3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền
3.2.1. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật
Sự hiện diện của quyền được SĐVT hay nguyên tắc SĐVT trong Bộ luật TTHS năm 2015 đã tiếp thu những tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại, nội luật hóa các quy định quốc tế về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án bảo đảm tính khách quan,
cơng bằng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng, thi hành quyền được SĐVT đang đặt11
ra những vấn đề cần nghiên cứu, xem xét nhằm hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực thi nghiêm túc và có hiệu quả quyền được SĐVT trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ nhất, bổ sung nội dung: Trường hợp có nội dung khơng rõ ràng trong quy định của pháp luật thì phải giải thích điều luật đó theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Phần lớn những nội dung của quyền được SĐVT đã được đưa vào Bộ luật TTHS năm 2015 (Điều 13, Điều 15). Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung của quyên được SĐVT chưa được đê cập, đặc biệt nhân mạnh đên việc giải thích luật, khi có điều luật chưa được quy định rõ ràng gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng pháp luật thì phải lựa chọn hướng giải thích có lợi cho người bị buộc tội.
Việc giải thích luật là tất yếu khách quan trong q trình áp dụng pháp luật do không phải lúc nào người làm luật cũng dự liệu hết tất cả các tình huống xảy ra trên thực tiễn. Khi giải thích luật cần dựa trên cơ sở khách quan mang tính thực tiễn để bảo đảm tính hợp lý, khơng trái với ngun tắc chung đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, việc giải thích phản ánh ý thức chủ quan của con người nên sẽ có những hướng giải thích khác nhau đối với cùng một sự
việc, dẫn đến hậu quả có thế trái ngược nhau có lợi hoặc có hại cho người bị11
buộc tội. Thực tế này không đáp ứng được yêu cầu của việc bảo vệ quyền con người theo quy định về quyền được SĐVT trong tố tụng hình sự.
Thực tiễn tố tụng hình sự ở nước ta cho thấy khi áp dụng quy định pháp luật, các Cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là Tịa án thường phải có giải thích luật. Do đó, để bảo đảm quyền con người và thể hiện đầy đủ nội dung của quyền được SĐVT trong tố tụng hình sự theo chuẩn mực của pháp luật quốc tế cần bổ sung nội dung “Trong trường hợp có nội dung khơng rõ ràng, thì phải
giải thích điều luật đó theo hướng có lợi cho người đang bị điều tra, truy tổ hoặc bị kết án ” vào Điều 13 Bộ luật TTHS năm 2015.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định để tạo điều kiện cho việc thu thập, đánh giá, phán tích và sử dụng chứng cứ.
Theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành, trong giai đoạn điều tra, luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Việc có mặt của luật sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hởi cung bị can giúp cho họ tự tin hơn trong việc khai báo, trình bày vụ việc, giúp ngăn ngừa vi phạm từ phía cơ quan tiên hành tơ tụng, tránh tình trạng khi ra tịa có sự phản cung, khiếu nại việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung, ...Trên thực tế, khi
tham gia các hoạt động hỏi cung luật sư gặp khơng ít khó khăn, thề hiện việc cơ11
quan điều tra không thông báo thời gian hỏi cung hoặc đã thông báo nhưng sau đó lại hỗn, hỗn nhiều lần. Neu luật sư được tham gia việc hỏi cung thì đa số chỉ được ngồi nghe mà không được hởi, thời gian mà điều tra viên để luật sư hỏi bị can là rất hạn chế.
