Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng cẩm

Một phần của tài liệu Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt) (Trang 30 - 33)

cẩm

Thứ nhất, hoàn thiện khái niệm về hàng cấm: Khái niệm hàng cấm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quy định tội sản xuất, buôn bán hàng cam. Neu không xác định được khái niệm hàng cấm sẽ không nhận thức đúng được việc sản xuất, bn bán nó. Hiện nay BLHS không đề cập đến khái niệm hàng cấm mà khái niệm này thực tế đang được vận dụng trên cơ sở quy định của văn bản hướng dẫn pháp luật thuộc một lĩnh vực khác hoặc trên cơ sở thuật ngữ pháp lý mang tính lý luận nhiều hơn là thực tiễn. Việc mô tả cấu thành tội phạm mà dấu hiệu về đối tượng tác động của tội phạm còn chung chung - hàng cấm; phạm vi điều chỉnh quá rộng - các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh trái phép. Trong khi đó, danh mục các loại hàng hóa thuộc hàng cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép không được quy định cụ thể trong Điều luật mà chủ yếu do Chính phủ hoặc bộ chuyên ngành quy định. Như vậy, để xác định một loại hàng hóa nào đó thuộc “hàng cấm” thì cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào các rất nhiều các nghị định của Chính phủ, quyết định cùa bộ chuyên ngành ban hành. Trong thực tế, các văn bản này luôn sửa đối, bố sung liên tục để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của pháp luật đối sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, có thể loại hàng hóa này ở thời điểm này sẽ bị cấm kinh doanh nhưng ở thời

điểm khác có thể được phép kinh doanh hoặc ngược lại. Đây là một hạn chế phổ biến trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta dẫn đến tính thiếu thống nhất trong q trình áp dụng pháp luật. Vì vậy cần bổ sung khái niệm về hàng cấm và các khái niệm có liên quan vào điều luật về hàng cấm trong BLHS để làm cơ sở áp dụng pháp luật. Khái niệm hàng cấm quy định trong điều luật cần phải đáp ứng yêu cầu về tính khái quát cao, dễ hiểu để các cơ quan tư pháp dễ vận dụng trong áp dụng pháp luật.

Thứ hai, quy định rõ về định giá tài sản xác định giá trị hàng phạm pháp để làm căn cứ xử lý: BLHS 2015 quy định về hàng cấm đã rõ ràng hơn so với về định lượng hàng phạm pháp, khơng cịn quy định về hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn như điều 155 BLHS 1999. Hiện nay, căn cứ Nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự và Thơng tư 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 26: Tài sản khơng có nguồn gốc hợp pháp khơng có hóa đơn chứng từ mua bán, do vậy khơng có căn cứ để định giá tài sản. Từ đó các cơ quan tiến hành tơ tụng khơng có căn cứ đế xử lý. Tuy nhiên, việc quy định trị giá hàng cấm để xử lý hình sự là một bất cập, vì: Trên thực tế đã là hàng cấm, không được phép lưu hành trên thị trường sẽ khơng có giá, và cơ sở được tính như thế nào cũng rất khó đặt ra cũng như cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định giá và căn cứ vào giá nào để áp giá xác định giá trị hàng phạm pháp có đủ định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Đây là vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với các hành vi sản xuất, bn bán hàng cấm. Vì vậy đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn để các cơ quan tố tụng kịp thời áp dụng để đáp ứng được u cầu của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm hiện nay.

Thứ ba, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành quy định của BLHS về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm nhằm nâng cao chất lượng các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật: TANDTC cần hướng dẫn chi tiết hơn trong việc áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt, trong phạm vi khung hình phạt. Cơ sở

của việc hướng dẫn này dựa theo số lượng, khối lượng, giá trị của hàng cấm hoặc số tiền thu lợi bất chính, các tình tiết tăng nặng, định khung hình phạt. Ví dụ: hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015 với mức hình phạt từ 1.000.000.000 đến 3.000.000.000 đồng hoặc từ 5 năm đến 10 năm tù. Đối với từng mức hình phạt cụ thể theo nguyên tắc nếu tập trung cả 11 tình tiết tăng nặng thì Tịa án xử phạt ở mức cao nhất là 3.000.000.000 đồng hoặc 10 năm tù nên văn bản hướng dẫn cần chia nhở các mức hình phạt tương ứng với số các tình tiết tăng nặng: có từ 1 đến 4 tình tiết tăng nặng thì xử phạt từ 1.000.000.000 đến 1.500.000.000 đồng hoặc từ 5 đến 7 năm tù; có từ 5 đến 8 tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt từ 1.500.000.000 đến 2.000.000.000 đồng hoặc từ 7 đến dưới 9 năm tù; có trên 9 tình tiết tăng nặng thì xử phạt từ 2.000.000.000 đến 3.000.000.000 đồng hoặc từ 9 đến 10 năm tù.

Trường hợp phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn các tình tiết tăng nặng từ một tình tiết trở lên thì có thể phạt dưới mức hướng dẫn của từng trường hợp cụ thể hoặc thấp hơn mức hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hình phạt phái nằm trong mức liền kề trước đó. Neu theo hướng dẫn trên thì chỉ khi phạm tội có từ 01 đến 04 tình tiết tăng nặng thuộc khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nằm trong mức hình phạt từ 5 đến 7 năm tù và tập trung 6 tình tiết giảm nhẹ, trong đó có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS thì Tịa án mới áp dụng Điều 54 BLHS để quỵết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng mà cụ the là hình phạt dưới 1.000.000.000 đồng hoặc dưới 5 năm tù.

Thứ tư, TANDTC cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại: Vì xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là vấn đề mới trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta. Đặc biệt là hướng dẫn khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của cá nhân và trách nhiệm hình sự của pháp nhân, cụ thê “việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại

trù' trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Đối với cá nhân hình phạt chính có thể là hình phạt tiền hoặc tù có thời hạn. Cịn đối với pháp nhân thì hình phạt chính chỉ có thể là hình phạt tiền thì mối quan hệ này sẽ được giải quyết như thế nào khi quyết định hình phạt.

Một phần của tài liệu Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt) (Trang 30 - 33)

w