2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của người sử dụng
2.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.2. ỉ. Tồn tại, hạn chế
Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiếm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng cho phép NSDLĐ có quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ khi NLĐ không thực hiện đúng các quy định của PLLĐ. Trên thực tế, NSDLĐ không sử dụng biện pháp yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính NLĐ, mà ngược lại NLĐ thường sử dụng biện pháp này đế bảo vệ cho quyền lợi của mình. Theo giới chủ doanh nghiệp, u cầu xử phạt vi phạm hành chính khơng phải là biện pháp tối ưu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bởi vì, khi có vi phạm PLLĐ xảy ra, các quy định này đều hướng tới bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trước tiên. Mặc dù, NLĐ cũng vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng với NSDLĐ nhưng pháp luật không quy định xử phạt.
- Khi làm việc tại các doanh nghiệp, có rất nhiều trường hợp NLĐ gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, việc này có thế do cố ý hoặc vơ ý. Trong thực tế, các doanh nghiệp bình thường sẽ bỏ qua và khơng yêu cầu NLĐ phải bồi thường nếu như các thiệt hại gây ra không lớn hoặc khồng phải do NLĐ cố tình thực hiện với tính chất phá hoại. Chính vì vậy mà đa số NLĐ có suy nghĩ mình là người làm thuê nên đưong nhiên sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp nơi mình làm việc. Suy nghĩ này của NLĐ có một phần ảnh hưởng bởi các quy định của PLLĐ - luôn đặt nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, căn cứ các quy định của PLLĐ, nếu NLĐ gây ra thiệt hại cho NSDLĐ thì phải có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do mình gây ra. Có điều, pháp luật hiện hành quy định
NSDLĐ (chú yêu) chỉ được yêu câu bôi thường thiệt hại đơi với nhừng thiệt hại vật chất có thế nhìn thấy và định giá được (như ycu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại khi làm hư hỏng tài sản và khi làm mất tài sản của doanh nghiệp; yêu cầu NLĐ bồi thường chi phí đào tạo nghề ...); mà không bao gồm các thiệt hại khác như giá trị sản xuất giảm sút do việc hư hỏng máy, hoặc thiệt hại khi doanh nghiệp không đảm bảo thực hiện hợp đồng với đối tác, hoặc ảnh hưởng tới cả dây chuyền sản xuất...Đó là chưa kể, quy định về phương thức NSDLĐ yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại khi làm hư hỏng máy là khấu trừ lương hàng tháng rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, quy định về nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại cũng gây khó cho NSDLĐ vì phải tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, khơng phải chỉ căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế, mà còn căn cứ vào hồn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản cúa NLĐ (điều 130 BLLĐ)
- Ý thức chấp hành pháp luật lao động của NSDLĐ, NLĐ còn chưa cao cho nên dẫn đến tình trạng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2.2.2.2. Nguyên nhãn
- Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ vẫn cịn nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến NSDLĐ, NLĐ và các chù thể liên quan khó khăn trong việc áp dụng. Đồng thời hầu hết các quy định của pháp luật lao động chủ yếu nghiêng về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ nhiều hơn vì theo quan niệm truyền thống NLĐ luôn ở vị thế yếu hon so với NSDLĐ mà quên đi việc NSDLĐ và NLĐ ln bình đẳng trong quan hệ pháp luật lao động. Đồng thời việc hạn chế trong quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ như tác giả đã đề cập tại mục 2.1 nêu trên khiến cho cơ quan giải quyết tranh chấp lao động lúng túng trong việc áp dụng để giải quyết.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nguyên nhân xuất phát từ việc tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật lao động
Ý thức chấp hành pháp luật lao động của NSDLĐ, NLĐ và các chù thể có
liên quan vẫn cịn bị đánh giá thấp. Trên thực tế vẫn cịn xảy ra tình trạng NSDLĐ, NLĐ vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, xâm phạm đến sự ổn định trật tự xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơng tác tun truyền, phố biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng ở nước ta ở nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt khiến cho các chủ thể nói trên khơng biết hoặc khơng biết rõ về các quy định của BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, đòi hỏi cần phải xây dựng kế hoạch, nội dung và cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho NSDLĐ và NLĐ để họ hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động.
