Tóm tắt các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 44)

Biến trong mơ

hình Tên biến Ký hiệu Phương pháp đo lường

HQHĐ của công ty (Biến

phụ thuộc)

Tỷ suất sinh lợi

trên tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi

trên VCSH ROE Lợi nhuận sau thuế trên VCSH

Cấu trúc vốn (Biến độc lập)

Tỷ lệ nợ ngắn hạn

trên tổng tài sản STD Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Tỷ lệ nợ dài hạn

trên tổng tài sản LTD Nợ dài hạn trên tổng tài sản Tỷ lệ tổng nợ trên

tổng tài sản TD Tổng nợ trên tổng tài sản

Biến kiểm sốt

Quy mơ Cơng ty SIZE Ln(tổng tài sản) Chỉ số tăng

trưởng tài sản AG

(Tổng tài sản năm t - tổng tài sản (năm t-1))/Tổng tài sản (năm t-1) Chỉ số tăng SG (Tổng doanh thu năm t - tổng doanh

trưởng doanh thu thu (năm t-1))/Tổng tài sản (năm t-1) Tỷ lệ doanh thu

trên tổng tài sản EFF Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Mơ hình 1: Tỷ lệ STD và Tỷ lệ LTD tác động đến ROA

ROAi,t = β0 + β1STDi,t + β2LTDi,t + β3SIZEi,t + β4SGi,t + β5AGi,t+ Β6EFFi,t + εi,t

* Mơ hình 2: Tỷ lệ TD tác động đến ROA

ROAi,t = β0 + β1TDi,t + β2SIZEi,t + β3SGi,t + β4AGi,t+ Β5EFFi,t + εi,t * Mơ hình 3: Tỷ lệ STD và Tỷ lệ LTD tác động đến ROE

ROEi,t = β0 + β1STDi,t + β2LTDi,t + β3SIZEi,t + β4SGi,t + β5AGi,t+ Β6EFFi,t + εi,t

* Mơ hình 4: Tỷ lệ TD tác động đến ROE

ROEi,t = β0 + β1LTDi,t + β2SIZEi,t + β3SGi,t + β4AGi,t+ Β5EFFi,t + εi,t

Trong đó:

 i: Công ty thứ i (i = 1,2…,424)  t: Thời gian năm thứ t (t = 1,2…,12)

 β0, β1 … β6: Hệ số hồi quy (β0 : Tung độ gốc, β1 … β6 : Hệ số góc)  ε: Sai số

 ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản  ROE: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH

 STD: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản  LTD: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản  TD: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản

 Size: Quy mô Công ty

 AG: Chỉ số tăng trưởng tài sản  SG: Chỉ số tăng trưởng doanh thu  EFF: Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản

3.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD)

Nghiên cứu của Abor (2007) đã chứng minh rằng Tỷ lệ nợ ngắn hạn tỷ lệ thuận với ROA và ROE. Để giải thích thì Abor cho rằng chi phí của nợ ngắn hạn thì ít hơn chi phí nợ dài hạn. Vì vậy, giả thuyết đặt ra là:

H1a: Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD) có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận trên tài sản (ROA).

H1b: Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD) có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận trên VCSH (ROE).

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD)

Abor (2007) đã phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ dài hạn với ROA và lợi nhuận trên VCSH. Điều này được giải thích bởi chi phí nợ dài hạn sẽ cao hơn do đó lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thấp. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H2a: Tỷ lệ LTD có mối quan hệ ngược chiều với ROA H2b: Tỷ lệ LTD có mối quan hệ ngược chiều với ROE Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TD)

Theo Gleason và cộng sự (2000) đã chỉ ra có mối quan hệ ngược chiều giữa tổng nợ đối với ROA, ROE và một số nghiên cứu khác cũng tìm ra kết quả ủng hộ cho giả thuyết này như theo Min-Tsung Chen (2009) chứng minh được tỷ lệ nợ dự kiến ảnh hưởng ngược chiều đến HQHĐ của công ty. Thêm vào đó, Johnny Jermias (2008) chỉ

ra tác động ngược chiểu của địn bẩy tài chính lên lợi nhuận trên VCSH. Do đó, giả thuyết đặt ra là:

H3a: Tỷ lệ TD có mối quan hệ ngược chiều với ROA. H3b: Tỷ lệ TD có mối quan hệ ngược chiều với ROE. 3.2.2.3. Các biến kiểm sốt trong mơ hình nghiên cứu

Ngồi ra, trong bài nghiên cứu này bốn biến kiểm sốt được đưa vào là Quy mơ Công ty (SIZE), Tốc độ tăng trưởng tài sản (AG), Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SG) và Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (EFF).

