6. Kết cấu luận văn
2.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam
Nam
2.2.1. Giới thiệu về dịch vụ ngân hàng điện tử của NH TMCP KỹThương Việt Nam Thương Việt Nam
Ngân hàng điện tử (E-Banking) là dịch vụ của Ngân hàng cung cấp và cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch online.
Ngân hàng điện tử của Techcombank là một dịch vụ của ngân hàng Techcombank cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc giao dịch một cách đơn giản và thuận tiện mà không cần tới chi nhánh hay cây ATM của Techcombank. Khách hàng có thể chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, mua sắm online, gửi tiết kiệm trực tuyến với lãi suất ưu đãi và nhiều tiện ích bổ sung khác của từng ngân hàng.
Techcombank cũng đa dạng các dịch vụ của gói tổng thể ngân hàng điện tử, coi đó như một mục tiêu cần phải cải tiến liên tục để thân thiện với người dùng vì vậy ngân hàng điện tử của Techcombank được đánh giá cao.
Với Ngân hàng điện tử, người sử dụng có thể giao dịch, truy vấn thơng tin ở khắp mọi nơi, mọi lúc, do đó, đặc điểm đầu tiên phải kể đến là sự nhanh chóng, tiện lợi. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/24 giờ trong ngày, với mọi khoảng cách về khơng gian, thời gian. Cũng chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí phát triển mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, chi phí quản lý...
Hiện tại, mỗi tháng, Techcombank vẫn thu hút bình quân trên 5.000 khách hàng mới tiếp cận ngân hàng thông qua các kênh thông tin trực tuyến theo một cách tự nhiên và chủ động.
Đây là tiềm năng lớn cho ngân hàng, cụ thể là các đơn vị kinh doanh trong việc tiếp cận và tư vấn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Techcombank. Cho đến nay, ngân hàng đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thơng tin, coi đó là yếu tố then chốt để tự động hóa quy trình, phát triển các kênh giao dịch điện tử, tập trung vào nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo an ninh thông tin. Giai đoạn 2016-2020, ngân hàng đầu tư khoảng 300 triệu USD cho nền tảng công nghệ, xây dựng dữ liệu để tiến tới mơ hình ngân hàng số. Tính đến hết tháng 9/2018, Ngân hàng đã thực hiện đầu tư khoảng 100 triệu USD trên tổng kế hoạch đặt ra, con số này chiếm tới
khoảng 15% lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng mỗi năm.
Nhờ đó, Techcombank đã xây dựng được hệ thống ATM rộng khắp và hệ thống T24 tiện ích, hỗ trợ khách hàng thuận tiện giao dịch, mọi lúc mọi nơi. Techcombank đã kiên định thực hiện chương trình E-banking 0 đồng cho khách hàng cá nhân từ năm 2016 đến nay, theo đó miễn phí tồn bộ các giao dịch ngân hàng điện tử cũng như các loại phí SMS chủ động, phí chuyển tiền liên ngân hàng… Từ tháng 8/2018, Techcombank cịn trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất miễn phí toàn bộ giao dịch chuyển tiền cả trong lẫn ngoài hệ thống cho doanh nghiệp khi sử dụng ngân hàng điện tử F@st Ebank. Chương trình đã tạo điều kiện cho SMEs và hộ kinh doanh cá thể tăng hiệu quả vận hành và giao dịch thuận tiện hơn mỗi ngày. Cùng thời gian, Techcombank cịn đưa ra một chương trình mới là tặng phí 1% trên tổng giá trị giao dịch khi khách hàng sử dụng thẻ thanh tốn của Techcombank (cashback). Chính sách phí đúng đắn giúp nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn 9 tháng đầu năm tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, là cơ sở để Techcombank phát triển được nhiều dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
2.2.1.1. Dịch vụ Mobile banking – F@st Mobile
Trải nghiệm ứng dụng Mobile Banking Techcombank giúp cho khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng hết sức đơn giản, vào bất kỳ lúc nào và tại bất cứ nơi đâu. Khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại di động thơng minh có kết nối internet (3G, GPRS, wifi) là có thể sử dụng được dịch vụ.
Các khách hàng đã có tài khoản Internet Banking chỉ cần tải ứng dụng về và đăng nhập bằng user/password của F@st iBank để sử dụng ngay.
