CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Lựa chọn mơ hình hồi quy:
Trong các bài nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đã nghiên cứu về các tác động của CTSH đến GTDN, các nhà khoa học đi theo các hướng khác nhau và phân chia cấu trúc sở hữu theo những cách khác nhau để phù hợp với nghiên cứu của mình. Do vậy, những kết quả thường khơng đồng nhất với nhau giữa các thị trường khác nhau.
Theo các nghiên cứu của các tác giả Demsetz và Lehn (1985), Morck và các cộng sự (1988), Demsetz và Villalonga (2001), Chang (2003), Bhabra (2007), các kết quả nghiên cứu cùng chỉ ra rằng khơng có ảnh hưởng của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, hai tác giả Almudehki và Zeitun (2013) đã đưa ra kết luận là cổ đơng HĐQT có tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. McConnell và Servaes (1990), Nguyễn Văn Tuấn và các cộng sự (2015) cũng đưa ra kết quả giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư tổ chức có quan hệ tích cực với nhau. Các nghiên cứu của các tác giả Grant và Kirchmaier (2004), Jameson và các cộng sự (2014), Abdallah và Ismail (2017) đã chứng minh rằng mức độ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư chi phối tăng lên sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Detthamrong (2017) đánh giá rằng khơng có tác động của cổ đơng lên hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, mặc dù các nghiên cứu có các kết luận khơng thống nhất, nhưng nhìn chung các nhà khoa học sử dụng một dạng mơ hình hình giống nhau gồm có các thành phần chính như sau: Biến phụ thuộc chỉ giá trị doanh nghiệp, biến độc lập chỉ cấu trúc sở hữu, các biến kiếm soát chỉ đặc trưng doanh nghiệp. Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm chỉ số ROA, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số TobinQ. Trong mơ hình nghiên cứu của Bhabra (2007)
tại New Zealand, tác giả đã chỉ ra ra ảnh hưởng của của CTSH đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa theo mơ hình.
Hiệu quả hoạt động = 𝛽0 + Σ (𝛽i *cấu trúc sở hữu) + Σ(𝛽k *biến kiểm soát) + 𝜀 Từ những lý do đã được nêu ra ở những phần trên, tác giả xây dựng mơ hình định lượng để kiểm tra tác động của CTSH đến giá trị doanh nghiệp, mơ hình được sử dụng trong bài nghiên cứu này sẽ là:
𝑌𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1∗ ∑ 𝑆𝑡𝑎𝑡𝑒𝑖,𝑡+ 𝛽2 ∗ ∑ 𝑆𝑡𝑎𝑡𝑒2𝑖,𝑡 + 𝛽3 ∗ ∑ 𝐹𝑟𝑔𝑖,𝑡 + 𝛽4 ∗ ∑ 𝐼𝑛𝑠𝑡𝑖,𝑡
+𝛽5 ∗ ∑ 𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y (i, t) là giá trị của doanh nghiệp i vào năm t và được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’sQ. Hệ vector biến độc lập chỉ cấu trúc sở hữu bao gồm 𝑆𝑡𝑎𝑡𝑒𝑖,𝑡 và 𝑆𝑡𝑎𝑡𝑒2
𝑖,𝑡được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước của doanh nghiệp i vào năm t; 𝐹𝑟𝑔𝑖,𝑡 được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi của doanh nghiệp i vào năm t; và 𝐼𝑛𝑠𝑡𝑖,𝑡 được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức của doanh nghiệp i vào năm t.
Hệ vector các biến kiểm soát 𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑖,𝑡 bao gồm các biến đặc trưng doanh nghiệp. Các biến này bao gồm: DY là tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp, được đo bằng tỷ lệ cổ tức trên giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu; Size là quy mơ của doanh nghiệp, được tính bằng logarit của tổng tài sản; Leverage là địn bẩy tài chính, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng nợ và tổng tài sản; ROA là khả năng sinh lời của cơng ty, được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Cuối cùng, biến giả ngành và năm cũng được đưa vào mơ hình nhằm kiểm soát các hiệu ứng cố định theo ngành và năm.