TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
* Bối cảnh nền kinh tế - xã hội đến hoạt động cho vay trong thời gian tới:
+Giá vàng và ngoại hối thay đổi thường xuyên, khó lường.
+Nhà nước điều chỉnh khung giá đất và từng bước tạo ra thị trường bất động sản, giá xăng dầu, sắt thép, xi măng tăng vọt.
+Ngân hàng Thế giới và các Cơ quan Kiểm toán Quốc tế đã cam kết các NHTM thực hiện lộ trình tái cơ cấu Ngân hàng và thực hiện các chuẩn mực quốc tế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói chung.
+Cơ cấu lại doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, văn phòng đại diện với tỷ lệ sở hữu vốn thấp, vay vốn nhiều ngân hàng, nhiều địa điểm; Thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi, xảo quyệt ... Năng lực quản lý, tài chính yếu, nhưng sản xuất kinh doanh đa năng trên nhiều lĩnh vực.
+Nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, trong đó có một số nguồn vốn từ các NHTM.
+Cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, thị phần (cả vốn và dư nợ) giữa các NHTM là điều tất yếu.
+Tác động nghiêm trọng và phức tạp do dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với hoạt động tác nghiệp hàng ngày cũng như đến tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng như ảnh hưởng đến nợ xấu. Thứ nhất là giao dịch hàng ngày của ngân hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nếu như nhân viên, cán bộ VP Bank nhiễm bệnh hoặc trong tình hình dịch căng thẳng khách hàng cũng hạn chế việc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Tiếp đến là dư nợ tín dụng, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp việc tiêu
dung của người dân cũng hạn chế dẫn tới giao dịch giảm, nhu cầu tiết kiệm cao hơn nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó các doanh nghiệp thương mại, sản xuất ứ đọng vốn do dồn vào sản xuất, bán hàng hóa dẫn tới nhu cầu vay vốn tạm thời giảm. Từ đó dư nợ tín dụng có xu hướng ngày càng giảm rõ rệt trong tình hình Covid-19 trước đây và một thời gian của thời kì hậu Covid. Cuối cùng là nợ xấu, Covid-19 xảy ra làm hàng hóa ách tắc, sản xuất kinh doanh đình trệ, chuỗi cung ứng gián đoạn khơng xuất khẩu hàng hóa được làm cho các khách hàng doanh nghiệp đối đầu với tình trạng ứ đọng hàng hóa, ứ đọng vốn, khơng thu được lợi nhuận dẫn tới những khoản vay khó trả được. Tình hình nợ xấu cũng trở nên gia tăng hơn bao giờ. VP Bank cần có chính sách điều chỉnh lãi suất cũng như thời gian cho vay phù hợp giữa tình hình hiện tại để giảm áp lực cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo nguồn vốn tín dụng được thu hồi.
+Cuộc chiến tranh giữa Nga-Ukraina bùng nổ dẫn tới gây ra đình trệ trong hoạt động vận tải hàng không, đường biển và đường sắt. Dẫn tới hàng hóa xuất- nhập khẩu tồn đọng, nguồn vốn của các doanh nghiệp bị ứ lại. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề xoay chuyển vốn là điều khơng tránh khỏi dẫn tới có nhiều doanh nghiệp phá sản, đóng cửa và khơng có khả năng trả nợ tín dụng.
*Định hướng, mục tiêu đến năm 2025: Từ bối cảnh trên HĐQT VP Bank
nhất trí xác định mục tiêu đến năm 2025 là:
+Mục tiêu bao trùm là tập trung toàn ngành, thực hiện các nội dung cốt lõi phù hợp với tiến độ dự án cơ cấu đã được phê duyệt, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hợp lý trong khu vực, đảm bảo tính bền vững, an ninh và lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng và nâng cao hoạt động dịch vụ ngân hàng đủ sức cạnh tranh, tập trung hiện đại hóa cơng tác đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với phương án hiện đại hóa và hội nhập cho những năm tới.
+Mục tiêu cụ thể: Xây dựng hoạt động ngân hàng hiệu quả, ổn định trước tình hình đầy biến động của đại dịch bệnh Covid-19 cũng như cuộc chiến tranh xung đột giữa Nga và Ukraina.
+Chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp là đảm bảo định hướng tiếp cận doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức và danh mục khách hàng; Quảng bá và phát triển các sản phẩm dành cho doanh nghiệp; Giới thiệu các chính sách và thủ tục, đặc biệt là chiến lược tín dụng cho các doanh nghiệp; Tập trung thơng tin về doanh nghiệp; Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử; tăng cường trao đổi mua bán sản phẩm; Phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc VP Bank trong công tác kinh doanh, cùng với việc duy trì thị trường và thị phần, gia hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp, hộ gia đình, mở rộng tín dụng gắn với nâng cao hoạt động tín dụng, lấy hoạt động tín dụng làm thước đo đánh giá năng lực và hiệu quả của cán bộ tín dụng; tăng cường kiểm sốt tín dụng, chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục chính trị tư tưởng ...
+Dư nợ: 900 – 1000 nghìn tỷ, ngoại tệ quy đổi 95 nghìn tỷ (tăng trưởng từ 25 – 30% so với năm 2021).
+Nguồn vốn: 1625 nghìn tỷ trong đó huy động từ dân cư 488 nghìn tỷ, ngoại tệ quy đổi 306 nghìn tỷ.
+Tỷ lệ NQH < 2%.
+Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn: 35 – 40% đạt 292 nghìn tỷ. +Phấn đấu chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào là + 0,35 %.