2.1.2.1. Những hạn chế, tồn tại
Một là, sự bình đắng của các bên tham gia tranh tụng vẫn còn nhiều mặt chưa được đảm bảo và vai trò của Tòa án vẫn chưa được phát huy hết.
Do hệ thống các quy định của pháp luật TTHS về sự bình đẳng của các bên tranh tụng vẫn chưa được hoàn thiện, các quyền của bên bị buộc tội vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với quyền của bên buộc tội, cụ thể như quyền thu thập chứng cứ, các biện pháp thu thập chứng cứ của người bị buộc tội, người bào chữa còn rất hạn chế, người bị buộc tội không được tham gia hỏi và đối tượng được bào chữa bắt buộc còn hạn hẹp, sự tiếp cận giữa Luật sư, người bào chữa với người bị buộc tội, với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và thời điểm tham gia của người bào chữa là rất trễ. Ví dụ, người bào chữa chỉ được nghiên cứu hồ sơ kể từ giai đoạn kết thúc điều tra.
Hai là, công tác kiêm tra, đánh giá chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa còn những hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng nói riêng và chat lượng giải quyết vụ án hình sự nói chung.
Trong thực tế, còn một số phiên tòa chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc tranh tụng như nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, trích dẫn chứng cứ quan
28 8
trọng, dự kiến các tình huống có thể phát sinh tại phiên tịa để có biện pháp xử lý, việc ghi chép diễn biến tại phiên tòa còn sơ sài, việc xét hỏi chưa trọng tâm dẫn đến chất lượng tranh tụng tại một số phiên tịa chưa cao. Có nhiều trường họp Chủ tọa phiên tòa và HTND đã xét hỏi hết các vấn đề cần thiết của vụ án, đến lượt KSV, người bào chữa thì khơng cịn vấn đề gì để hỏi nên quá trình xét hỏi của KSV, người bào chữa thường sơ sài, khơng thể hiện được tính chất tranh tụng tại phiên tòa.
Ba là, chất lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư chưa cao.
Mặc dù trình độ chun mơn nghiệp vụ của các Thẩm phán, Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, tuy nhiên kinh nghiệm công tác và năng lực xét xử chưa đồng đều, chưa đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra. Bên cạnh đó, do vẫn thực hiện theo lối cũ nên tại phiên tòa HĐXX vẫn xét hỏi phần lớn, vơ hình chung HĐXX thực hiện chức năng buộc tội vốn thuộc quyền công tố của KSV. Một số vụ án, HĐXX tiến hành việc xét xử vụ án và KSV thực hành cơng tố tại phiên tịa chủ yếu căn cứ vào hồ sơ vụ án mà quên đi mục đích tranh tụng là thẩm tra lại các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, làm rõ những mâu thuẫn có trong hồ sơ vụ án và những điểm mới phát sinh tại phiên tòa; đồng thời bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa. Do đó, hàng năm vẫn có bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy vì nguyên nhân việc điều tra thu thập chứng cứ ở cấp sơ thẩm
29 9
chua đầy đủ.
2.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, do quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử chưa được cụ thể, rõ ràng.
Vai trò của Tòa án, Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác trong Tòa án chưa được quy định tại Điều 26 Bộ luật TTHS. Trong khi đó, tranh tụng là hoạt động diễn ra tại phiên tòa, vai trò của Tòa án (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa) là trọng tài, bảo đảm cho tranh tụng diễn ra lại không được quy định. Việc khơng quy định vai trị trọng tài và điều khiến tranh tụng của Tịa án sẽ khơng có cơ sở để thực thi nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” trong quá trình giải quyết vụ án.
Việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử, trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng (tức bao gồm cả Tòa án), quyền thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử dẫn đến không phản ánh đúng chức năng đặc biệt của Tòa án là xét xử, trong khi đó khởi tố vụ án hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm, thu thập chứng cứ đáng lẽ ra chỉ nên thuộc về cơ quan điều tra, VKS.
Thủ tục tố tụng tại phiên tòa chưa được thể hiện đầy đủ yêu cầu tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Bộ luật TTHS năm 2015, đã
30 0
quy định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, nhưng tại Điều 307 Bộ luật TTHS năm 2015 vẫn quy định trình tự hỏi: Chủ tọa phiên tịa hỏi trước, sau đó quyết định để thẩm phán, Hội thẩm nhân dân... làm cho KSV tham gia phiên tịa khơng chủ động tiến hành xét hỏi để bảo vệ cáo trạng.
Tại phiên tòa, KSV là người đại diện VKS vừa thực hiện quyền công tố nhà nước (bên buộc tội) vừa thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng (HĐXX), người tham gia tố tụng. Điều này là chưa phù họp với nguyên tắc tranh tụng, chồng chéo chức năng của các chủ thể, không đảm bảo sự bình đẳng giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội về địa vị pháp lý.
Thứ hai, các chủ thê trong quá trình tranh tụng chưa thê hiện được đầy đủ vai trị, ý thức và trách nhiệm của mình
Trong thực tiễn còn một số KSV, Thẩm phán còn mang nặng tính quyền lực Nhà nước, cho rằng mình là người nhân danh Nhà nước, đặt mình ở địa vị cao hơn so với người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, người bào chữa. Một số KSV tham gia phiên tòa nhưng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nên chuẩn bị hồ sơ còn sơ sài, chưa làm tốt việc ghi chép diễn biến tại phiên tòa cũng như đầu tư nâng cao kỹ năng xét hỏi, kỹ năng tranh tụng. Trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật và nhận thức về quyền tranh tụng của bị
31 1
can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cịn nhiều hạn chế. Nhiều người có tâm lý e ngại, chưa nhận thức được quyền tranh luận tại phiên tịa nên khơng dám đưa ra ý kiến tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình.
77n? /v/, cơ sở vật chat, che độ tiền lương và các chính sách chưa
đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động tranh tụng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành Tịa án nói chung và các Tịa án ở Đắk Lắk nói riêng phần lớn đã xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của cơng tác xét xử trong tình hình mới. Một số Tòa án quá chật hẹp, nhiều khi phải xử án tại phòng làm việc, xử án xong lại kê bàn ghế như cũ. Phịng xử như vậy khơng đảm bảo tính trang nghiêm của Tịa án; chỗ ngồi cho luật sư chật hẹp, khơng có phịng cách ly người làm chứng và các bên tham gia tố tụng, ảnh hưởng nhiều đến q trình tranh tụng tại phiên tịa. Bên cạnh đó, chế độ tiền lương và các chính sách khác đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên chưa cao, còn đánh đồng với công chức khác theo luật cán bộ, công chức nên chưa đảm bảo chăm lo tốt cho đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên để quyết tâm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực.