- Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chưa đúng: Khi áp dụng tội danh và điều luật của BLHS năm 1999 nhưng lại áp dụng tình
2.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội cướp giật tài sản
luật Hình sự về tội cướp giật tài sản
2.2.2.1. Tăng cường giải thích và áp dụng pháp luật hình sự
Tịa án các cấp cần tăng cường công tác hướng dẫn, bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất; tập trung giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử.
Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và phát triển án lệ; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về công tác xét xử các vụ án cướp giật tài sản nhằm tổng hợp những sai sót và vướng mắc để kịp thời hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Tịa án thơng qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án cướp giật tài sản nói riêng kịp thời phát hiện những sơ hở, mất cảnh giác của nhân dân, sơ hở trong quản lý Nhà nước, những thủ đoạn mới, tinh vi của tội phạm, qua đó góp phần thực hiện cơng tác phịng, chống loại tội phạm này, tuyên truyền giáo dục pháp luật rộng rãi trong nhân dân.
2.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của những người tiến hành tổ tụng
Cần xây dựng đội ngũ những người tiến hành tố tụng hình sự với phẩm chất đạo đức trong sạch, năng lực chun mơn cao có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có cơ chế thu hút, đãi ngộ đối với những người có năng lực, đủ đức, đủ tài vào cơ quan tư pháp. Hoàn thiện tiêu chuẩn của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, tiêu chuẩn phải xuất phát từ nhiệm vụ đặt ra, rõ ràng cụ thể, phản ánh được về phẩm chất, đạo đức cũng như năng lực chuyên môn. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải là những người có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc, có kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ sâu rộng, tránh tình trạng để đáp ứng về số lượng người tiến hành tố tụng mà không quan tâm đến hiệu quả lâu dài.
Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng năng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ những người tiến hành tố tụng. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; Cán bộ công chức cần tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn, Tập trung tập huấn các văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng chuyên môn về kỹ năng xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Trong q trình xét xử các vụ án, Tịa án nhân dân các cấp cần bảo đảm sự công minh của pháp luật. Áp dụng hình phạt cân xứng với mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội đúng quy định pháp luật, tạo lòng tin trong nhân dân.
Đảm bảo đủ số lượng những người tiến hành tố tụng, xây dựng chế độ tiền lương cũng như những chính sách khác một cách thỏa đáng cho những người tố tụng, bổ sung nhân lực có trình độ để giải quyết tình trạng quá tải, giảm áp lực giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng, giảm trừ những cán bộ có năng lực chun mơn yếu kém, thiếu phẩm chất, đạo đức.
2.2.2.3. Giải pháp tăng cường sự phổi hợp giữa các cơ quan chức năng
Quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và đối với vụ án cưóp giật tài sản nói riêng khơng phải chỉ do một cơ quan tiến hành mà là hệ thông các cư quan tiên hành tơ tụng cùng giải qut. Chính vì vậy, cân nâng cao vai trị của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Cần làm tốt cơng tác phối họp với các cơ quan tiến hành tố tụng để trao đổi, thống nhất nhận thức về các quy định của pháp luật cũng như những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau trong q trình đánh giá các tình tiết của vụ án, nhằm đảm bảo xét xử, giải quyết vụ án đúng pháp luật. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự nói
chung và các vụ án cưóp giật tài sản nói riêng cho Thẩm phán.
Cần tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng xây dựng phiên tòa rút kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp để rút kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tịa.
2.2.2.4. Cải thiện chat lượng cuộc sổng, tăng cường cơng tác tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm trong nhân dân
Một trong những nguyên nhân quan họng của tội phạm cưóp giật tài sản nói riêng và tội phạm nói chung là do chất lượng cuộc sống của người dân chưa được đảm bảo, mặt trái của kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tình trạng thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm ma túy làm nảy sinh mục đích chiếm đoạt để đáp ứng như cầu. Vì vậy, muốn giảm tội phạm cần cải thiện cuộc sống người dân, tạo công ăn việc làm, làm tốt công tác bài trừ cái tệ nạn xã hội, bên cạnh đó cần thực hiện tốt cơng tác tun truyền pháp luật, phịng chống tội phạm trong nhân dân.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền về phịng chống tội phạm, thơng báo về phương thức thủ đoạn hoạt động của các tội phạm xâm phạm sở hữu, nhất là tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng chống tội phạm,
không để mất cảnh giác, sơ hở để đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản.
Phát động các phong trào quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm sâu rộng. Tăng cường sự giáo dục, quan tâm của nhà trường, gia đình, đặc biệt đối với bộ phận thanh thiếu niên.
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điêu kiện cho nhân dân tham gia vào hoạt động phòng chống tội phạm. Xét riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, các cấp, các ngành đã thường xuyên quan tâm đến cơng tác quản lý hành chính, quản lý trật tự xã hội, kịp thời xử lý, trấn áp tội phạm, trong đó có tội phạm cướp giật tài sản, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản cho Nhà nước, cho cơng dân, tạo được lịng tin trong nhân dân.
KÉT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “ĩợi cướp giật tài sản trong Luật hình sự Việt
Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đẳk Laky, bước đầu luận văn đã
làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó tìm ra được một số ngun nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản trên địa bàn.
Tác giả rút ra được một số kết luận sau:
Tội cướp giật tài sản là tội danh được quy định tại Điều 131 và Điều 154 BLHS năm 1985 cùng với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, sau đó trên cơ sở kế thừa những nội dung của BLHS năm 1985 thì tội cướp giật tài sản được quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 136 BLHS năm 1999. Đến BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 nhưng vẫn còn nhiều bất cập làm cho thực tiễn áp dụng pháp luật về tội cưóp giật tài sản cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã chỉ ra được những dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội cướp giật tài sản, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cưóp giật tài sản. Việc phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự của Luật hình sự Việt Nam đối với tội cướp giật tài sản cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn về các đặc điểm và bản chất pháp lý của tội cướp giật tài sản, về tính nguy hiểm và sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật, từ đó đề ra u cầu phịng ngừa đối với loại tội phạm này.
Qua việc so sánh tội cướp giật tài sản với một số loại tội phạm xâm phạm sở hữu khác như tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ... chúng ta nhận thức rõ hơn về các đặc điểm đặc trưng của tội cướp giật tài sản, phân biệt tội cướp tài sản với các tội phạm khác,
tránh sự sai lầm trong việc định tội danh.
Qua thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2020, cho thấy vẫn còn những vướng mắc và tồn tại trong việc áp dụng pháp luật. Do nguyên nhân khách quan từ hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nguyên nhân chủ quan từ nhận thức pháp luật của những người tiến hành tố tụng còn hạn chế. Tác giả cũng đã đưa ra được những vụ án thực tế chứng minh cho những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội cưóp giật tài sản về định tội danh, áp dụng tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng như một số trường họp chuyển hóa tội phạm, quyết định hình phạt. Đưa ra được những hạn chế về quy phạm giản đơn, chưa quy định rõ về khái niệm tội danh của Điều 171 BLHS, chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể, kịp thời dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn nhiều quan điểm khác nhau, áp dụng không đúng pháp luật, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/11/2001 còn nhiều hạn chế mà hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thay thế.
Từ thực tiễn thì luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội cưóp giật tài sản trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, đó là: Hồn thiện quy định pháp luật hình sự về tội cưóp giật tài sản; Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội cưóp giật tài sản trong đó cần nâng cao năng lực, trình độ
chun mơn của những người tiến hành tố tụng, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường cơng tác tun truyền pháp luật, phịng chống tội phạm trong nhân dân.
Như vậy, nghiên cứu một cách sâu sắc và tồn diện về tội cưóp giật tài sản là hoạt động thiết thực, đáp ứng địi hỏi cấp thiết của cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, duy trì trật tự an ninh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân, đảm bảo cơng bằng xã hội.
Trong phạm vi của luận văn tác giả không thể đề cập được hết mọi vấn đề liên quan đến tội cướp giật tài sản, và không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong q trình nghiên cứu, tơi mong nhận được sự đóng góp, trao đổi, thảo luận của các thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn chỉnh hơn.