Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả

Một phần của tài liệu LÊ XUÂN THÀNH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH hóa năm 2018 LUẬN văn dược sỹ CHUYÊN KHOA cấp II (Trang 39)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn thu thập:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu[6]. Hồi cứu nguồn số liệu thứ cấp thơng qua các tài liệu sẵn có trong năm 2018: Báo cáo Nhập – xuất – tồn, Báo cáo tài chính thuốc sử dụng tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018, Bệnh án được lưu tại phòng KHTH.

Bước 2: Xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu (phụ lục 1.2)

2.2.4. Mẫu Nghiên cứu

2.2.4.1. Cỡ mẫu cho mục tiêu 1:

Toàn bộ 75 khoản mục thuốc đã được s ử dụng tại bệnh viện năm 2018.

2.2.4.2. Cỡ mẫu cho mục tiêu 2:

Số lượng bệnh án được tính theo cơng thức cỡ mẫu ước tính giá trị tỷ lệ trong quần thể: 2 2 ) 2 / 1 ( ) 1 ( d P P Z n   

n: là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu

P: là tỷ lệ ước tính bệnh án có chỉ định điều trị vảy nến dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử. Cho P=0,5; khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa.

d: là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể ( theo ước tính của người nghiên cứu). Chọn d=0,1

: Mức độ tin cậy. Chọn = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%

) 2 / 1

(

Z : Hệ số tin cậy phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1- /2). Tra bảng ta có Z(1/2)= 1,96.

Thay vào cơng thức tính được n=96,04

29

2.2.4.3. Chọn mẫu:

Mục tiêu 1: DM Thuốc được sử dụng tại bệnh viện Da liễu Thanh Hóa

năm 2018.

Mục tiêu 2: Bệnh án bệnh nhân được điều trị nội trú bệnh vảy nến

được lưu tại phòng KHTH.

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu 2.2.5.1. Xử lý số liệu 2.2.5.1. Xử lý số liệu

Số liệu được mã hóa bằng các số tự nhiên 1, 2, 3…, nhập bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Số liệu được phân tích trên phần mềm Excel 2013, Microsoft Word 2013. Sử dụng phương pháp tính tốn các tỷ lệ %, giá trị trung binh

2.2.5.2. Phân tích số liệu

Mục tiêu 1: “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

Da liễu Thanh Hóa năm 2018”.

Dữ liệu về danh mục thuốc sử dụng năm 2018 tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa, từ dữ liệu quản lý bệnh viện, các thơng tin được thu thập tại Phụ lục 1

Bảng 2.12. Bảng danh mục thuốc sử dụng năm 2018 tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa STT Tên thuốc Hoạt chất Nồng độ, hàm lượng Đường dùng Đơn vị tính Số lượng xuất Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)

30

Như dữ liệu của bệnh viện cung cấp chỉ có các trường dữ liệu: TT, Tên thuốc, Hoạt chất, Hàm lượng, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền. Để phục vụ mục tiêu trong nghiên cứu này ta cần có biểu mẫu thu thập số liệu và cần thêm các trường dữ liệu sau:

- Phân loại: Dựa vào TT40 và TT05 ta phân các sản phẩm thành 2 loại là

Tân dược và Đông y, thuốc từ dược liệu – ứng với giá trị của cột Phân loại.

- Nguồn gốc xuất xứ: Dựa vào thông tin Số ĐK/GPNK ta xác định sản

phẩm là NK hay SXTN.

- Phân loại tân dược: Thuốc Tân dược sẽ được chia làm 2 loại biệt dược

gốc (BDG) và thuốc Generic. Thuốc được xếp vào loại BDG nếu có tên trong danh mục thuốc biệt dược gốc được công bố trên website của Cục Quản lý Dược qua các đợt, thuốc khơng có trong danh mục xếp loại Generic.

- Phân nhóm Generic: Theo thơng tư 11, chia các thuốc generic thành

5 nhóm.

- Đường dùng: Phân loại theo đường dùng ngoài, đường uống và đường

tiêm truyền.

- Thành phần: Phân loại theo đơn và đa thành phần. Đơn thành phần trả

kết quả “1”, đa thành phần trả kêt quả “2”.