Quy mô Công ty (SIZE)

SIZE là một trong những nhân tố quan trọng tới HQHĐ của cơng ty , vì vậy SIZE được đưa vào nghiên cứu như là biến kiểm soát. Một số nghiên cứu (Trần và cộng sự (2017), Bùi (2021)) đưa ra rằng, cơng ty có quy mơ lớn hơn có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H4: SIZE tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty Tăng trưởng tài sản (AG) và Tăng trưởng doanh thu (SG)

Trong một số nghiên cứu trước đây (Bùi (2021), Phạm & Hồ (2021)) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng quan trọng lên HQHĐ của công ty. Một số nghiên cứu (Bùi (2012)) đo lường tăng trưởng bằng tốc độ SG, mặt khác nghiên cứu của (Salim (2012), Trần và cộng sự (2017), Phạm & Hồ (2021)) đo lường tăng trưởng bằng đo lường tốc độ tăng trưởng trên tổng tài sản hàng năm.

H5: AG tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty H6: SG tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (EFF)

Việc xác định hiệu quả kinh doanh bị tác động bởi tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (Trần và cộng sự (2017), Bùi (2021)). Đây cũng là tỷ lệ mà chỉ ra rằng việc sử

dụng tài sản của các nhà quản lý là hiệu quả (Bùi (2021)). Vì vậy, đưa biến tỷ số doanh thu trên tổng tài sản làm biến kiểm soát là cần thiết với bài nghiên cứu này.

H7: Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đối với HQHĐ của cơng ty

3.3. Nghiên cứu chính thức, thu thập và xử lý số liệu 3.3.1. Thu thập dữ liệu 3.3.1. Thu thập dữ liệu

Mẫu dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này gồm các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 - 2020. Người viết sử dụng dữ liệu thứ cấp là bộ dữ liệu báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam, được thu thập dưới dạng bảng bao gồm 387 cơng ty. Ngồi ra, do mục đích nghiên cứu để tìm ra các yếu tố đo lường CTV lên HQHĐ của công ty niêm yết Việt Nam, nên các cơng ty khơng có nợ, nợ ngắn hạn, dài hạn sẽ bị loại ra. Sau quá trình xử lý dữ liệu đã thu thập được bảng dữ liệu khơng cân (unbalanced panel data).

Để tính tốn ra các chỉ số cần thiết, tác giả thu thập các số liệu thu thập trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán bao gồm:

 Lợi nhuận sau thuế  Vốn chủ sở hữu  Tổng tài sản  Nợ ngắn hạn  Nợ dài hạn  Doanh thu thuần

Các cơng ty phi tài chính có số liệu sử dụng trong bài thuộc về các ngành nghề:  Công nghệ thông tin: 14 công ty,

 Công nghiệp: 149 cơng ty  Dầu khí: 4 cơng ty

 Dịch vụ tiêu dùng: 36 công ty  Dược phẩm và y tế: 23 công ty  Hàng tiêu dùng: 83 công ty  Ngun vật liệu: 51 cơng ty  Tiện ích cộng đồng: 26 cơng ty  Viễn thông: 1 công ty

Dễ dàng nhận thấy, phần lớn các dữ liệu trong bài nghiên cứu đến từ ngành công nghiệp và hàng tiêu dùng, là hai ngành có tỷ lệ sử dụng nợ rất lớn. Đặc trưng ngành về cách sử dụng vốn sẽ ảnh hưởng lên kết quả về mối quan hệ giữa CTV và HQHĐ của doanh nghiệp.

3.3.2. Xử lý dữ liệu thu được

Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu được đề ra và kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp kiểm định được trình bày theo thứ tự sau: Thống kê mô tả dữ liệu, phân tích tương quan giữa các biến, ước lượng mơ hình và kiểm định mơ hình phương pháp hồi quy theo phương pháp Pooled OLS với sự hỗ trợ của phần mềm stata 14.2.