Để tạo điều kiện cho việc thu thập, đánh giá, phân tích và sử dụng chứng cứ, Bộ luật TTHS cịn quy định luật sư có quyền gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trên thực tế, việc gặp bị can, bị cáo của luật sư còn nhiều hạn chế, phải xuất trình nhiều giấy tờ, thủ tục phiền hà. Trong trường hợp được gặp bị can, bị cáo thì việc gặp, trao đổi đều có sự giám sát của điều tra viên hoặc cán bộ trại giam; thời gian và số lần gặp đều bị hạn chế. Việc luật sư gặp gỡ bị can, bị cáo để trao đổi những vấn đề có liên quan đến việc bào chữa là rất quan trọng, phải bảo đảm cho việc gặp gỡ có khơng gian riêng; khơng nên có bất kỳ sự can thiệp, cản trở nào từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý trại giam; việc gặp gỡ không bị hạn chế số lần và thời gian gặp. Để tạo điều kiện cho luật sư được gặp riêng bị can, bị cáo thì việc giám sát chỉ trong “tầm nhìn” chứ khơng trong “tầm nghe”.
Khi tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, luật sư có quyền được nghiên cứu hồ sơ, được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có liên quan
đến việc bào chữa. Nhiều vụ án có số lượng hồ sơ rất lớn và phức tạp nhưng11
thời gian giành cho luật sư nghiên cứu còn hạn chế; luật sư khơng được bố trí nơi ngồi để nghiên cứu mà phải ngồi ngồi hành lang, tiền sảnh để đọc hồ sơ vụ án.
Thứ ba, sửa đôi, bô sung quy định nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.
Tranh tụng là một trong những nội dung quan trọng, mang tính đột phá trong cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta đã được xác định trong Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tranh tụng không chỉ được thực hiện trong thực tiễn tiến hành tố tụng mà cần phải được thực hiện ngay trong quá trình lập pháp, trong các quy định của pháp luật về địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, trong các thủ tục tố tụng, bảo đảm pháp lý cho việc tranh tụng. [46]
Có thể thấy, pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta chưa thể hiện hết bản chất của tranh tụng. Khơng phải tất cả các bên đều có quyền thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra như lấy lời khai của người làm chứng, yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ, tham gia khám nghiệm hiện trường, ... để chuẩn bị cho tranh luận tại phiên tòa.
Đe bảo đảm quyền của người bị buộc tội, góp phần hạn chế đến mức tối
thiểu và khắc phục tình trạng vi phạm quyền của bị can, bị cáo thì giải pháp12
mang lại hiệu quả là bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa, trong đó luật sư phải thực sự được coi là nhân tố quan trọng, đối trọng với co quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động TTHS. Thực tế hoạt động TTHS cho thấy vai trò của luật sư còn bị nhiều hạn chế, đây là vấn đề còn nhiều bức xúc. Những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng hiện hành vơ hình đã tạo nên nhiều phiên tịa mang tính hình thức, một số vụ án đã có “án bỏ túi” mà không căn cứ vào sự thật khách quan của vụ án đã được xác định tại phiên tịa, làm cho quyết định của Tịa án thiếu tính tồn diện, chính xác, khách quan, cần sửa đổi, bổ sung những bất cập hiện nay trong các quy định của Bộ luật TTHS theo hướng mở rộng, nâng cao vai trò, quyền và nghĩa vụ của luật sư. Các bên khi tham gia tố tụng phải có vị trí pháp lý bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ tố tụng: Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố; người bào chữa, bị cáo phải có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau.
Ngoài yêu tơ các bên tham gia tơ tụng có địa vị pháp lý như nhau thì cần bảo đảm cho các bên khả năng thực sự để thực hiện các quyền tố tụng mà pháp luật quy định một cách hiệu quả, khơng chỉ là hình thức.
Thứ tư, sửa đôi, bô sung các quy định bảo đảm, tôn trọng quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Từ góc độ bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung,12
quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự nói riêng, những vấn đề cần quan tâm, thể hiện: i) Xác định đầy đủ, chính xác địa vị tố tụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia tố tụng, đặc biệt quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội; ii) Xác định sự cần thiết và mức độ sử dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng, nhất là các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội; iii) Quy định các quyền, nguyên tắc và thủ tục tố tụng hợp lý để hạn chế các hành vi vi phạm quyền con người nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tố tụng hình sự; iv) Quy định rõ ràng, đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của người bị buộc tội đối với các hành vi vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Việc bảo đảm, tôn trọng quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự cần tập trung vào việc quy định đúng đắn, hợp lý nội dung và thực hiện các nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Các nguyên tắc thể hiện rõ nét quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, đó là: ngun tắc tơn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật, nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tài sản của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chồ ở, an
tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, ngun tắc khơng ai bị coi là có tội12
khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên tăc bảo đảm qun bình đăng truớc Tịa án, nguyên tắc được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi, ...
Thứ năm, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tổ tụng, người có thăm quyền trong q trình giải quyết vụ ản.
Bộ luật TTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đại diện Viện kiểm sát tại phiên tịa là chính và HĐXX đóng vai trị trọng tài, phân xử sau khi nghe hai bên công tố và luật sư tranh luận, cần phải tăng thời gian tranh luận tại phiên tịa lên nhiều hơn nữa. Thơng qua phần tranh tụng tại phiên tòa, các vấn đề của vụ án mới được cọ sát và làm sáng tỏ. HĐXX đóng vai trị tích cực trong việc điều khiển phiên tịa, đảm bảo quá trình tranh tụng đạt kết quả cao. Viện kiểm sát cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình là truy tố và
• • • J J
chứng minh tội phạm. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình tranh tụng dân chủ, cơng khai tại phiên tịa cũng như nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị thì cần phải có những bước đi phù hợp. Để thực hiện những nhiệm vụ đã được đề ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư
pháp đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động12
của các cơ quan tư pháp và luật sư theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đồng thời xác định rõ vị trí, vai trị của luật sư trong hoạt động tư pháp.
Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại kêu oan. Thể hiện ở việc cụ thể hóa các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; bổ sung cơ chế đặc biệt cho phép Hội đồng Thẩm phán TANDTC tự xem xét lại quyết định tái thẩm, giám đốc thẩm khi phát hiện có những sai lầm nghiêm trọng.
77? í? sáu, sửa đổi, bơ sung Luật Luật sư cho thích ứng kịp thời với các
bộ luật, luật mới được ban hành, đảm bảo yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
Theo quy định tại điêu 72 Bộ luật TTHS năm 2015, người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trong khi đó, điều 10 Luật Luật sư quy định tiêu chuẩn luật sư, theo đó: luật sư là người có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm, có phẩm chất đạo đức tốt; không phải là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân (điểm a khoản 112
điều 18 Luật Luật sư). Trong số những người có thể là người bào chữa thì đội ngũ luật sư là lực lượng bào chữa chủ yếu.
Thời gian vừa qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo đội ngũ luật, số lượng Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố và số lượng luật sư không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, Luật Luật sư hạn chế cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hành nghề luật sư. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp và thống kê của các cơ quan có thẩm quyền, ở nước ta hiện nay tỷ lệ số luật sư hành nghề so với dân số còn quá thấp (01 luật sư/17.000 người, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 11/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Hoa Kỳ là 1/250...) [46]. Hơn nữa, số lượng luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa có kinh nghiệm hiện nay cịn nhiều hạn chế.
Đối với yêu cầu phân tích trên, trong điều kiện hiện nay không nên hạn chế đối tượng, đội ngũ hành nghề luật sư, mà cần phải mở rộng phạm vi đối với đội ngũ cán bộ có kiến thức chun mơn, hiểu biết pháp luật, khơng có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án vào việc bào chữa trong vụ án hình sự.
Khơng nên đê tình trạng “độc quyên” hành nghê luật sư như hiện nay. Ngồi ra
có thể hạ thấp tiêu chuẩn của người bào chữa để nhiều người có thể tham gia tố12
tụng trong vụ án hình sự với tư cách người bào chữa. Có như vậy, xã hội mới thu hút được đơng đảo nhiều người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vụ án hình sự tham gia bào chữa, tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong đó có quyền được SĐVT trong tố tụng hình sự.