- Nhóm tác dụng dược lý: Dựa vào TT40 và TT05, phân các thuốc tân

dược vào 27 nhóm TDDL, phân các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu vào 11 nhóm tác dụng y lý.

- Nước sản xuất. Là nước sản xuất ra thuốc nghiên cứu

Ta thu được biểu mẫu thu thập số liệu: Phụ lục 1

Bước 2: Phân tích theo các chỉ số cần nghiên cứu

Mục tiêu 1:

a. Cơ cấu chi phí tiền thuốc và chi phí khơng phải thuốc

Dựa vào báo cáo tài chính của bệnh viện, ta tính được chi phí cho tiền thuốc, và các chi phí khác theo giá trị và tỷ lệ %.

31

b. Cơ cấu thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:

Chia các sản phẩm thành nhóm tân dược và nhóm đơng y, thuốc từ dược liệu. Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ %.

c. Cơ cấu thuốc tân dược theo phân loại nhóm TDDL:

Chia các hoạt chất thành các nhóm TDDL khác nhau căn cứ theo TT40. Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ %.

d. Cơ cấu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo phân loại nhóm TD y lý:

Chia các hoạt chất thành các nhóm theo tác dụng y lý khác nhau căn cứ theo TT05. Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ %.

e. Cơ cấu thuốc theo phân loại nguồn gốc xuất xứ:

Dựa vào dữ liệu nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm, phân thành 2 nhóm:

1. Thuốc sản xuất trong nước (SXTN). 2. Thuốc nhập khẩu (NK).

Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi nhóm.

f. Cơ cấu thuốc tân dược theo nguồn gốc xuất xứ

Dựa vào thành phần hoạt chất của từng thuốc xác định thuốc đơn thành phần hay đa thành phần. Từ đó xác định khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi loại.

g. Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo Biệt dược gốc và thuốc Generic 1. Thuốc tân dược là biệt dược gốc

2. Thuốc tân dược là thuốc Generic

Xác định khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi loại

h. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân loại đường dùng:

Căn cứ vào đường dùng của thuốc để phân chia thành:

1. Đường dùng ngoài 2. Đường uống

32

Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi loại.

i. Cơ cấu DMT sử dụng theo phân hạng A,B,C

Căn cứ vào giá trị của thuốc để phân chia thành:

1. Thuốc hạng A: Có tổng giá trị khoảng 80% 2. Thuốc hạng B: Có tổng giá trị khoảng 15% 3. Thuốc hạng C: Có tổng giá trị khoảng 5%

Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi loại.

j. Cơ cấu DMT sử dụng trong nhóm A theo từng nhóm thuốc cụ thể

Từng nhóm thuốc cụ thể trong thuốc nhóm A tính theo số lượng và tỷ lệ % của từng nhóm thuốc cụ thể so tổng DMT

k. Cơ cấu DMT sử dụng theo V,E,N

Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện, nhóm nghiên cứu tiến hành phân loại VEN các thuốc trong danh mục thuốc theo các tiêu chí sau:

1. Các thuốc sống còn (Vital -V): các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc cho điều trị các bệnh Da liễu, ví dụ: Adrenalin, Adalat, Dimedrol…

2. Gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nặng nhưng khơng nhất thiết cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản.

ví dụ: Potriolac, Medrol, Chamcromus 0,03% …

3. Các thuốc không thiết yếu (Non Essential-N): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng tương xứng với lợi ích lâm sàng của điều trị các bệnh Da liễu, ví dụ: Calcium lactate 300 Tablets, 3B-Medi, Cynaphytol, Bổ gan P/H...

Xác định số khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi nhóm.

33

Căn cứ vào phần mềm Final trong Excell sau khi nhập dữ liệu cho ra kết quả số liệu phân tích theo ma trận ABC/VEN theo khoản mục, giá trị và tỷ lệ % của mỗi nhóm.

2. Cơ cấu DMT sử dụng nhóm AN theo từng thuốc cụ thể

Căn cứ vào ma trận ABC/VEN ta thống kê từng thuốc cụ thể nhóm AN, số lượng, giá trị và tỷ lệ % của từng thuốc trong nhóm.