Nhằm mục đích thể hiện lên đặc tính của dữ liệu nghiên cứu, qua đó đưa ra những nhận định ban đầu về mơ hình nghiên cứu. Thống kê mô tả sẽ thể hiện lên các thơng tin như sau: Giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, trung vị, độ lệch chuẩn. Dựa vào đó đưa ra các mơ tả và so sánh các giá trị ban đầu.

Tiếp theo, để tránh vi phạm giả định của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các biến độc lập khơng có quan hệ tuyến tính với nhau (Gujarati, 2004), tác giả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng ma trận hệ số tương quan Pearson và hệ số phóng đại phương sai VIF.

Trong các nghiên cứu trước đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa CTV với HQHĐ của công ty bằng sử dụng phương pháp hồi quy bình phương

nhỏ nhất kết hợp tất cả quan sát (Pooled OLS). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng không cân bằng (unbalanced panel data) 387 công ty niêm yết Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Dữ liệu của bài nghiên cứu này cũng có đặc điểm tương đồng với các nghiên cứu trước đó, do đó phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất kết hợp tất cả các biến quan sát Pooled OLS là phù hợp. Tác giả tiến hành theo trình tự phân tích hồi quy OLS rồi lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp, kiểm tra sự tồn tại của hiện tượng phương sai sai số thay đổi sau đó sửa lỗi mơ hình (nếu có). Phần dư của mơ hình có xu hướng tương quan theo thời gian đối với dữ liệu dạng bảng, vì vậy tác giả lựa chọn sử dụng sai số chuẩn mạnh theo nhóm để kiểm sốt tình trạng này.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 này nhằm mục đích trình bày một số phân tích mơ tả về mẫu nghiên cứu, kết quả lựa chọn mơ hình, sửa lỗi phương sai sai số thay đổi và kết quả kiểm nghiệm mơ hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.

4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

Thống kê mơ tả tồn bộ mẫu nghiên cứu

Bảng 3. Bảng tổng hợp giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

ROA 0,057 0,078 -0,373 0,784 ROE 0,121 0,147 -0,606 0,982 STD 0,423 0,209 0,011 0,967 LTD 0,121 0,148 0,000 0,927 TD 0,543 0,212 0,025 0,993 SIZE 27,048 1,462 23,128 33,294 AG 0,135 0,308 -0,794 3,454 SG 0,209 0,880 -0,947 18,426 EFF 1,140 0,935 0,010 9,153 N = 3.430 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 4.1 cho thấy rằng ROA có giá trị trung bình là 5,7% với độ lệch chuẩn là 7,8%. ROA đạt giá trị lớn nhất là 78,4% và giá trị nhỏ nhất là -37,3%. Nhìn chung, các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan với mức trung bình ROA đạt giá trị dương, điều này tương ứng với tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong giai đoạn 2011-2020. Sau khi đối mặt với khủng hoảng

kinh tế toàn cầu 2008, kinh tế thế giới cũng như Việt Nam dần vực dậy, hồi phục dần và có những bước phát triển tốt.

Chỉ số tiếp theo phản ánh kết quả hoạt động doanh nghiệp là ROE có giá trị trung bình đạt 12,1% với độ lệch chuẩn là 14,7%. ROE của những doanh nghiệp sử dụng trong bài có giá trị lớn nhất là 98,2% và có giá trị nhỏ nhất là -60,6%. So với chỉ số ROA thì ROE có mức biến thiên lớn hơn rất nhiều.

Tỷ lệ STD có giá trị trung bình là 42,3% với độ lệch chuẩn là 20,9%, STD có giá trị lớn nhất là 96,7%, giá trị nhỏ nhất là 1,1%. Tỷ lệ LTD đạt giá trị trung bình là 12,1% và độ lệch chuẩn là 14,8%. Phạm vi các giá trị LTD từ 0% đến 92,7%. TD có giá trị trung bình 54,3% và độ lệch chuẩn là 21,2%. TD có giá trị cao nhất là 99,3%, TD thấp nhất là 2,5%.

