Kết quả hồi quy Mơ hình 4 TD tác động lên ROE

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 67)

Number of obs = 3,430 Adj R-sq 0.1392

R-sq 0.1405 Prob > F = 0.0000

coef Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

TD -0.0960 0.0117 -8.2300 0.0000 -0.1189 -0.0731

SIZE 0.0115 0.0018 6.5500 0.0000 0.0081 0.0150

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả mơ hình hồi quy cuối cùng này sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy giá trị thống kê P (F-Statistic) của mơ

hình là 0,000 có nghĩa là hệ số hồi quy R2 của mơ hình đều khác 0, mơ hình trong bài

nghiên cứu phù hợp. Hệ số R2 hiệu chỉnh của mơ hình 1 có giá trị 13,92% - có nghĩa là

sự biến thiên của các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 13,92% sự biến thiên của biến phụ thuộc ROE.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số beta chuẩn hố của biến TD mơ hình 4 có giá trị âm, kết luận TD có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Kết quả nghiên cứu này khẳng định giả thuyết H4b khi giả thuyết H4b dự đốn rằng TD có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Hệ số tác động đạt giá trị -0,096 có ý nghĩa khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì khi tăng 1 đơn vị trên Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản sẽ kéo theo giảm 0,096 đơn vị Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE). Kết quả này giống với những nghiên cứu trước như Muritala (2012), Ahmad và cộng sự (2012), Bùi và Nguyễn (2016), Đỗ và Đàm (2019). Từ kết quả này có thể nhận thấy các doanh nghiệp càng vay nợ nhiều thì ROE sẽ giảm. Như đã phân tích ở những phần trên, hầu hết các doanh nghiệp trong bài nghiên cứu đều có tỷ lệ nợ vay khá cao (trên 50% vốn sở hữu), dẫn đến chi phí kiệt quệ tài chính đã vượt mức lợi ích từ lá chắn thuế khiến lợi nhuận suy giảm.

4.4. Tổng hợp kết quả hồi quy của mơ hình và kết luận giả thuyết nghiên cứu

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tất cả các chỉ số CTV bao gồm: Tỷ lệ STD, Tỷ lệ LTD và Tỷ lệ TD có mối quan hệ ngược chiều với ROA và ROE. Điều này có nghĩa là khi tăng tỷ lệ vay nợ thì HQHĐ kém đi. Điều này cũng cho thấy rằng nợ ngắn hạn thì ít tốn kém chi phí hơn nhưng các doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả các

đo lường qua chỉ số ROA và ROE. Các doanh nghiệp vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động trong khi tài sản cố định được đầu tư từ các nguồn vay dài hạn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi tài sản tăng thêm đó thành lợi nhuận tương đương lại chưa được thực hiện. Mối quan hệ ngược chiều này cũng cho thấy rằng doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều vốn vay hơn trong khi lợi nhuận lại chưa tăng trưởng ở mức tương xứng.

Nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ chi phí sử dụng vốn vay (lãi suất vay ngắn hạn và dài hạn) hiện cao hơn mức sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Một nguyên nhân nữa có thể đến từ tỷ lệ vốn vay quá cao trong vốn chủ sở hữu khiến cho phần lợi ích lá chắn thuế khơng đủ bù đắp cho chi phí lãi vay khiến kiệt quệ tài chính, suất sinh lợi ROA và ROE giảm sút. Hoặc có thể do doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không đúng nguồn, lấy các nguồn vay lãi cao để trả cho các tài sản ngắn hạn khiến càng về lâu về dài gánh chịu chi phí quá lớn.

Mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và tỷ suất sinh lợi ROA

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cả bốn mơ hình hồi quy, các biến kiểm soát bao gồm: SIZE, AG, SG, EFF đều có hệ số tương quan dương và có ý nghĩa thống kê, kết luận các biến kiểm sốt có mối tương quan thuận chiều với HQHĐ của công ty (đo lường thông qua ROA và ROE).

Đối với Quy mô, kết quả hồi quy cho thấy SIZE có tác động cùng chiều tới ROA.