Mục tiêu 2:

Các chỉ tiêu nghiên cứu mục tiêu 2:

Đặc điểm chung về bệnh nhân:

- Tuổi: Độ tuổi trung bình.

- Giới tính: Tỷ lệ % giới tính nam hoặc nữ.

- Thể bệnh vảy nến: Tỷ lệ % các thể bệnh vảy nến.

Đặc điểm bệnh mắc kèm: Số bệnh mắc kèm; tỷ lệ % các bệnh mắc kèm

thường gặp.

Đặc điểm về thuốc điều trị bệnh vảy nến:

- Số thuốc trong đơn điều trị bệnh vảy nến: Số lượng trung bình của các

loại thuốc tại chỗ, tồn thân, thuốc hỗ trợ điều trị và thuốc điều trị bệnh mắc kèm trong đơn điều trị vảy nến.

- Tỷ lệ các thuốc sử dụng ở bệnh nhân điều trị vảy nến: Tỷ lệ % bệnh án

có sử dụng các loại thuốc điều trị vảy nến (tại chỗ hoặc toàn thân), thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến và thuốc điều trị bệnh mắc kèm.

- Các loại thuốc corticosteroid: Tỷ lệ % bệnh án có sử dụng các loại

thuốc corticosteroid được sử dụng trong điều trị vảy nến.

Đặc điểm tương tác thuốc trong điều trị vảy nến

- Tương tác thuốc: Tỷ lệ % bệnh án có ít nhất 1 tương tác thuốc; Tỷ lệ % các loại tương tác theo các mức độ chống chỉ định, nặng, trung bình và nhẹ; Tỷ lệ % các loại tương tác thuốc liên quan đến thuốc điều trị vảy nến sử dụng đường toàn thân

34

Đặc điểm về chi phí điều trị:

- Chi phí điều trị chung: Tổng chi phí trung bình cho một năm điều trị

(bao gồm chi phí tiền thuốc, xét nghiệm, quang trị liệu và các chi phí khác).

- Tỷ trọng của thuốc điều trị vảy nến: Tỷ trọng trung bình của chi phí

dành cho các loại thuốc điều trị vảy nến so tổng chi phí chí chung.

Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc điều trị vảy nến

Thang PASI là thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến. Tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa, thang điểm này cũng đang được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý này. Chỉ số PASI được đánh giá tại các thời điểm: trước điều trị, sau mỗi đợt kết thúc thời gian điều trị nội trú.

Mức độ hiệu quả điều trị của bệnh nhân được xác định dựa trên (1) phần trăm giảm điểm PASI phân loại theo 5 mức độ: kém, vừa, khá, tốt và rất tốt (bảng 1.2).

Bệnh nhân được đánh giá đạt hiệu quả điều trị tối thiểu khi có điểm

PASI giảm trên 50% (PASI 50 hoặc ∆ PASI = 50) và. Bệnh nhân được đánh giá đạt mục tiêu điều trị trong thực hành có điểm PASI giảm trên 75% (PASI 75 hoặc ∆ PASI = 75).

35

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA NĂM 2018 BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA NĂM 2018

3.1.1. Tỷ trọng giá trị tiền thuốc trong tổng chi phí bệnh viện

Bảng 3.13. Cơ cấu chi phí tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018

STT Loại chi phí Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

1 Chi phí thuốc 6.021.729.864 34,7 2 Chi phí khác 11.325.038.272 65,3 Tổng 17.346.768.136 100,0 Nhận xét:

Năm 2018, Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa đã sử dụng 6.021.729.864 VNĐ cho tiền thuốc, tương ứng 34,7% tổng nguồn kinh phí mà bệnh viện đã chi cho các hoạt động thường xuyên.

3.1.2. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc tân dược và thuốc đông y Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

STT Nhóm thuốc Khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

1 Thuốc hóa dược 69 92,0 5.614.768.384 93,2 2 Thuốc đông y, thuốc từ

dược liệu 6 8,0 406.961.480 6,8 Tổng 75 100,0 6.021.729.864 100,0

Nhận xét:

Xét về giá trị sử dụng, nhóm thuốc hóa dược có tổng giá trị lên đến hơn 5.614.768.384 VNĐ, chiếm 93,2% tổng kinh phí về thuốc trong năm 2018

36

của bệnh viện. Bên cạnh đó, chi phí mà Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa đã chi trả cho các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền trong năm 2018 là 406.961.480 VNĐ, chỉ chiếm 6,8% tổng chi tiêu về thuốc trong năm của bệnh viện.

