Thống kê các biến của những nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 34 - 45)

Ashraf và cộng sự (2009) Muritala (2012) Ahmad và cộng sự (2012) Salim (2012) Tailab (2014) Bùi và Nguyễn (2016) Trần và cộng sự (2017) Đàm và Đỗ (2019) Phạm và Hồ (2021) Bùi (2021) Biến độc lập: Cấu trúc vốn Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản x x x x x x Nợ dài hạn/Tổng tài sản x x x x x Tổng nợ/Tổng tài sản x x x x x x x x x x

Tăng trưởng tài sản x x x

Tăng trưởng doanh thu x

Nợ ngắn hạn/Tổng nợ x Tổng nợ/VCSH x x Tỷ lệ trả lãi vay x Vòng quay tài sản x x Số năm hoạt động x Tài sản hữu hình x

Khả năng tăng trưởng x

Quy mơ cơng ty x x

Biến phụ thuộc:

Hiệu quả hoạt động

ROA x x x x x x x x ROE x x x x x x x x x ROI x EPS x x Tobin’s Q x x Biến kiểm sốt

Quy mơ cơng ty x x x x

Chỉ số tăng trưởng tài sản x x

Chỉ số tăng trưởng doanh thu x x

Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài

sản (Vòng quay tài sản) x x

Cấu trúc tài sản x

Số năm hoạt động x x

trước đây, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

- Đối với việc đo lường CTV của Công ty, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 13 giá trị riêng biệt. Điều đó cho thấy việc đánh giá giá trị đo lường biến CTV được các nhà nghiên cứu quan tâm và lựa chọn. Trên cơ sở thống kê tần suất sử dụng các giá trị đo lường cho thấy hầu hết các tác giả nghiên cứu đều có sự trùng lặp trong việc lựa chọn các giá trị là Tỷ lệ STD, Tỷ lệ LTD, Tỷ lệ TD (Ahmad và cộng sự (2012), Salim (2012), Tailab (2014), Bùi và Nguyễn (2016), Bùi (2021)). Đối với các thang đo còn lại (AG, Nợ ngắn hạn/Tổng nợ, VCSH/Tổng tài sản, Tổng nợ/VCSH, Tỷ lệ trả lãi vay, Vòng quay tài sản, Số năm hoạt động, Tài sản hữu hình, Khả năng tăng trưởng, SIZE) ít nghiên cứu thực hiện hoặc bị trùng lặp tại biến kiểm sốt.

Sau khi đánh giá, phân tích số liệu sơ bộ từ các công ty tại Việt Nam, do đa số nguồn vốn tiếp cận của doanh nghiệp là vốn vay từ ngân hàng dưới hình thức bổ sung nguồn vốn lưu động (vay ngắn hạn) và/hoặc vay dài hạn để tài trợ cho các dự án, mở rộng quy mơ, đầu tư tài sản cố định (máy móc, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị). Do đó, việc sử dụng dữ liệu khai thác từ tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản, nợ dài hạn/tổng tài sản và tổng nợ/tổng tài sản sẽ phản ánh chính xác hơn nguồn sự hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp, và cơ cấu cấu trúc vốn của doanh nghiệp sử dụng.

Trên cơ sở đó, đối với Biến độc lập: CTV sẽ được tác giả lựa chọn đo lường bằng các giá trị sau:

+ Tỷ lệ STD; + Tỷ lệ LTD; + Tỷ lệ TD.

- Trong việc lựa chọn biến đo lường HQHĐ, các nhà nghiên cứu sử dụng tổng cộng 05 giá trị (ROA, ROE, ROI, EPS và Tobin’s Q), trong đó:

tâm, vì nó là cơ sở để đánh giá HQHĐ của một công ty, giúp nhà quản trị nhận định được việc điều hành cơng ty thơng qua kiểm sốt dịng vốn, sử dụng tài sản và vốn của doanh nghiệp có đang thật sự hiệu quả và là tiêu chí để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, bỏ vốn góp vào một cơng ty.

ROA được Ashraf và cộng sự (2009) lựa chọn đo lường HQHĐ. Đây là chỉ số giúp đánh giá việc đầu tư của công ty đã thực hiện, giúp nhà quản trị nhìn nhận được mức sinh lời từ việc đầu tư vào một danh mục đã lựa chọn và làm cơ sở cho những quyết định đầu tư trong tương lai.

EPS (tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu) là khoản lợi nhuận mà cổ đông kiếm được khi bỏ ra 1 đồng vốn góp cho cơng ty. Giá trị này giúp cổ đơng dễ dàng nhìn thấy được mức sinh lợi bản thân nhận được khi công ty hoạt động có hiệu quả. Giá trị được nhà nghiên cứu Salim (2012), Trần và cộng sự (2017) sử dụng để đo lường HQHĐ.