H4 được chấp nhận, củng cố mối liên hệ cùng chiều giữa SIZE và HQHĐ của công ty: Một sự gia tăng trong quy mô kéo theo sự tăng trưởng về tỷ suất ROA. Kết quả nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu trước của Muritala (2012), Ahmad & cộng sự (2012), Le & Phung (2013), Bùi & Nguyễn (2016), Trần & cộng sự (2017), Đỗ & Đàm (2019), Trần & Nguyễn (2020). Vì vậy, lợi thế quy mơ là một yếu tố quan trọng, quyết định tích cực lên HQHĐ. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có hoạt động sản xuất

nhà cung cấp và nhà phân phối.

Đối với Tăng trưởng doanh thu, Tăng trưởng tài sản thì mối quan hệ giữa AG,

SG cùng chiều với HQHĐ của công ty (đo lường bằng ROA và ROE). Kết quả nghiên cứu này chấp nhận giả thuyết H5, H6 và tương tự như kết quả của Muritala (2012), Đoàn (2014), Bùi & Nguyễn (2016), Trần & cộng sự (2017). Theo Zeitun & Tian (2007) và Abor (2005). Như vậy, AG và SG là yếu tố tích cực quyết định đối với HQHĐ của cơng ty trong mẫu nghiên cứu. Điều này có nghĩa là AG và SG thúc đẩy sự gia tăng ROA và ROE. Việc mở rộng tài sản và doanh thu của mình giúp doanh nghiệp có thêm nguồn thu để trang trải chi phí, thu hút thêm nhiều khách hàng, tạo uy tín trên thị trường và cơ sở để có áp lực thanh tốn đối với nhà cung cấp cũng như kênh phân phối, góp phần nâng cao HQHĐ kinh doanh.

Đối với yếu tố Tỷ lệ Doanh thu trên tổng tài sản, mối quan hệ giữa EFF và

HQHĐ của công ty (ROA và ROE) là cùng chiều, có ý nghĩa sự gia tăng Tỷ lệ EFF sẽ kéo theo tăng trưởng ROA, ROE. Giả thuyết H7 được chấp nhận, tương tự như kết quả của Muritala (2012), Onaolapo & Kajola (2010), Trần & cộng sự (2017), Đỗ & Đàm (2019). Điều này dễ dàng nhận thấy tương tự như những phân tích ở các yếu tố ở trên, doanh thu lớn hơn tài sản và tỉ lệ này càng tăng sẽ càng có lợi cho HQHĐ cơng ty.

Như vậy, nghiên cứu này cho thấy Quy mô, Tốc độ tăng trưởng tài sản, Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản là những yếu tố quyết định quan trọng, tác động tích cực lên HQHĐ của cơng ty. Các doanh nghiệp lớn có thể tận hưởng được lợi thế từ quy mô, kinh nghiệm và khả năng của họ để tiếp cận thông tin, công nghệ. Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn (Trade-off Theory) của DeAngelo và Masulis (1980), tức là những doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay mượn và sử dụng nhiều nợ vay hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.

Giả thuyết Nội dung Kết quả

H1a Tỷ lệ STD có mối quan hệ thuận chiều với ROA Bác bỏ

H1b Tỷ lệ STD có mối quan hệ thuận chiều với ROE Bác bỏ

H2a Tỷ lệ LTD có mối quan hệ ngược chiều với ROA Chấp thuận

H2b Tỷ lệ LTD có mối quan hệ ngược chiều với ROE Chấp thuận

H3a Tỷ lệ TD có mối quan hệ ngược chiều với ROA Chấp thuận

H3b Tỷ lệ TD có mối quan hệ ngược chiều với ROE Chấp thuận

H4 SIZE tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty Chấp thuận

H5 Tăng trưởng tài sản tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty Chấp thuận

H6 SG tác động cùng chiều đối với HQHĐ của công ty Chấp thuận

H7 Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản tác động cùng chiều

đối với HQHĐ của công ty Chấp thuận

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét tác động của CTV đến HQHĐ của Công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020. Nghiên cứu này tập hợp số lượng mẫu là 387 công ty theo phương pháp đo lường hiệu quả tài chính, đó là ROA và ROE. Bài nghiên cứu thực hiện hồi quy Pooled OLS để kiểm định mơ hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quyết định CTV là quyết định quan trọng và có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐ của cơng ty.

Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các chỉ số CTV có mối quan hệ ngược chiều với ROA và ROE , điều này khơng có nghĩa các doanh nghiệp bỏ qua hoàn toàn ý nghĩa về việc đi vay nợ để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đối với nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thì tốn kém chi phí và do đó tác động ngược chiều đến HQHĐ của công ty đo lường qua chỉ số ROA và ROE. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ, xuất hiện khả năng rủi ro về tài chính thể hiện như sau: doanh nghiệp sử dụng vốn vay kém hiệu quả hay nền kinh tế bất lợi cho doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ sẽ tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc khi doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn lãi và nợ vay đến hạn dẫn đến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, lợi ích của nợ dài hạn đó là lá chắn thuế của lãi suất và nợ dài hạn làm giảm chi phí đại diện. Thực tế là, dịng tiền doanh thu từ kinh doanh có vẻ chưa đủ để tài trợ vốn lưu động hoặc tài trợ cho các mục đích mở rộng kinh doanh, nên các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nguồn vốn vay dài hạn để tài trợ cho các nhu cầu tài sản ngắn hạn bên cạnh việc mua sắm tài sản cố định. Thực tế này dẫn đến chi phí sử dụng vốn quá cao, cao hơn mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dẫn đến ảnh hưởng xấu lên ROA và ROE. Do đó, các nhà quản lý cơng ty phải sử dụng hiệu quả hơn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, hạn chế sử dụng nguồn vay mượn để tài trợ cho các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.

phóng hàng tồn kho có thể bị phụ thuộc bởi chất lượng dịch vụ logistics quá yếu kém ở Việt Nam khi mà chi phí logistics quá cao - điều này phản ánh sự gia tăng chi phí vận chuyển, phân phối, kho vận, vận hành đường bộ, cảng biển… Kéo theo số lượng hàng hoá tồn kho phải lớn hơn nhu cầu thực tế, dẫn đến tồn đọng vốn và chậm trễ trong việc xử lý hàng tồn kho. Điều này làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của bản thân doanh nghiệp.

Khi phải đi vay nợ với lãi suất cao, tiền mặt từ các nguồn thu trong vốn lưu động sẽ vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Quản trị tốt dòng tiền cũng là một lợi thế cạnh tranh trong quản trị doanh nghiệp, vì sử dụng tiền mặt và vốn lưu động hiệu quả để chi trả cho các hoạt động thường ngày thì doanh nghiệp đỡ phải gánh áp lực đi vay vốn, trả lãi định kỳ. Do đó, để phát triển bền vững thì khi các nhà quản trị hoạch định chiến lược cho tương lai cũng cần phải chú trọng đến quản trị lưu chuyển tiền tệ bên cạnh các kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự toán ngân sách…

Nghiên cứu cũng cho thấy Quy mô Công ty, Tốc độ tăng trưởng tài sản, Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản là những yếu tố quyết định quan trọng đối với HQHĐ của cơng ty, nhà quản trị cần có chiến lược tận dụng tối đa lợi thế vốn có về quy mơ, tăng trưởng tài sản hay giá trị doanh thu trên tổng tài sản mà doanh nghiệp đang có hoặc tìm biện pháp để gia tăng những yếu tố trên để góp phần tạo đà cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Việc tăng doanh thu giúp doanh nghiệp có nguồn để trang trải các khoản chi phí, để tái sản xuất mở rộng nhằm tạo điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút thêm nhiều khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

một số hàm ý để gia tăng HQHĐ:

- Cấu trúc vốn càng tăng thì kéo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đi xuống,

do đó các doanh nghiệp cần cân nhắc tỷ nợ nợ vay như thế nào là hợp lý trên tổng nguồn vốn của mình. Vay nợ bất chấp khả năng trả lãi và gốc, khả năng lưu chuyển tiền tệ kéo theo hệ luỵ về kiệt quệ tài chính nhanh chóng thay vì được hưởng lợi lá chắn thuế. Khơng phải lúc nào vay nợ thật nhiều mới là tốt mà còn xem xét khi chi phí vượt quá lợi ích nhận được thì phải dừng lại.

