 *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1

Bảng 4.4. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 2 1 2 3 4 5 6 7 1 CASH 1 2 MV 0,1338** 1 3 CFO 0,3677*** 0,2668*** 1 4 NWC 0,3830*** 0,0930*** 0,2776*** 1 5 LEV -0,2348*** -0,0938*** -0,3236*** -0,6353*** 1 6 DIV -0,0216* -0,0089 -0,0094 -0,0239* 0,0266** 1 7 SIZE -0,0728*** 0,1480*** -0,0604*** -0,3209*** 0,3222*** -0,0057 1 *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1

Bảng 4.5. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 MV 1 2 INV 0,0297** 1 3 INVCH1 -0,0027 -0,0610*** 1 4 LEV -0,0938*** 0,0518*** -0,0607*** 1 5 LEVCH1 0,0171*** -0,0426*** 0,4147*** -0,0409*** 1 6 DIV -0,0089 -0,0155 -0,0037 0,0266** -0,0020 1 7 DIVCH1 -0,0052 -0,0104 0,0309** -0,0098 0,1077*** 0,0972*** 1 8 ROA 0,2676*** 0,0925** 0,0208 -0,3263*** 0,0582*** -0,0086 -0,0011 1 9 SIZE 0,1480*** 0,0896*** -0,0239* 0,3222*** -0,0011 -0,0057 -0,0096 -0,0522*** 1 10 GROWTH -0,0243* 0,0394*** 0,0213 -0,0066 -0,0132 -0,0041 0,0006 -0,0077 -0,0200 1 *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1

4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thì ước lượng của các hệ số trong mơ hình hồi quy sẽ khơng còn ổn định và sai số chuẩn của các hệ số sẽ bị phóng đại. Qua kiểm tra bảng thống kê về ma trận tương quan của ba mô hình trong bài, người viết thấy rằng hệ số tương quan vẫn đảm bảo trong mức cho phép cụ thể cũng không đạt quá 0.5 giữa các biến với nhau. Để khẳng định chắc chắn hơn về việc có tồn tại đa cộng tuyến hay không, người viết tiếp tục sử dụng kiểm định tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng trong bài nghiên cứu bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor). Theo kết quả kiểm định ở Bảng 4.6, 4.7 và 4.8 dưới đây, hầu hết các giá trị VIF của các biến đều nằm trong phạm vi từ 1,00 đến 2,65, nhỏ hơn 3. Do đó, khơng có sự vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (Multicolinearity) khi người viết thực hiện ba mơ hình hồi quy như đã nêu trên.

Bảng 4.6. Kiểm định hệ số phóng đại phương sai mơ hình 1

Tên biến VIF 1/VIF

INV 1,83 0,54 INVIO 2,03 0,49 LEV 1,56 0,58 LEVIO 1,52 0,63 DIV 2,65 0,38 DIVIO 2,65 0,38 SIZE 1,15 0,75 ROA 1,15 0,84 Trung bình VIF 1,82

Bảng 4.7. Kiểm định hệ số phóng đại phương sai mơ hình 2

Tên biến VIF 1/VIF

MV 1,12 0,90 CFO 1,20 0,83 NWC 1,75 0,57 LEV 1,80 0,55 DIV 1,00 1,00 SIZE 1,19 0,84 Trung bình VIF 1,34

Nguồn: Kết quả xử lý câu lệnh VIF từ phần mềm Stata

Bảng 4.8. Kiểm định hệ số phóng đại phương sai mơ hình 3

Tên biến VIF 1/VIF

INV 1,03 0,97 INVCH1 1,21 0,83

Một phần của tài liệu Tác động của việc nắm giữ tiền mặt quá mức đến các quyết định tài chính tại thị trường Việt Nam (Trang 58)