Tobin’s Q (được Salim (2012), Bùi và Nguyễn (2016) sử dụng trong nghiên cứu) là chỉ số giá trị thị trường để đánh giá HQHĐ của công ty, đo lường bằng (Giá trị thị trường của cổ phần và Tổng nợ)/Giá trị sổ sách của tổng tài sản.

Thông qua bảng thống kê, giá trị ROA và ROE được 07/10 nhà nghiên cứu sử dụng cả 02 giá trị để đo lường HQHĐ, 03/10 nhà nghiên cứu sử dụng một trong hai giá trị trên. Ngoài ra, dựa trên mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, tác giả sử dụng đo lường HQHĐ của công ty bằng 02 biến:

+ ROA + ROE

- Thêm vào đó, để tránh trường hợp thiếu biến trong mơ hình và căn cứ vào những nghiên cứu trước đây, tác giả bổ sung một số biến kiểm soát bao gồm:

+ SIZE; + Chỉ số AG;

Hiệu quả hoạt động của cơng ty

ROA

* Mơ hình nghiên cứu:

Sơ đồ 11. Mơ hình nghiên cứu* Các giả thuyết liên quan * Các giả thuyết liên quan

Đối với mối quan hệ giữa tỷ lệ STD và HQHĐ của Công ty, theo lý thuyết Modigliani và Miller (1963) cho rằng vay nợ càng nhiều sẽ mang lại lợi ích cho HQHĐ của cơng ty; bên cạnh đó, Ahmad và cộng sự (2012), Tailab (2014) cũng cho rằng có tác động cùng chiều giữa tỷ lệ STD và HQHĐ của Công ty. Ngược lại, Salim (2012) khi nghiên cứu lại cho rằng tỷ lệ STD tác động ngược chiều HQHĐ khi đo lường bằng ROA và ROE. Nghiên cứu Bùi và Nguyễn (2016) cũng cho rằng tỷ lệ STD tác động

Vòng quay tài sản Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng tài sản Quy mô công ty

Tổng nợ Tổng tài sản Nợ dài hạn Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Tổng tài sản ROE

ngược chiều HQHĐ được đo lường bằng giá trị ROE. Đồng quan điểm về tác động ngược chiều giữa tỷ lệ STD và HQHĐ tại nghiên cứu của Bùi (2021) nhưng khi đo lường HQHĐ bằng ROA. Tác giả kỳ vọng tỷ lệ STD tác động cùng chiều với HQHĐ. Giả thuyết được đặt ra như sau:

H1: Tỷ lệ STD tác động thuận chiều với HQHĐ của công ty.

Nghiên cứu Ahmad và cộng sự (2012) chứng minh rằng tỷ lệ LTD có tác động cùng chiều với hiệu quả của công ty khi đo lường bằng ROA và ROE. Tuy nhiên, nghiên cứu của Salim (2012), Tailab (2014) lại khẳng định ngược lại. Khi nghiên cứu HQHĐ bằng giá trị ROE, Bùi và Nguyễn (2016) cho kết quả CTV có ảnh hưởng ngược chiều với HQHĐ. Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H2: Tỷ lệ LTD tác động ngược chiều với HQHĐ của công ty.

Tương tự, tại nghiên cứu Ashraf và cộng sự (2009), Ahmad và cộng sự (2012) cho rằng có tác động cùng chiều giữa tỷ lệ TD và HQHĐ. Tuy nhiên, nghiên cứu Salim (2012), Tailab (2014), Bùi và Nguyễn (2016), Trần và cộng sự (2017), Đàm và Đỗ (2019), Phạm và Hồ (2021), Bùi (2021) lại cho kết quả ngược lại. Dựa trên kết quả các nghiên cứu này, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H3: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản tác động ngược chiều với HQHĐ của cơng ty.

Các cơng ty có quy mơ càng lớn thường có thời gian hình thành lâu đời, thương hiệu, uy tín và được nhiều người biết đến; bên cạnh đó, giá trị tài sản, quy mơ tài sản, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật được tận dụng tối đa so với nhưng cơng ty có quy mơ nhỏ. Khi nghiên cứu thực nghiệm, Ahmad và cộng sự (2012), Salim (2012), Tailab (2014), Bùi và Nguyễn (2016), Trần và cộng sự (2017), Phạm và Hồ (2021), Bùi (2021) cùng cho kết quả rằng SIZE có tác động cùng chiều với HQHĐ của cơng ty. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết.

Cơng ty sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh nhờ vào mức AG. Nghiên cứu Tailab (2014), Trần và cộng sự (2017) khẳng định cơng ty có mức AG cao sẽ giúp HQHĐ của cơng ty gia tăng nhiều hơn. Dựa trên các nghiên cứu này, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H5: Chỉ số AG tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty.

Cơ hội phát triển của cơng ty cịn chịu ảnh hưởng bởi khả năng SG, bởi cơng ty có thể tạo ra lợi nhuận từ đầu tư giúp gia tăng giá trị, HQHĐ. Nghiên cứu Muritala (2012) đã đưa ra kết luận tương tự.