- Những bất cập trong cấu trúc vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà doanh nghiệp có được. Trong cơ cấu vốn vay, tỷ trọng vốn vay dài hạn thấp trong tổng vốn vay, vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn vay của doanh nghiệp đã làm hạn chế khả năng đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời nếu kiểm sốt khơng tốt dễ dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định những hoạt động kinh doanh nào mà nguồn vốn tự có của doanh nghiệp khơng đủ đáp ứng hoặc nếu sử dụng nguồn vốn vay thì sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn để đưa ra các quyết định. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc về tỷ lệ giữa vốn vay dài hạn và vay ngắn hạn đảm bảo việc đầu tư mang lại hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

-Các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể về lưu chuyển tiền tệ, hạn chế việc sử

dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh thường ngày, rà sốt lại những khoản nợ phải trả, có thể phân loại theo từng nhóm đối tượng phải trả như: Các khoản phải trả người lao động, phải trả nhà cung cấp, vay ngân hàng ngắn và dài hạn, các khoản trả lãi định kỳ, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước… Sau đó, sắp xếp theo thời hạn phải trả để chủ động sắp xếp nguồn tiền, hạn chế phải dùng các khoản trả

- Vì sử dụng vốn vay gia tăng chi phí lãi suất nhưng cũng khơng thể bỏ qua nguồn vốn này, chỉ có thể hạn chế các khoản vay lãi cao và bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quản lý tốt vốn lưu động của mình bằng nhiều cách: nâng cao năng lực quản lý nợ, tạo áp lực với nhà phân phối; cắt giảm những chi phí khơng cần thiết.

Bên cạnh đó, ở một số ngành nghề có tồn kho như kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, xây dựng, công nghiệp, hố phẩm…. cần tối ưu chuỗi cung ứng, giải phóng hàng tồn kho nhanh hơn bằng cách lựa chọn đối tác logistics chất lượng, tự phát triển để chủ động logistics để có nguồn vốn lưu động dồi dào hơn, giảm bớt dựa vào vốn vay.

- Nghiên cứu cũng cho thấy những tác động tích cực từ quy mơ cơng ty, tốc độ

AG, SG, tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản đối với HQHĐ doanh nghiệp. Vì thế, các cơng ty nên tìm cách để tăng trưởng cơng ty mọi mặt: Mở rộng quy mô, tăng trưởng tài sản, tăng doanh thu… để tận dụng hết lợi thế mà quy mô đem lại. Khi đạt được quy mô lớn, rõ ràng doanh nghiệp có thể tạo áp lực lên nhà cung cấp để kéo dài thời hạn thanh tốn cũng như xây dựng uy tín vững chắc hơn đối với khách hàng và nhà phân phối. Để đạt được sự tăng trưởng quy mơ, tăng trưởng doanh thu và tài sản thì bản thân doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển - mở rộng bài bản và kế hoạch thực hiện chiến lược đó nghiêm túc. Việc tăng doanh thu và tăng tài sản là điều dĩ nhiên cần thiết để tăng HQHĐ, nhưng tăng như thế nào cho hợp lý cũng cần được cân nhắc. Yếu tố tỉ lệ doanh thu trên tài sản có tác động cùng chiều với HQHĐ cho thấy để làm được điều này, doanh thu phải càng ngày càng lớn và mức tăng phải tăng nhanh hơn tăng tài sản để đảm bảo tỉ số này tăng lên.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong bài nghiên cứu này đưa ra mối quan hệ giữa CTV đo lường qua các Tỷ lệ

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 67)

w