Dựa trên kết quả đã phân tích, dễ dàng cho thấy rằng các cơng ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 chủ yếu sử dụng CTV với phần lớn nợ là nợ ngắn hạn. Để giải thích cho vấn đề này, lý do vì thị trường tài chính của Việt Nam cịn chưa phát triển mạnh dẫn tới nguồn vốn chủ yếu mà các cơng ty có thể tiếp cận được thường là vốn vay từ ngân hàng. Mặc dù trong các khoản vay của ngân hàng có cả ngắn hạn, trung và dài hạn, nhưng đa số các khoản vay của ngân hàng nhằm mục đích tài trợ cho vốn lưu động (hàng tồn kho) dưới hình thức hạn mức tín dụng với thời gian của hạn mức khoảng 12 tháng để và chia theo vòng quay vốn lưu động. Do đó, để phù hợp với cơ cấu kỳ hạn nên đa phần là các khoản vay ngắn hạn. Chính vì phục vụ cho vốn lưu động đi vào sản xuất kinh doanh nên những khoản vay ngắn hạn này ít có rủi ro về thanh toán đồng thời cũng được hưởng mức lãi suất vay thấp hơn so với vay dài hạn.

Đối với các biến kiểm sốt, SIZE có giá trị trung bình là 27,048, SIZE có giá trị cao nhất là 33,294; thấp nhất là 23,127, độ lệch chuẩn là 1,462%. Tốc độ AG có giá trị trung bình là 13,5% với độ lệch chuẩn là 30,7%, giá trị dao động từ -79,4% đến 345%. Đối với tốc độ SG, trung bình là 20,9% và độ lệch chuẩn là 88%, giá trị cao nhất là 1.842,6% và giá trị thấp nhất là -94,7%. Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (EFF) có giá

trị trung bình là 114%, độ lệch chuẩn của 93,5%, giá trị cao nhất đạt 915,3% và giá trị thấp nhất là 1%.

Cùng với tình hình khả quan của nền kinh tế, các chỉ số tăng trưởng như SG và AG cũng đạt mức trung bình dương, có nghĩa các cơng ty niêm yết trong giai đoạn này có sức tăng trưởng tích cực nhất định. Và tốc độ tăng trưởng của doanh thu còn lớn hơn tốc độ AG.

4.2. Đánh giá ma trận tương quan

Nhằm kiểm soát hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình nghiên cứu, tác giả đã kiểm tra độ tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình bằng ma trận hệ số tương quan Pearson. Trong đó, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập có sự tương quan mạnh với nhau, do đó làm hệ số ước lượng bị sai lệch và dẫn tới một số biến độc lập mất ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập càng nhỏ càng cho thấy dấu hiệu tốt, nếu kết quả cho ra hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8 thì tác động của hiện tượng này khơng đáng lo ngại.

Qua kiểm tra ma trận hệ số tương quan trong mơ hình nghiên cứu này, cho thấy rằng tính độc lập giữa các biến đều đạt tiêu chuẩn khi tất cả các cặp biến đều có hệ số tương quan bé hơn 0,8. Hơn nữa, qua bảng ma trận tương quan cho thấy giữa các biến độc lập khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, tương quan dương mạnh nhất giữa STD và TD là 0.75 nhưng STD và TD là hai biến độc lập ở hai mơ hình khác nhau. Kết quả khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập của từng mơ hình.

Bảng 4. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình

ROA ROE STD LTD TD SIZE AG SG EFF

ROA 1 ROE 0.8344 1 0 STD -0.2742 -0.0241 1 0 0.0157 LTD -0.195 -0.0784 -0.3335 1 0 0 0 TD -0.4066 -0.0787 0.7507 0.3725 1 0 0 0 0 SIZE -0.0677 0.0454 0.0895 0.3422 0.3279 1 0.0001 0.0078 0 0 0 AG 0.1474 0.247 0.0311 0.1066 0.1053 0.157 1 0 0 0.0683 0 0 0 SG 0.0551 0.0995 -0.0322 0.0607 0.0108 0.0929 0.1903 1 0.0013 0 0.0059 0.0004 0.5268 0 0 EFF 0.1858 0.2114 0.1944 -0.3009 -0.0195 -0.2636 -0.0833 -0.057 1 0 0 0 0 0.0254 0 0 0.0008

Nguồn: Phân tích của tác giả

Bên cạnh đó, ta cần xem xét mức ý nghĩa Sig của hệ số tương quan từng cặp biến với tiêu chuẩn rằng Sig. bé hơn 5% thì hai biến có quan hệ tương quan với nhau, nếu Sig. lớn hơn 5% thì hai biến khơng có quan hệ tương quan với nhau. Kết quả cho thấy, hầu hết mức ý nghĩa Sig. của hệ số tương quan từng cặp biến đều đạt bé hơn 5%, chỉ có

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 44)