+ Việc thực hiện đổi thoại giữa NSDLĐ và NLĐ vẫn cịn hạn chế. Việc tranh • • • • • • chấp lao động giữa NSDLĐ và NLĐ trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một phần là do cơ chế đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ vẫn chưa được chú trọng. Đối thoại giúp cho NSDLĐ và NLĐ hiểu nhau hơn, thông cảm và chia sẻ thơng tin đế cùng nhau hồn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Khi hai bên hiểu được tâm tư, nguyện vọng cùa nhau thì có thế dề dàng tìm ra hướng giải quyết một cách thỏa đáng, kịp thời khắc phục những vướng mắc trong công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho NLĐ hiếu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về khả năng tiêu thụ sản phẩm, về tiền lương, chế độ khen thưởng ...
+ Việc tham gia và hoạt động của tồ chức đại diện của NSDLĐ chưa được thực hiện hiệu quả.
Từ trước đến nay, quan niệm về bảo vệ quyền của NSDLĐ và tồ chức của họ thường hay bị coi nhẹ vì quan niệm NSDLĐ là những người quản lý NLĐ và NLĐ là bên yếu thế. Tuy nhiên, NSDLĐ cũng cần được coi là một đối tác quan trọng duy trì, ổn định mối QHLĐ và cần được pháp luật lao động bảo vệ. Vai trò bảo vệ thành viên NSDLĐ là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu cùa tổ chức đại diện NSDLĐ. Trong QHLĐ, NLĐ đã có tổ chức Cơng đồn (đứng đầu là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) thì giới sứ dụng lao động cũng cần có tố chức đại diện cho mình để tạo vị thế cân bằng khi tham gia giải quyết các vấn đề cùa QHLĐ từ cấp cơ sở. Đặc biệt là khi tiến hành thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập
thể,...Trong QHLĐ, NSDLĐ thực chất cũng chịu rất nhiều áp lực trong một thị trường cạnh tranh gay gắt vì thế việc ghi nhận địa vị pháp lý cho tố chức đại diện của NSDLĐ là thực sự cần thiết. Điều này sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng QHLĐ hài hoà. Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập. Tuy nhiên, vẫn chưa có một tổ chức đại diện thống nhất, đóng vai trò đầu mối cho giới sử dụng lao động trong quan hệ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong QHLĐ.
+ Các bên chưa coi trọng vai trò của cơ chế ba bên.
Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ (thơng qua cơ quan, tổ chức đại diện chính thức của mỗi bên) đề cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động - xã hội vì một nền kinh tế thịnh vượng và vì một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Khi tham gia cơ chế ba bên, tổ chức NSDLĐ có nhũng vai trị cơ bản sau: Là cầu nối NSDLĐ với NLĐ và Nhà nước; cùng đại diện NLĐ xây dựng QHLĐ hai bên lành mạnh, môi trường lao động hài hòa, ốn định...Việc tham gia cơ chế ba bên góp phần vào việc kiềm chế, giải quyết các xung đột trong lao động. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc tham gia cơ chế ba bên vẫn còn hạn chế dẫn đến tranh chấp lao động, nhừng cuộc đình cơng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong QHLĐ.
Kết luận Chương 2
Cũng như pháp luật của hâu hêt các quôc gia, pháp luật lao động Việt Nam cũng hướng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Trong phạm vi chương 2 của Luận văn, tác giả đà đi nghiên cứu quy định của pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ. Có thể nói so với trước đây, BLLĐ năm 2019 đã có những sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập trong quy định của BLLĐ năm 2012 đồng thời để phù hợp với thực tiễn pháp luật trên thế giới, về cơ bản các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của NSDLĐ đều khá hợp lý, nhàm bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cùa NSDLĐ trong hoạt động tuyển dụng, bố trí cơng việc, kí kết thoa ước lao động tập thế...Bên cạnh đó, dù mới được triển khai thi hành nhưng BLLĐ năm 2019 về chế định quyền của NSDLĐ đà bộc lộc một số những vướng mắc nhất định gây ảnh hưởng tới quá trình thực thi pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ thông qua việc nghiên cứu kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và tìm ra những nguyên nhân cùa tồn tại, hạn chế đó để làm cơ sở đưa ra những yêu cầu, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam tại chương kế tiếp.
Chương 3
YÊU CÀU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ỏ VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của NSDLĐ