CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Phương pháp hồi quy:
Việc thực hiện phân tích và chạy mơ hình hồi quy nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để giải thích cho vấn đề cần nghiên cứu. Đối với đề tài này, người viết đã thu thập nguồn dữ liệu khảo sát dựa theo các số liệu trên báo cáo tài chính của 143 doanh nghiệp (với 1.287 quan sát) hiện đang niêm yết trên các hai sàn Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2018, khơng sử dụng các biến ước lượng, có đặc điểm dữ liệu tương tự với các bài nghiên cứu cơ sở. Do đó, tác giả quyết định sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thơng thường (Pooled OLS) cố định hiệu ứng ngành và
năm cho bài nghiên cứu của mình kết hợp với phương pháp ước lượng mơ hình có sai số chuẩn mạnh (Robust) trong phần mềm Stata 14 nhằm phòng tránh trường hợp này mà không cần kiểm định phương sai sai số thay đổi riêng rẽ, để khắc phục các khiếm khuyết của mơ hình như hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thơng thường là phương pháp đơn giản nhất được sử dụng trong phân tích hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu dạng bảng. Ngoài ra, tác giả thực hiện kiểm tra đa cộng tuyến của mơ hình hồi quy thơng qua kiểm định VIF.
Dữ liệu bảng là sự kết quả của dữ liệu chéo (cross section) và dữ liệu thời gian (time series). Để thu thập dữ liệu bảng, phải thu thập nhiều đối tượng (units) giống nhau trong nhiều thời điểm. Trong điều kiện với dữ liệu bảng, mơ hình phân tích hồi quy sẽ là mơ hình hồi qui dữ liệu bảng. Phân tích bảng (dữ liệu) là một phương pháp thống kê, được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội, dịch tễ học và kinh tế lượng để phân tích dữ liệu bảng hai chiều (thường là mặt cắt ngang và dọc). Dữ liệu thường được thu thập theo thời gian và trên cùng một đối tượng và sau đó hồi quy được thực hiện trên hai chiều này. Phân tích đa chiều là một phương pháp kinh tế lượng trong đó dữ liệu được thu thập qua hơn hai chiều.
Tóm lại, chương 3 trình bày cụ thể về thiết kế nghiên cứu của khóa luận. Dựa trên những lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu được trình bày ở chương 2, Tác giả đã lập luận và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tác động đến giá trị của doanh nghiệp trong đặc thù của thị trường Việt Nam. Để từ đó, dựa trên cơ sở các giả thuyết phân tích, Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả đề cập đến phương pháp POOL OLS. Chi tiết kết quả nghiên cứu cũng như hàm ý chính sách, hạn chế và hướng nghiên cứu mới sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong những chương tiếp theo.