3.1.3. Cơ cấu DMT sử dụng của thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược lý và thuốc đông y từ dược liệu theo nhóm tác dụng Y lý. dược lý và thuốc đơng y từ dược liệu theo nhóm tác dụng Y lý.

Căn cứ vào Thông rư 40/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 và Thông tư 05/2015/TT- BYT ngày 17/3/2015 về danh mục thuốc tân dược và đông dược được quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả, DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2018 được chia thành các nhóm tác dụng dược lý với số lượng khoản mục và giá trị sử dụng được trình bày theo bảng sau:

Bảng 3.15. Cơ cấu DMT sử dụng của thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại

Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018 theo nhóm tác dụng y lý

TT Nhóm thuốc

Khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ

(%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) I Thuốc tân dược 69 92,0 5.614.768.384 93,2

1 Nhóm thuốc điều trị bệnh Da liễu 17 22,7 3.289.183.866 54,6 2 Nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. 5 6,7 308.217.270 5,1 3 Nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. 22 29, 3 1.564.429.369 26,0 4 Nhóm thuốc hormon và các thuốc tác động lên hệ nội tiết 5 6,7 199.535.927 3,3

37 5 Nhóm thuốc Khống chất

và vitamin 5 6,7 184.530.250 3,1 6 Nhóm thuốc khác 15 20,0 68.871.702 1,1

II Thuốc Dược liệu, thuốc

cổ truyền 6 8,0 406.961.480 6.8

1 Nhóm thuốc thanh nhiệt,

giải độc, tiêu ban, lợi thủy 4 5,3 334.983.280 5,6

2 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì 1 1,3 28.000.000 0,5 3 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 1 1,3 43.978.200 0,7 Tổng 75 100,0 6.021.729.864 100 Nhận xét:

Từ kết quả nghiên cứu thu được ta thấy rằng trong năm 2018, Bệnh viện

Da liễu Thanh Hóa chủ yếu sử dụng các loại thuốc tân dược. Trong số 75

khoản mục thuốc được bệnh viện sử dụng, có đến 92% là các loại thuốc tân dược, tương ứng với 69 khoản mục thuốc. Trong năm 2018, bệnh viện chỉ sử dụng 6 loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền, tương ứng với chỉ 8,0% tổng số khoản mục thuốc của bệnh viện.

Xét về giá trị sử dụng, nhóm thuốc tân dược có tổng kinh phí lên đến hơn 5.614.768.384 VNĐ, chiếm 93,2% tổng kinh phí về thuốc trong năm 2018 của bệnh viện. Bên cạnh đó, chi phí mà Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa

đã chi trả cho các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền trong năm 2018 là 406.961.480 VNĐ, chỉ chiếm 6,8% tổng chi tiêu về thuốc trong năm của bệnh viện.

38

3.1.4. Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ của các thuốc được tiêu thụ tại bệnh viện năm 2018 được thể hiện theo bảng dưới đây

Bảng 3.16. Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

STT Nguồn gốc Khoản mục Giá trị sử dụng Số lượ ng Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Thuốc nhập khẩu 35 46,7 2.820.194.566 46,8 2 Thuốc sản xuất trong nước 40 53,3 3.201.535.298 53,2

Tổng

75 100 6.021.729.864 100

Nhận xét:

Xét về khoản mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nguồn gốc cho thấy khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa khoản mục thuốc sản xuất trong nước và khoản mục thuốc nhập khẩu đã sử dụng tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2018. Có 35 khoản nhập khẩu so với 75 khoản thuốc sử dụng tại Bệnh viện, tương ứng với các tỷ lệ 46,7%; Số lượng thuốc nhập khẩu được sử dụng 40 KM chiếm tỷ lệ 53,3% so với tổng số thuốc sử dụng trong bệnh viện. Về giá

Một phần của tài liệu LÊ XUÂN THÀNH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH hóa năm 2018 LUẬN văn dược sỹ CHUYÊN KHOA cấp II (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)