2.2.1.2. Dịch vụ Internet banking – F@st i-bank
Trải nghiệm ứng dụng Internet banking Techcombank giúp cho khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng hết sức đơn giản, vào bất kỳ lúc nào và tại bất cứ nơi đâu. Khách hàng chỉ cần có máy tính kết nối Internet là hồn tồn có thể thực hiện các cơng việc trên một cách dễ dàng, nhanh chóng.
2.2.1.3. SMS banking – Home banking
Home banking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, Quản lý thông tin tài khoản & cập nhật thơng tin sản phẩm mới, chương trình khuyến mại từ Techcombank nhanh chóng, dễ dàng qua dịch vụ tin nhắn điện thoại di động
2.2.1.4. SMS banking – F@st mobipay
Với ngân hàng di động F@st-mobipay, khách hàng dễ dàng thực hiện được giao dịch ngân hàng trên chiếc điện thoại di động của mình.
2.2.1.5. Ngân Hàng Điện Tử F@st Ebank
F@st Ebank là dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp của
Techcombank với những tiện ích và tính năng nổi bật giúp việc quản lý doanh nghiệp dễ dàng, hiệu quả mọi lúc mọi nơi và tiết kiệm chi phí.
2.2.2. Cơng nghệ
Số liệu từ Vụ Thanh tốn (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến cuối tháng 12/2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý 137.594 giao dịch, giá trị 73 triệu tỷ đồng. Con số này gấp 13 lần GDP. Đơn cử như hành lang pháp lý chưa đủ khiến các ngân hàng ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngồi ngn khổ cho phép. Cùng với đó, thói quen sử dụng tiền mặt lâu đời của người dân rất khó thay đổi trong thời gian ngắn. Dù u thích mua hàng trực tuyến nhưng khoảng 90% giao dịch là thanh tốn bằng tiền mặt. Cùng với đó, người dùng Việt Nam có q nhiều lựa chọn thanh tốn điện tử nên không mấy trung thành.
Techcombank ưu tiên đầu tư ứng dụng cơng nghệ tài chính. Sáng tạo số và công nghệ đổi mới liên tục buộc nhà băng phải chủ động cập nhật để đáp ứng nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng.
Có thể nói, Techcombank là ngân hàng đi đầu hưởng ứng chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy xã hội hóa khơng dùng tiền mặt. Theo ơng Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết: Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. Trong Quý I-2019, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018. Số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3% so với cùng kỳ 2018. Về cơ sở hạ tầng và cơng nghệ phục vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đến cuối tháng 3-2019, trên tồn quốc có 18.668 cây ATM và 261.705 POS (máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ) được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...
Để đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, theo ơng Sơn, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách phát
triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt như đang nghiên cứu, dự thảo hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng về thanh tốn, về thu phí dịch vụ thanh tốn qua tổ chức cung ứng về thanh toán… Đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán, áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thơng tin thẻ, thanh tốn di động, thanh tốn phi tiếp xúc…
2.2.2.1. Cơng nghệ bảo mật
E-banking của TCB được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, bảo mật và an toàn cho khách hàng nhờ việc áp dụng các biện pháp mã hoá bảo vệ dữ liệu.
Một trong những thành quả của Áp dụng công nghệ số nổi bật thời gian gần đây chính là chuyển đổi từ Token Key & SMS OTP sang SMART OTP kể từ tháng 2/2019 - chuyển đổi giải pháp xác thực trọng quy trình giao dịch tổng thể.
Được tích hợp trong F@st Mobile, SMART OTP là giải pháp bảo mật giúp người dùng chủ động lấy mã xác thực giao dịch OTP và tự động nhập vào hệ thống khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Khách hàng có thể nhận mã OTP mà không cần cài đặt thêm ứng dụng mới, khơng bị ảnh hưởng của sóng điện thoại, phải nhớ mã OTP qua tin nhắn SMS; cũng như không cần mang theo thiết bị Token Key bên người. Smart OTP là giải pháp có mức độ bảo mật cao nhất hiện nay, được các Ngân hàng uy tín trên thế giới tin tưởng sử dụng. Đây cũng đồng thời là phương thức được NHNN yêu cầu sử dụng cho các giao dịch tài chính có giá trị cao.
2.2.2.2. Công nghệ Core banking
Trước việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ hiện đại trong giao dịch thương mại điện tử, khái niệm về core banking (ngân hàng lõi) thực ra vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, đặc biệt với khách hàng trong nước. Theo định nghĩa của nhiều cán bộ nghiên cứu trong ngành ngân hàng và của các thầy giáo Học viện Ngân hàng thì có thể hiểu ngân hàng lõi (core banking) là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng … Thơng qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng.