Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự về tội cưóp giật tài sản vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc mà chính những điều này đã dẫn đến sai sót trong xét xử các vụ án cưóp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.1.2. Một số khó khăn vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản giật tài sản
2.1.2.1. Một số nhầm lẫn trong việc xác định tội danh
Trong một số vụ án vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về xác định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thế hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng như: tội cướp tài sản thì có u tơ dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc ... nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản thì có yếu tố giật lấy, giằng lấy ...; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có yếu tố
dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản thì có yếu tố lén lút chiếm đoạt tài sản ... mà hành vi của người phạm tội lại có
gian dối nhưng lại có thêm yếu tố nhanh chóng, cơng khai hoặc vừa có
tính cơng nhiên nhưng lại có thêm yếu tố nhanh chóng tẩu thốt... Đối với những vụ án thuộc những trường họp này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc, trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh đúng.
2.1.2.2. Những vướng mắc trong việc xác định các dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt
+ Dấu hiệu định khung “Hành hung để tẩu thoát ” được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017), hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn mới về dấu hiệu định khung này theo quy định của BLHS 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) nên thực tiễn vẫn áp dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Việc xác định tình tiết định khung hình phạt “hành hung để tẩu thốt” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) là một trong những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Thực tế phân biệt khơng dễ vì mục đích phạm tội khơng phải
bao giờ cũng được thế hiện bằng hành vi, nhiều trường họp người phạm tội che giấu mục đích của mình để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên thường người phạm tội chỉ thừa nhận hành vi hành hung để tẩu thoát chứ không thừa nhận hành hung để chiếm bằng được tài sản sẽ bị chuyển hóa thành tội cưóp tài sản, có mức hình phạt cao hơn. Theo nguyên tắc suy đốn vơ tội, nếu cịn băn khoăn khơng xác định rõ người phạm tội hành hung để giữ bằng được tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng thực tế cũng khơng nên xác định để chuyển hóa thành tội cưóp tài sản.
+ Dâu hiệu định khung tăng nặng “Dùng thủ đoạn nguy hiênT được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017), hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn mới về dấu hiệu định khung này theo quy định của BLHS 2015 (Sửa đồi bổ sung năm 2017) nên thực tiễn vẫn áp dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hiện nay đang có những cách hiểu khác nhau không thống nhất về hướng dẫn trên, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.
+ Dấu hiệu định khung: “Gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tích từ 11% ...”
Đây là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản, việc xác định tỷ lệ thương tích hiện nay vẫn cịn nhiều vướng mắc.
+ về việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “Phạm tội đối
người già yểu” theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 171 BLHS 2015
(Sửa đổi bổ sung năm 2017): Trên thực tế việc áp dụng tình tiết này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nên gây khó khăn cho việc áp dụng.
2.1.2.3. Vướng mắc trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đổi với bị cáo phạm tội cưóp giật tài sản
+ Áp dụng tình tiết “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS trên thực tiễn xét xử vẫn cịn có quan điểm khác nhau nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể.
Thứ nhất, về chủ thể áp dụng
Thứ hai, về việc đánh giá mức độ đồng phạm để áp dụng tình tiết tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”
Do việc áp dụng tình tiết “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” chưa được hướng dẫn thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng cịn chưa thống nhất, gây khó khăn trong thực tiễn công tác xét xử.
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, thiệt hại không lớn trong trường họp đã thu hồi lại được tài sản
Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, thiệt hại khơng lớn là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS, trong thực tiễn việc Tòa án áp dụng vẫn cịn vướng mắc về việc có áp
dụng tình tiết này hay không trong trường hợp đã thu hồi được tài sản.
Đen nay tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn cụ thế nên trên thực tế trong mỗi vụ án cịn có cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, nhất là trong các vụ án cướp giật tài sản tài sản.