H6: Chỉ số SG tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty

Hiệu quả của việc quản lý của cơng ty có thể được đo bằng cách thức và phương pháp sử dụng các tài sản của công ty để mang lại nguồn lợi nhuận (Muritala (2012)). Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản có thể gọi là vịng quay tài sản, thể hiện hiệu quả việc tạo ra doanh tư từ tài sản vốn có của cơng ty. Nếu cơng ty có vịng quay tài sản càng nhanh thì chứng tỏ cơng ty đã có hiệu quả trong việc tận dụng tài sản để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Bùi (2021) cho rằng tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty. Dựa trên các nghiên cứu trên, tác giả đặt ra giả thuyết như sau:

H7: Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết đã đề ra bao gồm nội dung chính là thiết kế quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp xử lý số liệu và thang đo chính thức.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu gồm hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng).

Bước 1, tác giả sơ lược lý thuyết liên quan CTV và HQHĐ của cơng ty để tìm ra lỗ hổng lý thuyết. Từ đó, đề ra mục tiêu nghiên cứu về CTV, HQHĐ của công ty và mối quan hệ giữa CTV với HQHĐ của công ty.

Bước 2, tác giả tìm hiểu lý thuyết về các khái niệm CTV, HQHĐ của công ty, mối quan hệ giữa CTV - HQHĐ của công ty và kết quả các nghiên cứu trước đây có liên quan. Trên cơ sơ đó, tác giả hình thành nên mơ hình nghiên cứu đề xuất.

Bước 3, số liệu chính thức được đưa vào xử lý bằng dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dữ liệu làm sạch và xử lý bằng phần mềm Stata, sau đó tiến hành các bước mơ tả dữ liệu, kiểm định độ tin cậy, phân tích tương quan giữa các biến, ước lượng mơ hình và kiểm định mơ hình phương pháp hồi quy theo phương pháp Pooled OLS với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.2.

Bước 4, các kết quả thu được sau khi xử lý sẽ được phân tích và kết luận mục tiêu nghiên cứu có đạt được hay khơng.

Bước 5, các gợi ý, hàm ý quản trị cho nhà quản trị tài chính được đúc kết từ thảo luận kết quả thu được.

3.2. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Tác giả thu thập lý thuyết và kết quả về những nghiên cứu có liên quan đến những khái niệm: CTV, HQHĐ của công ty và mối quan hệ giữa CTV và HQHĐ của công ty. Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp và khái quát hoá định nghĩa về những khái niệm liên quan và mối quan hệ giữa chúng. Dễ dàng nhận thấy rằng, có mối quan hệ tương quan giữa CTV và HQHĐ của cơng ty nhưng mối quan hệ tích cực hay tiêu cực thì kết quả cịn khác nhau giữa các nghiên cứu. Tác giả nhận định sự khác nhau về mặt kết quả đến từ bối cảnh, ngành nghề, lĩnh vực các doanh nghiệp được lựa chọn để nghiên cứu. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa CTV với HQHĐ tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức.

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu chính thức và giả thuyết nghiên cứu3.2.2.1. Mơ hình nghiên cứu 3.2.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trước đây đã đóng góp được một lượng cơ sở lý thuyết nhất định để nói về CTV và HQHĐ của cơng ty, nhưng trong các bài nghiên cứu trước còn chưa hệ thống lại cơ sở lý thuyết. Thêm vào đó, các kết quả của từng nghiên cứu chưa thực sự đồng nhất. Trong đó dữ liệu dử dụng của các nghiên cứu thường giới hạn, chưa nói lên được tầm quan trọng của CTV ảnh hưởng như thế nào đên HQHĐ của công ty.

Sau khi nghiên cứu sơ bộ, tác giả có được mơ hình nghiên cứu chính thức bao gồm hai biến phụ thuộc, ba biến độc lập và bốn biến kiểm soát.

Hai biến phụ thuộc dùng đo lường HQHĐ của công ty là ROA và ROE, đây là thước đo hiệu quả tài chính được áp dụng rộng rãi, tương tự như những nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2012), Salim (2012), Tailab (2014), Trần và cộng sự (2017), Phạm và Hồ (2021), Bùi (2021) và Đàm và Đỗ (2019). Trong đó, ROA có thể coi là thước đo sự hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng tài sản trong công ty, ROA được tính

bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. ROE được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho tổng nguồn VCSH.

gồm:

- Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (STD), - Tỷ lệ nợ dài hạn/Tổng tài sản (LTD), - Tỷ sổ tổng nợ/Tổng tài sản (TD).

Các biến độc lập để đại diện cho CTV có liên quan mật thiết với nhau về cơng thức tính tốn (Bùi, 2021) nên để tránh hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình, tác giả tiến hành tách mơ hình nghiên cứu thành bốn mơ hình riêng lẻ tương ứng với ba biến độc lập.

Bốn biến kiểm soát bao gồm: SIZE, SG, AG, EFF

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 34 - 45)

w